Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Xăng tiếp tục tăng giá từ 15h

Theo chỉ đạo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán lẻ các mặt hàng xăng khoáng được phép tăng 156 đồng một lít. Xăng E5 tăng 145 đồng trong khi các mặt hàng dầu hỏa, diesel cũng được bán giá cao hơn trước 99-133 đồng một lít. Riêng dầu madút tăng 4 đồng một kg.

Như vậy, sau khi điều chỉnh, giá xăng RON 92 không cao hơn 16.232 đồng một lít; xăng E5 không cao hơn 15.981 đồng một lít; dầu diesel không quá 12.255 đồng một lít. Dầu hoả là 10.886 đồng một lít và dầu madút được bán tối đa ở mức 9.343 đồng một kg.

* Tiếp tục cập nhật

Bộ Xây dựng đề nghị Khánh Hòa xét lại việc rút giấy phép Mường Thanh

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng - Phạm Gia Yên vừa có văn bản thừa lệnh Bộ trưởng gửi UBND tỉnh Khánh Hoà, đề nghị xem xét lại quyết định thu hồi giấy phép xây dựng Khách sạn Mường Thanh tại tỉnh này. 

Trước đó, Sở Xây dựng Khánh Hòa ra quyết định thu hồi giấy phép xây dựng và đình chỉ thi công công trình thuộc dự án dự án tổ hợp khách sạn, căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hoà của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên. Lý do là chủ đầu tư đã không chấp hành yêu cầu "không được xây dựng công trình vượt quá 40 tầng" của UBND tỉnh Khánh Hòa. Qua kiểm tra, cơ quan quản lý cho biết công trình này đang xây dựng ở tầng thứ 43.

Tuy nhiên, trong văn bản vừa ban hành, đại diện Bộ Xây dựng cho biết cơ quan này nhận được kiến nghị của chủ đầu tư xem xét việc thu hồi giấy phép nói trên. Doanh nghiệp cũng gửi kèm hồ sơ pháp lý công trình được phê duyệt lần gần đây nhất là năm 2015, với số tầng được cấp phép là 47, cùng với một tầng kỹ thuật áp mái. 

Qua xem xét hồ sơ và tài liệu do chủ đầu tư cung cấp, Thanh tra Bộ Xây dựng nhận định rằng việc kiến nghị của chủ đầu tư là có cơ sở. Theo đó, thừa lệnh Bộ trưởng Bộ xây dựng, cơ quan thanh tra đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà chỉ đạo Sở Xây dựng Khánh Hoà thực hiện đúng thủ tục pháp luật quy định về thu hồi giấy phép xây dựng, tránh khiếu kiện gay gắt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư. Cùng với đó, Sở phải thông báo kết quả về Thanh tra Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Vinacomin trả lãi vay 12 tỷ đồng mỗi ngày

Vinacomin vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016, với bức tranh kinh doanh khá ảm đạm. Doanh thu tập đoàn đạt hơn 33.500 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế (197,2 tỷ đồng) chỉ bằng một phần tư so với cùng kỳ 2015. Riêng lãi ròng của công ty mẹ là 155 tỷ, cũng giảm gần 5 lần.

vinacomin-tra-lai-vay-12-ty-dong-moi-ngay

Chi phí tăng quá cao khiến lợi nhuận của ngành than tuột dốc trong 6 tháng đầu năm 2016. Ảnh: TKV

Trên bảng cân đối kế toán, chi phí lãi vay của Vinacomin tăng mạnh lên gần 2.200 tỷ đồng, cao hơn 400 tỷ so với nửa đầu năm 2015 (riêng công ty mẹ tăng từ 1.303 tỷ lên 1.660 tỷ). Như vậy, "ông lớn" ngành than bình quân phải trả hơn 12 tỷ đồng tiền lãi vay mỗi ngày. 

Tổng nợ phải trả của Vinacomin cũng tăng gần 3.700 tỷ đồng lên trên 104.000 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn vọt lên hơn 41.000 tỷ đồng (tăng gần 4.000 tỷ). 

Thuế tài nguyên đối với mặt hàng than, khoáng sản tăng từ ngày 1/7 được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới sụt giảm đáng kể về lợi nhuận của Vinacomin. Lãnh đạo tập đoàn này từng tính toán, thuế tài nguyên tăng thêm 3-4% tuỳ loại, sẽ đẩy chi phí doanh nghiệp tăng khoảng 1.300-1.500 tỷ đồng một năm. Chi phí tăng làm lợi nhuận giảm. 

Tại hội nghị tổng kết diễn ra hồi đầu năm, lãnh đạo Vinacomin đặt ra mục tiêu sẽ đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận cho cả năm 2016.

Công ty Trung Quốc 'móc túi' 94.000 thuê bao di động Việt Nam

Sở Thông tin & Truyền thông thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả thanh tra đối với Văn phòng đại diện Sam Media Ltd tại Hà Nội, thuộc công ty cùng tên có trụ sở chính tại Hong Kong (Trung Quốc). Văn phòng này được lập để triển khai hoạt động hợp tác kinh doanh với 3 công ty tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động qua các đầu số tin nhắn ngắn.

Sau khi ký kết hợp đồng hợp tác, Sam Media đã hoạt động quảng cáo trúng thưởng máy điện thoại, máy tính bảng, thẻ điện thoại trên internet với phương thức quảng cáo sử dụng landing page (trang đích). Toàn bộ công đoạn quảng cáo từ khách hàng đến trang đích của công ty (có tên miền là vn-mozzi.biz/vn) được thực hiện với mô hình mạng quảng cáo. Việc mua - bán dịch vụ nói trên được thực hiện qua các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra cho biết đây là hành vi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. 

Trên trang này, các nội dung giới thiệu về dịch vụ, thông tin về giải thưởng, mã lệnh đăng ký... có kích thước và cỡ chữ rất lớn. Ngược lại, phần dưới chân màn hình là nội dung về thể lệ của chương trình khuyến mại, cách hủy dịch vụ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng và giá cước của dịch vụ lại được thể hiện với cỡ chữ nhỏ hơn nhiều so với phần trên.

Sở Thông tin & Truyền thông cho hay, thông qua phương thức tiếp cận khách hàng như trên, từ đầu năm 2013 đến tháng 3/2016, thuê bao của 4 nhà mạng viễn thông Viettel, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile đã phải chi trả với với tổng số tiền là 230,5 tỷ đồng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại thời điểm ngày 19/7 vừa qua là 93.735 khách hàng. 

"Trong đó có nhiều khách hàng khi được hỏi đều không biết mình đang sử dụng dịch vụ bị trừ tiền do Công ty Sam Media hợp tác với 3 công ty của Việt Nam cung cấp và cho rằng tin nhắn gửi từ các đầu số đến máy điện thoại của họ hàng ngày là các tin rác. Họ không biết đây là các tin nhắn dịch vụ mất tiền", báo cáo của Thanh tra Sở nhận định. 

Tuy "móc túi" khách hàng trăm tỷ đồng, song công ty này chỉ bị cơ quan quản lý xử phạt tổng cộng 55 triệu đồng dựa trên quy định tại các Nghị định đã được Chính phủ ban hành. 

PVV miễn nhiệm Chủ tịch 8X vừa bị bắt

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (Mã CK: PVV) đã có văn bản gửi tới Uỷ ban Chứng khoán về việc miễn nhiệm ông Trương Quốc Dũng. Hội đồng quản trị PVV đã thông qua việc xin từ nhiệm và rút khỏi Hội đồng quản trị của ông Trương Quốc Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị PVV từ ngày 16/9.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (Mã CK: PSI) cũng công bố thông tin về việc miễn nhiệm ông Dũng thôi giữ chức Uỷ viên Hội đồng quản trị từ ngày 14/9, chỉ một ngày trước khi ông Dũng bị cơ quan điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt giam do liên quan tới khoản thua lỗ 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đơn vị thành viên.

pvv-mien-nhiem-chu-tich-8x-vua-bi-bat

Ông Trương Quốc Dũng từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị trẻ nhất sàn chứng khoán năm 2011.

Bốn lãnh đạo đã bị bắt giam bao gồm: Vũ Đức Thuận - nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, hai nguyên Phó tổng giám đốc là Nguyễn Mạnh Tiến và Trương Quốc Dũng, cùng cựu Kế toán trưởng Phạm Tiến Đạt về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Công an cũng đã công bố quyết định truy nã trong nước và quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC do đã bỏ trốn; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Ông Trương Quốc Dũng sinh năm 1982, từng giữ vị trí Phó tổng giám đốc PVC từ năm 2011-2013, khi chỉ mới 29 tuổi. Năm 2011, ông Dũng đã đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị PVV, đồng thời cũng là vị Chủ tịch trẻ nhất trên sàn chứng khoán thời điểm đó.

Dưới thời Chủ tịch 8X trẻ nhất trên sàn chứng khoán, năm 2012, doanh thu của PVV giảm một nửa so với 2011, báo lỗ tới 50 tỷ đồng. Tình trạng này vẫn kéo dài sang năm 2013 với mức doanh thu chỉ đạt 200 tỷ đồng và số lỗ lên tới 100 tỷ. 

Sau 2 năm thoát lỗ với mức lợi nhuận khiêm tốn 3-4 tỷ đồng (năm 2014 - 2015), 6 tháng đầu năm 2016, PVV lại báo lỗ gần 19 tỷ đồng do chi phí lãi vay lớn. 

Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất châu Á

Đơn vị này cho biết, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc nhiều nhất đến từ các công ty bảo hiểm, chiếm 50%, tiếp theo là từ các tập đoàn (23%), chủ đầu tư (10%) và quỹ tài chính độc lập (9%). Số liệu cũng cho thấy Mỹ tiếp tục là thị trường mục tiêu cho nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của châu Á, chiếm 52% tổng vốn đầu tư. New York đã vượt qua London để trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu của châu Á trong nửa đầu năm nay.

Nguồn vốn châu Á cũng hoạt động mạnh mẽ trong khu vực này khi nhiều nhà đầu tư đã tìm cách đa dạng hóa các rủi ro của thị trường nội địa và thu về lợi nhuận cao hơn. Trong nửa đầu năm nay, các tập đoàn Trung Quốc đã tích cực hoàn tất các giao dịch trọng điểm tại Hong Kong và Nhật Bản trong khi các nhà đầu tư Singapore tiếp tục hoạt động sôi động tại thị trường Đông Nam Á.

Giám đốc cấp cao bộ phận Nghiên cứu CBRE châu Á Thái Bình Dương, Ada Choi nhận định: “Nguồn vốn châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, tiếp tục thể hiện mong muốn đầu tư mạnh mẽ vào thị trường quốc tế, nhất là các thành phố cửa ngõ thế giới, với Mỹ là thị trường mục tiêu nổi bật".

Cùng với sự phục hồi nền kinh tế và nền tảng bất động sản vững chắc của Mỹ, các nhà đầu tư châu Á đang chú trọng tận dụng nguồn tài sản tại đây. Những quan ngại về suy thoái tại thị trường trong nước đã khiến các nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm môi trường đầu tư an toàn hơn và đem lại nguồn lợi nhuận tiềm năng cao hơn.

trung-quoc-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-nhieu-nhat-chau-a

Mỹ là thị trường mục tiêu hàng đầu của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài có nguồn gốc từ châu Á. Ảnh: Tripadvisor.com

Bà Ada Choi cho biết, các công ty bảo hiểm Trung Quốc dẫn đầu trong việc đầu tư ra nước ngoài do họ liên tục tìm cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư nước ngoài của mình. Các tập đoàn và quỹ tài chính độc lập cũng hoạt động sôi nổi và giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư ra nước ngoài kể từ khi có lượng nguồn cung vốn đầu tư lớn tại Trung Quốc.

Nữ chuyên gia này cho biết thêm, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của châu Á sẽ tiếp tục phát triển trong nửa cuối năm 2016 khi vẫn còn một số giao dịch trọng điểm được kỳ vọng sẽ do các nhà đầu tư châu Á hoàn tất. Nguồn vốn từ Trung Quốc nói riêng vẫn sẽ hoạt động tích cực, tuy nhiên tăng trưởng sẽ ở mức độ ổn định chứ không tăng quá nhanh.

Cũng theo báo cáo của đơn vị này, văn phòng là loại hình tài sản được các nhà đầu tư châu Á ưa chuộng, chiếm 47% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, phân khúc khách sạn tiếp tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư Trung Quốc, trở thành loại tài sản được giao dịch nhiều thứ hai, chiếm 33% tổng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư châu Á nhiều kinh nghiệm cũng bắt đầu đầu tư vào các phân khúc khác như nhà ở sinh viên với 2 giao dịch lớn do nhà đầu tư Singapore hoàn tất trong nửa đầu năm 2016.

Bên cạnh các tài sản văn phòng, nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm những cơ hội sinh lời tại những khu vực thứ cấp hoặc phân khúc bất động sản "thay thế" như nhà ở sinh viên để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Báo cáo này cho biết, các giao dịch nước ngoài hàng đầu trong năm 2016 có hoạt động thu mua nhà ở sinh viên tại Anh và Mỹ.

Riêng đối với các nhà đầu tư châu Á đang mở rộng thị trường mới và chiến lược thị trường ngách xuất hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong việc thiết lập quan hệ hợp tác, liên doanh với các chủ đầu tư địa phương. Các nhà đầu tư đều quan tâm đến quy mô dự án, và nền tảng đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp địa phương là một cách hữu hiệu để đạt được thành công, nhất là khi chiến lược này đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu.

Nửa đầu năm 2016, nhiều nhà đầu tư châu Á đã chuyển sang rót vốn vào các giao dịch đầu tư nhằm nhanh chóng mở rộng phạm vi thị trường, tăng từ 29% trong năm trước lên 36% trong năm nay. 5 trong số 10 thương vụ đầu tư nước ngoài hàng đầu của châu Á là các giao dịch đầu tư. Ngoài ra, một số giao dịch lớn trị giá trên 500 triệu USD đã được hoàn tất trên thị trường, chiếm 45% tổng số giao dịch.

Vũ Lê

Giá xăng đứng trước áp lực tăng hôm nay

Ngày 20/9 là thời điểm công bố điều chỉnh giá xăng dầu của chu kỳ mới. Bảng giá thành phẩm tại thị trường Singapore được Bộ Công Thương cập nhật cho thấy, bình quân giá xăng RON 92 của chu kỳ này khoảng 55,6 USD mỗi thùng, tăng 1,6 % so với chu kỳ liền trước (54,7 USD một thùng). Có thời điểm, giá xăng đã tăng mạnh lên 57 USD một thùng.

Chia sẻ với VnExpress, nhiều doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết, những ngày giữa tháng 8, giá xăng có đi lên mạnh, sau đó có dấu hiệu hạ nhiệt những ngày gần đây. Giá xăng tại chu kỳ điều chỉnh mới, theo đó, vẫn đứng trước áp lực tăng khoảng 100-300 đồng. Tuy vậy, đây vẫn là mức không quá lớn để khỏa lấp nếu cơ quan điều hành cho phép tăng sử dụng quỹ bình ổn giá (vốn đang ở mức 300 đồng một lít), nên phương án không điều chỉnh giá vẫn có nhiều khả năng xảy ra. Ngược lại, giá dầu đang có cơ hội giảm khoảng 100-200 đồng một lít.

Trước đó, giá xăng đã được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày 5/9, sau 4 đợt giảm giá từ tháng 6/2016. Mỗi lít RON 92 đang được bán phổ biến ở giá 16.070 đồng. Xăng E5 cũng tăng 611 đồng, lên mức cao nhất 15.836 đồng một lít. Dầu diesel lên tối đa 12.388 một lít; dầu hỏa tăng 489 đồng một lít lên mức tối đa 10.985 đồng một lít.

Thi Hà

Giá vàng tăng nhẹ trước cuộc họp của Fed

gia-vang-tang-nhe-truoc-cuoc-hop-cua-fed

Giá vàng quốc tế tăng nhẹ. Ảnh: AFP.

Vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.314 USD mỗi ounce trong khi từng xuống mức thấp nhất từ đầu tháng 9 (1.306 USD vào cuối tuần trước). Tương tự, vàng kỳ hạn cũng tăng 0,6% lên 1.317,8 USD. Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế khoảng 35,4 triệu đồng trong khi thị trường vàng miếng SJC hôm qua chốt phiên ở 36,13-36,19 triệu đồng.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày vào hôm nay và dự kiến, một bản tuyên bố sẽ được đưa ra vào rạng sáng ngày kia. Lãi suất được dự đoán chưa thay đổi ngay trong cuộc họp chính sách này. Tuy nhiên, nhiều người cũng hiểu rằng, thông điệp cuối cùng được đưa ra sẽ mang đến lộ trình cụ thể và rõ nét về khả năng tăng lãi suất trong tháng 12.

Nếu lãi suất vẫn giữ nguyên, đồng đôla Mỹ sẽ chịu nhiều sức ép và đây được xem là cơ hội hấp dẫn để mua vàng. "Nhìn chung đồng đôla đang giảm một chút và hỗ trợ tốt cho kim loại quý, đặc biệt là vàng. Các dữ liệu kinh tế hiện nay cũng không quá tốt bởi vậy Fed chưa cần hành động ngay lập tức", chuyên gia Peter Fertig của Trung tâm nghiên cứu hàng hoá Quantitative nói.

Tuy nhiên, lợi tức trái phiếu lại đang tăng, điều này có thể khiến giá vàng không thể lên cao.

Về cầu, sau kỳ nghỉ lễ Trung thu, các nhà đầu tư vàng Trung Quốc đã gia nhập lại thị trường và giá vàng sẽ ở mức giá kỹ thuật khoảng 1.305 USD (mức trung bình trong 100 ngày vừa qua).

'Cơn bão vàng cho hàng Thụy Sĩ' tại Queen Watch

Chào đón mùa mua sắm năm nay, hệ thống cửa hàng đồng hồ chính hãng Queen Watch - đơn vị chuyên cung cấp các loại đồng hồ đeo tay, treo tường, đồng hồ tủ và để bàn của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới thực hiện chương trình ưu đãi đặc biệt. Với nhiều phân khúc giá khác nhau, hệ thống thực hiện chương trình khuyến mãi "Cơn bão vàng cho hàng Thụy Sĩ" nhằm mang đến cho khách hàng những chiếc đồng hồ như ý để làm quà cho người thân, bạn bè, đối tác...

polyad

Chào đón mùa mua sắm năm nay, hệ thống cửa hàng đồng hồ chính hãng Queen Watch đưa ra những ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Từ nay cho đến hết tháng 9, khi đến mua sắm tại hệ thống Queen Watch, khách hàng sẽ được giảm giá đến 49% khi mua các sản phẩm đồng hồ như Royal, Alain Frederic, Alex, Sweeder,Q&Q, Nobel, Louis, Casio, Pierre, Skagen , Caravelle...

Ngoài ra, Queen Watch còn dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng có thẻ Vip như giảm 5% trên tổng hóa đơn thanh toán khi mua đồng hồ cao cấp của các thương hiệu như: Longines, Movado, Tissot, Enicar, Bulova, Sultana, Seculus, Aidor, Technos, Continental, Nobel, Royal, Citizen, Seiko, Swistar, Hugo Boss...

polyad

Queen Watch dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng có thẻ VIP.

Đặc biệt, khách hàng còn được những ưu đãi khi mua đồng hồ lần thứ 2 và lần 3 như sau:

- Giảm đến 10% khi mua đồng hồ Longines, Movado, Tissot, Enicar, Bulova, Aidor, Technos khi mua lần thứ 2 và giảm thêm 15% khi mua lần thứ 3.
- Giảm 20% khi mua đồng hồ Sultana, Seculus, Continental, Nobel khi mua lần thứ 2 và giảm thêm 30% khi mua lần thứ 3.
- Giảm 15% khi mua đồng hồ Citizen, Seiko, Pierre, Kenneth Cole, D&G, Versur, HugoBoss, Skagen khi mua lần thứ 2 và giảm thêm 20% khi mua lần thứ 3.
- Giảm 20% khi mua đồng hồ Royal, Alain Frederic, Q&Q, Sweder, Swistar... lần thứ 2 và giảm thêm 30% khi mua lần thứ 3.

Không chỉ vậy, khách hàng còn được tặng một đồng hồ Royal hoặc Q&Q khi có hóa đơn từ 3 triệu đồng trở lên và được tặng một đồng hồ Pierre nữ hoặc Caravelle khi khách có hóa đơn từ 8 triệu đồng trở lên. Để biết thêm chi tiết, liên hệ: (08) 3 836 8133 hoặc truy cập queenwatch.vn.

(Nguồn: Queen Watch)

TOA 4 Seasons đồng hành cùng người Việt

Ngày 16/8 vừa qua, tập thể nhân viên Công ty sơn TOA Việt Nam đã làm lễ ra quân chiến dịch "Hãy để TOA 4 Seasons bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn và cho chính bạn". Sắc áo hồng yêu thương từ nhãn hàng TOA 4 Seasons đã phủ kín mọi tỉnh thành trên cả nước.

toa-4-seasons-xin-edit

Ông Udom Parichartwutthikul - Tổng giám đốc toàn quốc công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam trong lễ ra quân của chương trình.

Với phương châm "yêu thương là chia sẻ, yêu thương đẹp nhất khi xuất phát từ tâm", địa điểm được chọn đầu tiên chính là những ngôi chùa, nhà thờ. Không quá ồn ào náo nhiệt, những người khoác trên mình những chiếc áo hồng yêu thương - đại diện nhãn hàng TOA 4 Seasons gửi tặng khách những món quà nhỏ là những chai nước suối, chiếc quạt phe phẩy làm dịu lòng người, hay những chiếc áo mưa, chiếc ô kịp thời khi trời đổi tiết. 

toa-4-seasons-xin-edit-1

TOA 4 Seasons chia sẻ giúp đỡ các phật tử tại chùa Thiền Viện Trúc Lâm, Cần Thơ.

Ngoài chùa, nhà thờ, địa điểm được TOA 4 Seasons quan tâm thứ hai là chợ, công viên giải trí vào các ngày cuối tuần. Đây là lúc mọi người sum vầy hạnh phúc, các mẹ, các chị thường đi chợ tìm mua những thứ ngon nhất cho gia đình thân yêu đồng thời là dịp để mọi người thoải mái vui chơi sau một tuần làm việc vất vả. Thấu hiểu điều đó, nhãn hàng TOA 4 Seasons mong muốn mang những món quà nhỏ bé của mình, giúp đỡ được nhiều người hơn.

toa-4-seasons-xin-edit-2

TOA 4 Seasons phát quà tại chợ Hàn Đà Nẵng.

Không chỉ vậy, "đội quân" màu hồng của TOA 4 Seasons còn di chuyển đến những công viên giải trí để lan tỏa yêu thương đến mọi người. Nhãn hàng luôn tâm niệm, nơi nào có TOA 4 Seasons nơi đó có sự yêu thương, chia sẻ và hạnh phúc. 

(Nguồn: TOA 4 Seasons)

Nỗi lo tăng trưởng kinh tế khi ngân hàng lại thừa tiền

Các ngân hàng thương mại đang rất dư thừa tiền mặt, biểu hiện thấy rõ là hàng loạt các lãi suất đồng loạt giảm. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đang ở vùng thấp nhất trong lịch sử là 0,4-0,5% (cùng kỳ 2015 lãi suất là 3-4%). Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,4% (cùng kỳ là 3,5%). Lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ ở các kỳ hạn 5 năm giảm mạnh xuống còn 5,79%, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2015.

Lãi suất giảm mạnh nhưng nhu cầu mua từ các ngân hàng vẫn rất lớn. Với tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tốc độ phát hành trong tháng 8 đã tăng gấp đôi tháng 7 và chỉ trong 3 tháng nhà điều hành đã rút khỏi lưu thông 64.000 tỷ đồng. Với trái phiếu Chính phủ, tổng giá trị phát hành đến ngày 14/9 đạt 211,5 triệu tỷ, cao hơn giá trị phát hành trong cả năm của tất cả các năm trước.

ngan-hang-thua-tien-va-noi-lo-tang-truong-kinh-te

Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm thấp hơn nhiều so với tăng trưởng cung tiền M2 và huy động. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Hiện tượng “thừa tiền” không phải là mới mà đã xảy ra trong năm 2013, 2014 và đầu năm 2015. Một nguyên nhân cơ bản đó là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng. Tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 9,67% trong khi tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tổng huy động lần lượt đạt 10,5% và 11%. Tương tự, lượng giá trị tín dụng tăng thêm trong 8 tháng đầu năm cũng thấp hơn nhiều so với hai chỉ số kia.

Đằng sau còn có nguyên nhân lớn hơn, đó là kinh tế tăng trưởng chậm, kéo theo hai hệ quả có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. Một là nhu cầu tín dụng giảm, hai là xuất siêu. Nhờ xuất siêu, Việt Nam có thặng dư cán cân tổng thể lớn hơn và Ngân hàng Nhà nước đã dùng VND để mua ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối. Tính từ đầu năm, nhà điều hành đã mua vào xấp xỉ 10 tỷ USD, tương ứng “bơm” ra một lượng tiền VND là 230.000 tỷ. Điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2013 và 2014. Còn vào năm 2015 khi kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, Việt Nam quay lại nhập siêu và Ngân hàng Nhà nước đã phải bán 6 tỷ USD từ dự trữ để ổn định thị trường ngoại hối.

Với việc kinh tế tăng trưởng chậm - nguyên nhân sâu xa của hiện tượng thừa tiền mặt, niềm vui cho sự ổn định trên thị trường tiền tệ khó có thể lớn bằng nỗi lo về tăng trưởng chậm mà trên hết là đời sống của hàng triệu người dân. Ngoài ra, trạng thái dư thừa này cũng khá mong manh do Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa thấp. Khi kinh tế tăng trưởng cao, chắc chắn nhập siêu sẽ quay trở lại dẫn đến cung tiền qua mua ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối giảm.

Một câu hỏi đặt ra ở thời điểm này là khi nào Việt Nam có lại tăng trưởng cao. Năm 2015, tức là sau 3 năm tăng trưởng thấp, Việt Nam đã cố gắng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng bằng nới lỏng cả tiền tệ và tài khóa. Tuy nhiên chỉ một năm sau, tăng trưởng lại rớt mạnh. Nếu lại vội vàng kích thích thì rất có thể sẽ rơi vào vòng xoáy nhập siêu, tỷ giá, lạm phát để rồi lại mất nhiều năm sau đó để sửa chữa. Một hướng đi “vẹn toàn” cho tình thế hiện tại đó là bán tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài. Một mặt ngân sách có ngay một nguồn tiền lớn để tái đầu tư cho các dự án mới, một mặt dự trữ ngoại hối có thêm ngoại tệ, giúp ổn định tiền tệ. Vấn đề còn lại là phải sử dụng đồng tiền thu về một cách hiệu quả nhất.

Nguyễn Đức Hùng Linh

Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư Khách hàng cá nhân
Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Việt Nam nhập 1,4 triệu tấn than từ Trung Quốc

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, đạt giá trị kim ngạch hơn 600 triệu USD trong 8 tháng đầu năm. Trước đó, cả năm 2015, Việt Nam chỉ phải nhập 500.000 tấn về phục vụ nhu cầu trong nước.

Về thị trường, Nga vẫn là thị trường nhập than nhiều nhất của Việt Nam, với 2,8 triệu tấn, kế đến là Indonesia 1,8 triệu tấn và Trung Quốc 1,4 triệu tấn. Dù là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhưng giá than nhập từ Nga khá thấp, khoảng 63 USD một tấn. Trong khi đó, giá mỗi tấn than nhập từ Trung Quốc lên tới 71 USD.

viet-nam-nhap-1-4-trieu-tan-than-tu-trung-quoc

8 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã nhập 9,7 triệu tấn than.

Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, triển vọng đến 2030 vừa được Bộ Công Thương công bố tháng trước, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của quy hoạch khoảng 47-50 triệu tấn vào năm 2020; 51-54 triệu tấn vào năm 2025 và 55-57 triệu tấn vào năm 2030. Lãnh đạo Bộ Công Thương dự báo, với trữ lượng than hiện tại, Việt Nam còn có thể khai thác than thêm vài trăm năm nữa. Riêng bể than Đông Bắc còn có thể khai thác thêm 40-50 năm.

Trong khi nhu cầu than tiêu thụ trong nước sẽ gấp đôi so với sản lượng sản xuất trong nước, khoảng 112,3 triệu tấn vào năm 2020 và tăng lên 220,3 triệu vào 2030.

Do đó, nhu cầu nhập khẩu than dành cho sản xuất của các nhà máy nhiệt điện, luyện gang thép, xi măng… sẽ ngày càng tăng. Riêng như Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), dự kiến đến năm 2020 sẽ phải nhập than 20-30 triệu tấn để phục vụ các nhà máy điện.

Người giàu Hong Kong cũng phải đi thuê nhà

Trương Trí Lâm và Viên Vịnh Nghi là cặp vợ chồng diễn viên nổi tiếng của Hong Kong (Trung Quốc). Họ đã xuất hiện trong nhiều bộ phim, chương trình truyền hình và được yêu thích vì hình ảnh gia đình hạnh phúc, chuẩn mực trong giới nghệ sĩ. Dĩ nhiên, thu nhập của cả hai cũng thuộc hàng top.

Tuy nhiên, từ nhiều năm trước, họ đã quyết định không bao giờ mua nhà để ở. Lý do rất đơn giản: Giá nhà tại Hong Kong quá cao và quá bất hợp lý. Vì thế, cứ vài năm, họ đã chuyển chỗ ở một lần, sang một căn hộ xa xỉ khác. Trương Trí Lâm còn từng nói: "Với số tiền cần bỏ ra để mua một căn nhà, tôi có thể thuê đến năm 130 tuổi ấy chứ".

Cả hai kiếm được hàng chục triệu đôla một năm và có thể mua bất kỳ căn nhà xa xỉ nào họ thích, nhưng họ vẫn thích đi thuê. Và những căn họ thuê cũng xa xỉ hơn nhiều so với người thường. Đây là dấu hiệu cho thấy sự vô lý trong thị trường bất động sản tại đây.

nguoi-giau-hong-kong-cung-phai-di-thue-nha

Vợ chồng Viên Vịnh Nghi và Trương Trí Lâm vẫn ở nhà thuê. Ảnh: SCMP

Gần đây nhất, việc công ty bất động sản Cheung Kong Property Holdings của tỷ phú Li Ka-shing lần đầu tiên sau 4 năm mua một mảnh đất của chính quyền đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Hãng này đã chi 1,9 tỷ đôla Hong Kong - cao hơn 33% giá thị trường để giành được mảnh đất ở New Territories - nơi nổi tiếng với các tòa chung cư xa xỉ.

Một số coi đây là động thái chính trị, ám chỉ việc ông Li đã quay lại Hong Kong. Do những năm gần đây, tài phiệt này bị nghi ngờ đã từ bỏ thị trường Hong Kong và Trung Quốc để chuyển sang đầu tư quốc tế. Ông vẫn liên tiếp phủ nhận việc này.

Những người khác thì coi việc này chẳng có ý nghĩa gì hơn là nhu cầu tự nhiên của một hãng địa ốc lớn, muốn mở rộng tài sản của mình.

Trên thực tế, bất kỳ quyết định nào từ Li và đế chế của ông cũng gây ra phản ứng trái chiều. Nhưng Li dù sao vẫn được coi là người thông minh và có tầm nhìn. Vì thế, dù một số tỏ ra vui mừng khi Cheung Kong quay lại thị trường quê nhà, số khác lại chỉ thấy đây là dấu hiệu giá bất động sản những năm tới còn tăng, đặc biệt là phân khúc xa xỉ.

Một trong những chủ đề bàn tán chính tại Hong Kong suốt tuần qua là nguồn cung đất và nhà ở để đáp ứng nhu cầu cá nhân và công cộng. Cơn sốt mua sắm trên thị trường bất động sản tư nhân vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Còn chính quyền thì đang chịu sức ép giải thích vì sao một dự án nhà ở công cộng khổng lồ tại Yuen Long lại bị trì hoãn và giảm quy mô.

Giá nhà tại Hong Kong luôn thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới. Sau khi giảm 13% giai đoạn tháng 9/2015 đến tháng 3/2016, giá tăng trở lại vài tháng gần đây, với khối lượng giao dịch bất động sản tháng 8 lên cao nhất trong 14 tháng. Dù vậy, trong tháng 9, thị trường hạ nhiệt phần nào, kéo giá xuống thấp hơn 6% so với mức đỉnh năm ngoái, theo Centaline Property Agency.

Hà Thu (theo SCMP)

120.000 đôla cho tour du thuyền đi Bắc Cực ngắm gấu

Những người nên tránh xa thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng sẽ tiết kiệm khá nhiều về mặt kinh tế với những người biết cách quản lý chi tiêu và tận dụng các ưu đãi của nó. Ngược lại, nếu có đặc điểm dưới đây, bạn lại nên tránh xa nó.

Châu Á thành điểm đến cho công ty giao hàng quốc tế

chau-a-thanh-diem-den-cho-cong-ty-giao-hang-quoc-te

Công ty giao hàng phương Tây đang nhận thấy cơ hội tăng trưởng tại thị trường châu Á.

Ông Nando Casarone, CEO của UPS cho hay, thương mại điện tử tăng trưởng và lượng người dùng lựa chọn mua hàng từ nước ngoài ngày càng tăng đã tạo ra bước ngoặt trong xu hướng giao hàng không biên giới.

Mối quan hệ vận tải hàng hóa giữa châu Á - châu Âu đang trong giai đoạn rực rỡ nhờ có thương mại điện tử. Lâu nay, châu Á vẫn được xem là công xưởng sản xuất rất nhiều mặt hàng để xuất đi toàn cầu. Nhưng mọi chuyện bắt đầu khác khi người châu Á chi tiêu mạnh tay để mua và vận chuyển hàng về các sản phẩm từ các thương hiệu châu Âu.

"Năng lực chi tiêu tiếp tục nâng cao tại châu Á và người châu Âu dường như hứng thú với việc bán hàng sang thị trường này. Trước đây, hàng châu Á được vận chuyển sang bán cho châu Âu, nhưng cán cân này đang dần thay đổi", ông Nando nhận xét.

Thương mại điện tử đang trở thành một món hời cho các công ty giao hàng toàn cầu nhờ ngày càng nhiều khách hàng tìm kiếm phương thức nhận sản phẩm vốn trước đây phải ra tận cửa hàng để mua. Do đó, UPS đặc biệt chú tâm tới châu Á, nơi có lượng dân mua sắm trực tuyến phát triển nhanh chóng, nhiều người mua sản phẩm từ nước ngoài, mà đa phần là mặt hàng công nghệ hoặc có giá trị cao.

Theo dữ liệu do Ecommerce Foundation (một tổ chức phi lợi nhận quốc tế) khảo sát năm 2015, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới (44,3%). Kéo theo đó là nhu cầu giao hàng tăng trưởng hàng năm cao nhất.

Để chuẩn bị cho nhu cầu giao hàng tăng nhanh chóng tại đây, UPS mở rộng đầu tư và công nghệ tại chỗ nhằm nâng cấp dịch vụ tại đây cho tương xứng với hoạt động tại Mỹ và châu Âu. Các biện pháp này nhằm cải thiện thời gian giao từ nhà cung cấp tới người mua, đồng thời đầu tư thêm vào các giải pháp vận chuyển những mặt hàng nhạy cảm như y tế. Theo Reuters, hãng này còn lên kế hoạch mở một cơ sở in 3D tại Singapore và Nhật Bản, mở rộng danh sách dịch vụ đang cung ứng của mình.

Mỗi tối, chiếc Boeing 747, máy bay lớn nhất trong phi đội của UPS đều đặn cất cánh từ kho tập kết tại châu Âu, mang theo những thùng hàng đến châu Á và số chuyến bay được đại diện UPS xác nhận đang "tăng lên đáng kể". Để đáp ứng được nhu cầu giao vận ngày càng tăng, UPS Hàn Quốc đã phải mở rộng kho tập kết tại sân bay quốc tế Incheon thêm 60% diện tích so với năm 2014, đạt 9.000m2.

Hải Khanh

Bộ trưởng Công Thương: Tôi từng bị đe doạ, mua chuộc khi xử lý đa cấp lừa đảo

Chia sẻ này được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Chỉ thị 02 về tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện có nhiều hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng để lừa đảo như huy động tài chính qua tiền ảo… Với quy mô số người tham gia bán hàng đa cấp lên tới 1,2 triệu người vào cuối năm 2015, dù không phải công ty đa cấp nào cũng vi phạm nhưng nếu đổ vỡ thì tác động tới xã hội là khôn lường.

“Trong quá trình kiểm tra, xử lý những hành vi lừa đảo, bán hàng đa cấp biến tướng, bản thân tôi, đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực bán hàng đa cấp và các cán bộ quản lý liên quan… đã nhận được không ít tin nhắn, cuộc gọi đe doạ, mua chuộc”, Bộ trưởng kể.

bo-truong-cong-thuong-toi-tung-bi-de-doa-mua-chuoc-khi-xu-ly-da-cap-lua-dao

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định chính sách quản lý bán hàng đa cấp thời gian tới sẽ được siết chặt. Ảnh: Hoài Thu

Ông cho rằng, với hình thức biến tướng bán hàng đa cấp ngày càng tinh vi, nếu không kịp thời nghe ý kiến từ dư luận, xã hội, tăng cường biện pháp quản lý thì chắc chắn nguy cơ rất lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, gây bất ổn xã hội.

Báo cáo tổng kết 6 tháng, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, tổng doanh thu của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp nửa đầu năm 2016 đạt 4.000 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 tỷ; doanh thu khối doanh nghiệp trong nước 2.200 tỷ đồng (55% thị phần).

Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp còn khoảng 500.000 người, giảm hơn một nửa so với gần 1,2 triệu người năm 2015. Tổng hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác đã chi trả cho người tham gia trong 6 tháng đầu năm trên 711 tỷ đồng. Cục đã điều tra, xử phạt 36 doanh nghiệp với số tiền xử phạt gần 6,5 tỷ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với 9 doanh nghiệp. Hiện chỉ còn 50 doanh nghiệp bán hàng đa cấp, giảm 17 doanh nghiệp so với 2015.

Điểm lại những hoạt động biến tướng trong bán hàng đa cấp, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường nhìn nhận, quy định doanh nghiệp không cần có chi nhánh tại địa phương đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý thị trường trong giám sát, kiểm tra.

“Mỗi công ty đặt nhiều chi nhánh như những “chân rết bạch tuộc” ở các địa phương, nên cũng là khó khăn cho cơ quan quản lý. Nhiều trường hợp cán bộ thị trường không thể xác định được địa điểm kinh doanh tại địa phương, không liên lạc được với người đại diện ở địa phương”, ông Tín trăn trở.

Ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa, Thiên Huế nêu thực tế, ở Huế người mua hàng đa cấp lâu nay chủ yếu là sinh viên, người lao động, cán bộ về hưu... Quan hệ mua bán đa cấp cũng rất chằng chịt, biến tướng tinh vi nhưng văn bản quản lý của Bộ Công Thương không điều chỉnh kịp với thực tế phát sinh hoạt động này.

Ông kể, mỗi lần có thông tin báo sắp có hội nghị về bán hàng đa cấp được tổ chức ở Huế, bản thân ông rất lo. “Doanh thu thống kê chỉ là phần bề nổi, chứ phần chìm biến tướng thì không thể thống kê hết. Địa phương nhiều khi rất muốn kiểm tra những hội thảo bán hàng đa cấp nghi ngờ có vấn đề nhưng không có thẩm quyền. Người tham gia vào mạng lưới đa cấp nếu bị thua thiệt cũng không dám tố cáo, ngược lại họ tìm cách lôi kéo những người khác vào mạng lưới để tìm cách thu lại khoản tiền đã mất. Đây là vấn đề nhức nhối”, ông Nguyễn Thanh trăn trở.

Thừa nhận sau 2 năm triển khai Nghị định số 42 quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã bộc lộ một số bất cập, ông Trịnh Anh Tuấn cho rằng, biến tướng trong kinh doanh đa cấp ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

“Các mức xử phạt quy định tại Nghị định 42 chưa đủ sức răn đe. Do vậy, Nghị định sửa đổi đang được các đơn vị chức năng Bộ Công Thương soạn thảo theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, siết chặt hơn nữa các hoạt động bán hàng đa cấp theo hướng bảo vệ đại đa số những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thông tin.

Hướng sửa Nghị định 42, Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên – Huế đề xuất, quản lý bán hàng đa cấp phải bổ sung chế tài, hành lang pháp lý theo hướng trao công cụ quản lý chứ không chỉ trao "gậy" cho địa phương trong giám sát, kiểm tra bán hàng đa cấp.

Còn ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM thì cho rằng, số tiền phạt hiện rất nhỏ so với khoản tiền thu lợi bất chính mà doanh nghiệp kinh doanh đa cấp thu được, do đó xử phạt chỉ là một khía cạnh. Nhà nước phải xây dựng khung chính sách để doanh nghiệp làm ăn chân chính được hưởng lợi, doanh nghiệp trục lợi thì không có cơ để lách.

“Sửa Nghị định 42 phải thu hẹp số lượng đối tượng bán hàng đa cấp, không nên nặng về tiền kiểm, mà cần tăng cường hậu kiểm; cũng như đưa ra cơ chế phối hợp để rõ trách nhiệm từng cơ quan quản lý... Phải làm sao để cho doanh nghiệp không thể thực hiện được nếu không làm đúng cam kết, bởi nếu không sẽ bó chân cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Nhung kiến nghị.

Nhìn về tổng thể quản lý Nhà nước trong bán hàng đa cấp trước và sau Chỉ thị 02, Bộ trưởng Tuấn Anh thẳng thắn, sau hội nghị sơ kết này Bộ Công Thương sẽ bắt tay vào tiếp tục hoàn thiện thể chế, đề xuất với Chính phủ những giải pháp quản lý siết chặt bán hàng đa cấp. Bộ trưởng cũng yêu cầu, trong thời gian sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý, Cục Quản lý cạnh tranh cần hạn chế cấp phép mới bán hàng đa cấp.

Nhiều sai phạm của Thiên Ngọc Minh Uy

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương An Giang cho biết, qua kiểm tra, thời gian qua địa phương phát hiện nhiều vi phạm của Thiên Ngọc Minh Uy, như 375 người của đại lý thuộc công ty này không có hợp đồng, không có thẻ thành viên, không được đào tạo nhưng vẫn tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp. Đại diện Thiên Ngọc Minh Uy cũng thừa nhận có 3 vi phạm trong việc kinh doanh đa cấp tại địa bàn tỉnh An Giang. Các đại lý của công ty này cũng ký hợp đồng không theo quy định.

“Chúng tôi phát hiện một đại lý ở Long Xuyên của Thiên Ngọc Minh Uy kinh doanh hàng nhập lậu với giá trị 24,7 triệu đồng. Chúng tôi cũng xử phạt 9 triệu đồng vì không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, không tập huấn cho người bán hàng đa cấp và kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đại lý của Thiên Ngọc Minh Uy ở Bình Chánh (TP HCM) cũng bị phạt 15 triệu đồng vì kinh doanh đa cấp lậu", đại diện Sở Công Thương An Giang nói.

Bộ Công Thương không cấp phép cho Formosa nhập 160 tấn bùn từ Trung Quốc

Chiều tối 19/9, Bộ Công thương đã phát đi thông tin khẳng định "không cấp phép nhập khẩu lô hàng trên cho Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh".

Cơ quan này cũng thông tin, Bộ đã thành lập Tổ công tác phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc lấy mẫu để xác định chính xác chủng loại, tính chất... của lô hàng trên.

bo-cong-thuong-khong-cap-phep-cho-formosa-nhap-160-tan-bun-tu-trung-quoc

Nhà chức trách Hà Tĩnh kiểm tra số bùn do Formosa nhập khẩu về từ Trung Quốc. Ảnh: Đức Hùng

Cách đây 4 ngày, một tàu chở 160 tấn bùn chịu nhiệt cho Công ty Formosa Hà Tĩnh từ Hong Kong (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh). Lực lượng liên ngành gồm công an, hải quan, công thương... đã tiến hành kiểm tra lô hàng trên. Kết quả kiểm tra ban đầu của đoàn công tác liên ngành ghi nhận, 160 tấn bùn được Formosa nhập từ Trung Quốc là dạng bùn cacbon và bauxite bột nhôm, được nhập về phục vụ cho quy trình vận hành chuyển gang hoá lỏng và xây dựng một số hạng mục công trình dự án.

Theo ông Nguyễn Đình Bình, Phó chi cục Hải quan Vũng Áng (Cục Hải quan Hà Tĩnh), số bùn trên của Formosa đã được Bộ Xây dựng xác nhận là mặt hàng vật liệu chịu lửa được nhập khẩu. Ngày 11/9, Chi cục Hải quan Vũng Áng đã tiếp nhận và thông quan lô hàng. Mặt hàng này hiện trong nước chưa sản xuất được.

"Đây không phải là hàng cấm, hàng kiểm tra nhà nước về chuyên ngành. Nó là loại hàng thông thường, nằm trong danh mục được miễn thuế", ông Bình nói.

Tuy nhiên, thời gian qua Formosa Hà Tĩnh có vấn đề liên quan đến xả thải, gây ô nhiễm môi trường nên cơ quan chức năng vẫn kiểm tra, lấy mẫu phân tích để đảm bảo an toàn.

Bộ trưởng Công Thương: 'Tôi từng nhận được tin nhắn đe doạ, mua chuộc khi xử lý đa cấp lừa đảo'

Chia sẻ này được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Chỉ thị 02 về tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện có nhiều hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng để lừa đảo như huy động tài chính qua tiền ảo… Với quy mô số người tham gia bán hàng đa cấp lên tới 1,2 triệu người vào cuối năm 2015, dù không phải công ty đa cấp nào cũng vi phạm nhưng nếu đổ vỡ thì tác động tới xã hội là khôn lường.

“Trong quá trình kiểm tra, xử lý những hành vi lừa đảo, bán hàng đa cấp biến tướng, bản thân tôi, đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực bán hàng đa cấp và các cán bộ quản lý liên quan… đã nhận được không ít tin nhắn, cuộc gọi đe doạ, mua chuộc”, Bộ trưởng kể.

bo-truong-cong-thuong-toi-tung-nhan-duoc-tin-nhan-de-doa-mua-chuoc-khi-xu-ly-da-cap-lua-dao

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định chính sách quản lý bán hàng đa cấp thời gian tới sẽ được siết chặt. Ảnh: Hoài Thu

Ông cho rằng, với hình thức biến tướng bán hàng đa cấp ngày càng tinh vi, nếu không kịp thời nghe ý kiến từ dư luận, xã hội, tăng cường biện pháp quản lý thì chắc chắn nguy cơ rất lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, gây bất ổn xã hội.

Báo cáo tổng kết 6 tháng, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, tổng doanh thu của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp nửa đầu năm 2016 đạt 4.000 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 tỷ; doanh thu khối doanh nghiệp trong nước 2.200 tỷ đồng (55% thị phần).

Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp còn khoảng 500.000 người, giảm hơn một nửa so với gần 1,2 triệu người năm 2015. Tổng hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác đã chi trả cho người tham gia trong 6 tháng đầu năm trên 711 tỷ đồng. Cục đã điều tra, xử phạt 36 doanh nghiệp với số tiền xử phạt gần 6,5 tỷ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với 9 doanh nghiệp. Hiện chỉ còn 50 doanh nghiệp bán hàng đa cấp, giảm 17 doanh nghiệp so với 2015.

Điểm lại những hoạt động biến tướng trong bán hàng đa cấp, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường nhìn nhận, quy định doanh nghiệp không cần có chi nhánh tại địa phương đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý thị trường trong giám sát, kiểm tra.

“Mỗi công ty đặt nhiều chi nhánh như những “chân rết bạch tuộc” ở các địa phương, nên cũng là khó khăn cho cơ quan quản lý. Nhiều trường hợp cán bộ thị trường không thể xác định được địa điểm kinh doanh tại địa phương, không liên lạc được với người đại diện ở địa phương”, ông Tín trăn trở.

Ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa, Thiên Huế nêu thực tế, ở Huế người mua hàng đa cấp lâu nay chủ yếu là sinh viên, người lao động, cán bộ về hưu... Quan hệ mua bán đa cấp cũng rất chằng chịt, biến tướng tinh vi nhưng văn bản quản lý của Bộ Công Thương không điều chỉnh kịp với thực tế phát sinh hoạt động này.

Ông kể, mỗi lần có thông tin báo sắp có hội nghị về bán hàng đa cấp được tổ chức ở Huế, bản thân ông rất lo. “Doanh thu thống kê chỉ là phần bề nổi, chứ phần chìm biến tướng thì không thể thống kê hết. Địa phương nhiều khi rất muốn kiểm tra những hội thảo bán hàng đa cấp nghi ngờ có vấn đề nhưng không có thẩm quyền. Người tham gia vào mạng lưới đa cấp nếu bị thua thiệt cũng không dám tố cáo, ngược lại họ tìm cách lôi kéo những người khác vào mạng lưới để tìm cách thu lại khoản tiền đã mất. Đây là vấn đề nhức nhối”, ông Nguyễn Thanh trăn trở.

Thừa nhận sau 2 năm triển khai Nghị định số 42 quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã bộc lộ một số bất cập, ông Trịnh Anh Tuấn cho rằng, biến tướng trong kinh doanh đa cấp ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

“Các mức xử phạt quy định tại Nghị định 42 chưa đủ sức răn đe. Do vậy, Nghị định sửa đổi đang được các đơn vị chức năng Bộ Công Thương soạn thảo theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, siết chặt hơn nữa các hoạt động bán hàng đa cấp theo hướng bảo vệ đại đa số những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thông tin.

Hướng sửa Nghị định 42, Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên – Huế đề xuất, quản lý bán hàng đa cấp phải bổ sung chế tài, hành lang pháp lý theo hướng trao công cụ quản lý chứ không chỉ trao "gậy" cho địa phương trong giám sát, kiểm tra bán hàng đa cấp.

Còn ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM thì cho rằng, số tiền phạt hiện rất nhỏ so với khoản tiền thu lợi bất chính mà doanh nghiệp kinh doanh đa cấp thu được, do đó xử phạt chỉ là một khía cạnh. Nhà nước phải xây dựng khung chính sách để doanh nghiệp làm ăn chân chính được hưởng lợi, doanh nghiệp trục lợi thì không có cơ để lách.

“Sửa Nghị định 42 phải thu hẹp số lượng đối tượng bán hàng đa cấp, không nên nặng về tiền kiểm, mà cần tăng cường hậu kiểm; cũng như đưa ra cơ chế phối hợp để rõ trách nhiệm từng cơ quan quản lý... Phải làm sao để cho doanh nghiệp không thể thực hiện được nếu không làm đúng cam kết, bởi nếu không sẽ bó chân cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Nhung kiến nghị.

Nhìn về tổng thể quản lý Nhà nước trong bán hàng đa cấp trước và sau Chỉ thị 02, Bộ trưởng Tuấn Anh thẳng thắn, sau hội nghị sơ kết này Bộ Công Thương sẽ bắt tay vào tiếp tục hoàn thiện thể chế, đề xuất với Chính phủ những giải pháp quản lý siết chặt bán hàng đa cấp. Bộ trưởng cũng yêu cầu, trong thời gian sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý, Cục Quản lý cạnh tranh cần hạn chế cấp phép mới bán hàng đa cấp.

Nhiều sai phạm của Thiên Ngọc Minh Uy

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương An Giang cho biết, qua kiểm tra, thời gian qua địa phương phát hiện nhiều vi phạm của Thiên Ngọc Minh Uy, như 375 người của đại lý thuộc công ty này không có hợp đồng, không có thẻ thành viên, không được đào tạo nhưng vẫn tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp. Đại diện Thiên Ngọc Minh Uy cũng thừa nhận có 3 vi phạm trong việc kinh doanh đa cấp tại địa bàn tỉnh An Giang. Các đại lý của công ty này cũng ký hợp đồng không theo quy định.

“Chúng tôi phát hiện một đại lý ở Long Xuyên của Thiên Ngọc Minh Uy kinh doanh hàng nhập lậu với giá trị 24,7 triệu đồng. Chúng tôi cũng xử phạt 9 triệu đồng vì không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, không tập huấn cho người bán hàng đa cấp và kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đại lý của Thiên Ngọc Minh Uy ở Bình Chánh (TP HCM) cũng bị phạt 15 triệu đồng vì kinh doanh đa cấp lậu", đại diện Sở Công Thương An Giang nói.

Giá xăng đứng trước áp lực tăng vào ngày mai

Ngày mai (20/9) sẽ là thời điểm công bố điều chỉnh giá xăng dầu của chu kỳ mới. Bảng giá thành phẩm tại thị trường Singapore được Bộ Công Thương cập nhật cho thấy, bình quân giá xăng RON 92 của chu kỳ này khoảng 55,6 USD mỗi thùng, tăng 1,6 % so với chu kỳ liền trước (54,7 USD một thùng). Có thời điểm, giá xăng đã tăng mạnh lên 57 USD một thùng.

Chia sẻ với VnExpress, nhiều doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết, những ngày giữa tháng 8, giá xăng có đi lên mạnh, sau đó có dấu hiệu hạ nhiệt những ngày gần đây. Giá xăng tại chu kỳ điều chỉnh mới, theo đó, vẫn đứng trước áp lực tăng khoảng 100-300 đồng. Tuy vậy, đây vẫn là mức không quá lớn để khỏa lấp nếu cơ quan điều hành cho phép tăng sử dụng quỹ bình ổn giá (vốn đang ở mức 300 đồng một lít), nên phương án không điều chỉnh giá vẫn có nhiều khả năng xảy ra. Ngược lại, giá dầu đang có cơ hội giảm khoảng 100-200 đồng một lít.

Trước đó, giá xăng đã được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày 5/9, sau 4 đợt giảm giá từ tháng 6/2016. Mỗi lít RON 92 đang được bán phổ biến ở giá 16.070 đồng. Xăng E5 cũng tăng 611 đồng, lên mức cao nhất 15.836 đồng một lít. Dầu diesel lên tối đa 12.388 một lít; dầu hỏa tăng 489 đồng một lít lên mức tối đa 10.985 đồng một lít.

Thi Hà

Reuters: SCIC bán 10% vốn Vinamilk trong đợt đầu

Credit Suisse, HSBC, J.P. Morgan Chase, Nomura Holdings và hãng tư vấn Rothschild sẽ là những đơn vị hỗ trợ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong đợt thoái vốn đầu tiên tại Vinamilk.

SCIC hiện nắm 44,7% cổ phần Vinamilk. Họ dự định bán 10% trước, trị giá khoảng 900 triệu USD theo giá thị trường hiện tại. Phần còn lại sẽ được bán dần sau đó, nguồn tin của Reuters cho biết. Cả SCIC, JPMorgan, Credit Suisse và HSBC đều từ chối bình luận về thông tin này. Còn Vinamilk, Nomura và Rothschild chưa đưa ra phát ngôn chính thức.

reuters-scic-ban-10-von-vinamilk-trong-dot-dau

Vinamilk sẽ được SCIC bán cổ phần trong năm 2016.

Trước đó, Bộ Tài chính cho biết Vinamilk là doanh nghiệp được SCIC lựa chọn bán cổ phần đầu tiên trong năm nay. Trong khi đó, 9 doanh nghiệp "gà đẻ trứng vàng" khác sẽ được thoái vốn muộn nhất vào đầu năm 2017. 9 công ty này gồm FPT, FPT Telecom, Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh và Xuất nhập khẩu Sa Giang.

Cuối năm 2015, Chính phủ đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xây dựng lộ trình bán hết vốn tại 10 doanh nghiệp lớn, nơi Nhà nước đang nắm giữ phần vốn tương đương khoảng hơn 3 tỷ USD. Đây cũng là những doanh nghiệp có cổ phiếu được nhà đầu tư, trong đó có khối ngoại, chờ đón trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, đến nay, lộ trình thoái vốn này vẫn "nằm trong kế hoạch" bất chấp sự mong ngóng của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hà Thu

Giá xăng đứng trước áp lực tăng ngày mai

Ngày mai (20/9) sẽ là thời điểm công bố điều chỉnh giá xăng dầu của chu kỳ mới. Bảng giá thành phẩm tại thị trường Singapore được Bộ Công Thương cập nhật cho thấy, bình quân giá xăng RON 92 của chu kỳ này khoảng 55,6 USD mỗi thùng, tăng 1,6 % so với chu kỳ liền trước (54,7 USD một thùng). Có thời điểm, giá xăng đã tăng mạnh lên 57 USD một thùng.

Chia sẻ với VnExpress, nhiều doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết, những ngày giữa tháng 8, giá xăng có đi lên mạnh, sau đó có dấu hiệu hạ nhiệt những ngày gần đây. Giá xăng tại chu kỳ điều chỉnh mới, theo đó, vẫn đứng trước áp lực tăng khoảng 100-300 đồng. Tuy vậy, đây vẫn là mức không quá lớn để khỏa lấp nếu cơ quan điều hành cho phép tăng sử dụng quỹ bình ổn giá (vốn đang ở mức 300 đồng một lít), nên phương án không điều chỉnh giá vẫn có nhiều khả năng xảy ra. Ngược lại, giá dầu đang có cơ hội giảm khoảng 100-200 đồng một lít.

Trước đó, giá xăng đã được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày 5/9, sau 4 đợt giảm giá từ tháng 6/2016. Mỗi lít RON 92 đang được bán phổ biến ở giá 16.070 đồng. Xăng E5 cũng tăng 611 đồng, lên mức cao nhất 15.836 đồng một lít. Dầu diesel lên tối đa 12.388 một lít; dầu hỏa tăng 489 đồng một lít lên mức tối đa 10.985 đồng một lít.

Thi Hà

Vì sao Big C chia tay Thế Giới Di Động

Trong báo cáo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) công bố rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C Việt Nam theo yêu cầu của Big C. Sự việc này khiến dự luận dấy lên nhiều nghi ngại cho rằng sau khi Big C về tay Central Group thì doanh nghiệp Việt bị “đuổi” ra khỏi cuộc chơi bán lẻ và thay thế vào đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp Thái Lan.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông Thế Giới Di Động xác nhận công ty chính thức rút 22 cửa hàng tại Big C sau hơn một năm kinh doanh ở siêu thị này. Tuy nhiên, việc rút số cửa hàng này chỉ là một thỏa thuận kinh doanh bình thường.

“Tại các cửa hàng đặt trong Big C, phần lớn là hàng di động. Gần đây chúng tôi muốn chuyển hẳn sang mô hình điện máy ở hệ thống này và khi thỏa thuận, hai bên không thống nhất được với nhau nên việc rút khỏi hệ thống Big C là bình thường. Cả hai đều rất vui vẻ và chẳng bên nào ép bên nào”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này cũng cho biết, thực tế doanh số 22 cửa hàng trong hệ thống của Big C khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài của Thế Giới Di Động, nên không có tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu trong 8 tháng của công ty.

vi-sao-big-c-chia-tay-the-gioi-di-dong

Hệ thống bán điện thoại của Thế Giới Di Động tại Big C trước đây. Ảnh: Hồng Thụy.

Về phía Big C, đại diện đơn vị này cũng cho biết, thực tế mô hình “shop in shop” được hình thành dưới thời chủ sở hữu là Casino Group. Khi Big C chuyển sang cho Central Group quản lý thì đơn vị này vẫn không bỏ mô hình này. Tuy nhiên, khi cả Thế Giới Di Động và Big C đều có sự thay đổi thì hai bên đã cùng nhau thỏa thuận nhưng chưa đạt được lợi ích chung, vì vậy đã "chấm dứt hợp đồng trong vui vẻ".

Bên cạnh vụ việc cửa hàng của Thế Giới Di Động rời khỏi Big C thì dư luận thời gian qua cũng dấy lên thông tin cho rằng, từ sau khi về tay Central, Big C đang ép doanh nghiệp Việt. Giải đáp thắc mắc này, đại diện Big C cho biết, thực tế, chủ sở hữu Thái Lan đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điển hình là nếu trước đây,  một số nhóm ngành như thực phẩm, đồ tươi sống, gia dụng vào siêu thị sẽ phải chịu chi phí quản lý, bán hàng, tạo code. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bán thực phẩm tươi sống đã không phải chi trả những chi phí này.

Riêng sự việc các doanh nghiệp thủy sản trong Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) hơn một năm qua cho rằng bị siêu thị đòi chiết khấu cao, theo Big C, sau khi đại gia Thái Lan quản lý, cả hai bên đã ngồi lại với nhau, lý giải để đi đến thỏa thuận cuối cùng, đồng thời, đưa ra mức chiết khấu phù hợp để hai bên cùng có lợi. Toàn bộ các doanh nghiệp cung cấp hàng trước đó đã đồng ý và tiếp tục cung cấp hàng cho Big C. Ngoài ra, mới đây siêu thị còn có thêm vài doanh nghiệp thủy sản tham gia cung cấp sản phẩm.

Nhìn nhận về sự việc trên, một chuyên gia bán lẻ ở TP HCM cho rằng, việc các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với nhau khi không đạt được thỏa thuận là chuyện bình thường.

“Khi lợi nhuận không đạt được ở mức phù hợp thì hai bên sẽ tự tách nhau ra. Trong khi đó, việc Big C kết thúc hợp đồng với Thế Giới Di Động cũng là điều hợp lý khi mà chủ sở hữu đơn vị này đang nắm trong tay hệ thống điện máy lớn ở Việt Nam là Nguyễn Kim. Do vậy, các doanh nghiệp Việt cũng cần tạo cho mình một lợi thế riêng để khi gặp sự cố tránh hụt hơi”, chuyên gia này phân tích.

Riêng với vấn đề chiết khấu, theo vị này, hiện nay không chỉ Big C đưa ra mức chiết khấu cao mà nhiều siêu thị nội, ngoại khác cũng đang áp chiết khấu lớn, đa phần dao động 2 đến 20%, tùy ngành hàng. Để tồn tại, ngoài thỏa thuận hợp lý, doanh nghiệp cũng cần xem lại hoạt động sản xuất, tiết giảm chi phí để có thể cạnh tranh tốt nhất trên thị trường. Khi cạnh tranh tốt, sản phẩm chất lượng thì các đại diện siêu thị sẽ tự động tìm đến.

Là một doanh nghiệp có số lượng hàng bán lớn trong các hệ thống siêu thị, cổ đông Vinamilk từng lo ngại về chiết khấu, cũng như sợ bị Big C "đuổi" ra khỏi hệ thống sau khi Central Group sở hữu. Tuy nhiên, trả lời tại đại hội cổ đông hồi tháng 5, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho rằng, thực tế Vinamilk không có bất cứ vướng mắc gì với siêu thị và hai bên làm việc rất vui vẻ. 

"Chúng ta cung cấp sản phẩm tốt được người tiêu dùng tin tưởng, mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên thì chẳng dại gì hệ thống siêu thị bỏ chúng ta. Hiện nay, Vinamilk vẫn đang có mức chiết khấu và được chăm sóc tốt tại hệ thống siêu thị", bà Liên nói.

Hồng Châu

Vì sao Big C 'đuổi' Thế Giới Di Động

Trong báo cáo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) công bố rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C Việt Nam theo yêu cầu của Big C. Sự việc này khiến dự luận dấy lên nhiều nghi ngại cho rằng sau khi Big C về tay Central Group thì doanh nghiệp Việt bị “đuổi” ra khỏi cuộc chơi bán lẻ và thay thế vào đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp Thái Lan.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông Thế Giới Di Động xác nhận công ty chính thức rút 22 cửa hàng tại Big C sau hơn một năm kinh doanh ở siêu thị này. Tuy nhiên, việc rút số cửa hàng này chỉ là một thỏa thuận kinh doanh bình thường.

“Tại các cửa hàng đặt trong Big C, phần lớn là hàng di động. Gần đây chúng tôi muốn chuyển hẳn sang mô hình điện máy ở hệ thống này và khi thỏa thuận, hai bên không thống nhất được với nhau nên việc rút khỏi hệ thống Big C là bình thường. Cả hai đều rất vui vẻ và chẳng bên nào ép bên nào”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này cũng cho biết, thực tế doanh số 22 cửa hàng trong hệ thống của Big C khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài của Thế Giới Di Động, nên không có tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu trong 8 tháng của công ty.

vi-sao-big-c-duoi-the-gioi-di-dong

Hệ thống bán điện thoại của Thế Giới Di Động tại Big C trước đây. Ảnh: Hồng Thụy.

Về phía Big C, đại diện đơn vị này cũng cho biết, thực tế mô hình “shop in shop” được hình thành dưới thời chủ sở hữu là Casino Group. Khi Big C chuyển sang cho Central Group quản lý thì đơn vị này vẫn không bỏ mô hình này. Tuy nhiên, khi cả Thế Giới Di Động và Big C đều có sự thay đổi thì hai bên đã cùng nhau thỏa thuận nhưng chưa đạt được lợi ích chung, vì vậy đã "chấm dứt hợp đồng trong vui vẻ".

Bên cạnh vụ việc cửa hàng của Thế Giới Di Động rời khỏi Big C thì dư luận thời gian qua cũng dấy lên thông tin cho rằng, từ sau khi về tay Central, Big C đang ép doanh nghiệp Việt. Giải đáp thắc mắc này, đại diện Big C cho biết, thực tế, chủ sở hữu Thái Lan đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điển hình là nếu trước đây,  một số nhóm ngành như thực phẩm, đồ tươi sống, gia dụng vào siêu thị sẽ phải chịu chi phí quản lý, bán hàng, tạo code. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bán thực phẩm tươi sống đã không phải chi trả những chi phí này.

Riêng sự việc các doanh nghiệp thủy sản trong Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) hơn một năm qua cho rằng bị siêu thị đòi chiết khấu cao, theo Big C, sau khi đại gia Thái Lan quản lý, cả hai bên đã ngồi lại với nhau, lý giải để đi đến thỏa thuận cuối cùng, đồng thời, đưa ra mức chiết khấu phù hợp để hai bên cùng có lợi. Toàn bộ các doanh nghiệp cung cấp hàng trước đó đã đồng ý và tiếp tục cung cấp hàng cho Big C. Ngoài ra, mới đây siêu thị còn có thêm vài doanh nghiệp thủy sản tham gia cung cấp sản phẩm.

Nhìn nhận về sự việc trên, một chuyên gia bán lẻ ở TP HCM cho rằng, việc các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với nhau khi không đạt được thỏa thuận là chuyện bình thường.

“Khi lợi nhuận không đạt được ở mức phù hợp thì hai bên sẽ tự tách nhau ra. Trong khi đó, việc Big C kết thúc hợp đồng với Thế Giới Di Động cũng là điều hợp lý khi mà chủ sở hữu đơn vị này đang nắm trong tay hệ thống điện máy lớn ở Việt Nam là Nguyễn Kim. Do vậy, các doanh nghiệp Việt cũng cần tạo cho mình một lợi thế riêng để khi gặp sự cố tránh hụt hơi”, chuyên gia này phân tích.

Riêng với vấn đề chiết khấu, theo vị này, hiện nay không chỉ Big C đưa ra mức chiết khấu cao mà nhiều siêu thị nội, ngoại khác cũng đang áp chiết khấu lớn, đa phần dao động 2 đến 20%, tùy ngành hàng. Để tồn tại, ngoài thỏa thuận hợp lý, doanh nghiệp cũng cần xem lại hoạt động sản xuất, tiết giảm chi phí để có thể cạnh tranh tốt nhất trên thị trường. Khi cạnh tranh tốt, sản phẩm chất lượng thì các đại diện siêu thị sẽ tự động tìm đến.

Là một doanh nghiệp có số lượng hàng bán lớn trong các hệ thống siêu thị, cổ đông Vinamilk từng lo ngại về chiết khấu, cũng như sợ bị Big C "đuổi" ra khỏi hệ thống sau khi Central Group sở hữu. Tuy nhiên, trả lời tại đại hội cổ đông hồi tháng 5, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho rằng, thực tế Vinamilk không có bất cứ vướng mắc gì với siêu thị và hai bên làm việc rất vui vẻ. 

"Chúng ta cung cấp sản phẩm tốt được người tiêu dùng tin tưởng, mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên thì chẳng dại gì hệ thống siêu thị bỏ chúng ta. Hiện nay, Vinamilk vẫn đang có mức chiết khấu và được chăm sóc tốt tại hệ thống siêu thị", bà Liên nói.

Hồng Châu

Thực hư chuyện Big C 'đuổi' Thế Giới Di Động

Trong báo cáo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) công bố rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C Việt Nam theo yêu cầu của Big C. Sự việc này khiến dự luận dấy lên nhiều nghi ngại cho rằng sau khi Big C về tay Central Group thì doanh nghiệp Việt bị “đuổi” ra khỏi cuộc chơi bán lẻ và thay thế vào đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp Thái Lan.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông Thế Giới Di Động xác nhận công ty chính thức rút 22 cửa hàng tại Big C sau hơn một năm kinh doanh ở siêu thị này. Tuy nhiên, việc rút số cửa hàng này chỉ là một thỏa thuận kinh doanh bình thường.

“Tại các cửa hàng đặt trong Big C, phần lớn là hàng di động. Gần đây chúng tôi muốn chuyển hẳn sang mô hình điện máy ở hệ thống này và khi thỏa thuận, hai bên không thống nhất được với nhau nên việc rút khỏi hệ thống Big C là bình thường. Cả hai đều rất vui vẻ và chẳng bên nào ép bên nào”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này cũng cho biết, thực tế doanh số 22 cửa hàng trong hệ thống của Big C khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài của Thế Giới Di Động, nên không có tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu trong 8 tháng của công ty.

thuc-hu-chuyen-big-c-duoi-the-gioi-di-dong

Hệ thống bán điện thoại của Thế Giới Di Động tại Big C trước đây. Ảnh: Hồng Thụy.

Về phía Big C, đại diện đơn vị này cũng cho biết, thực tế mô hình “shop in shop” được hình thành dưới thời chủ sở hữu là Casino Group. Khi Big C chuyển sang cho Central Group quản lý thì đơn vị này vẫn không bỏ mô hình này. Tuy nhiên, khi cả Thế Giới Di Động và Big C đều có sự thay đổi thì hai bên đã cùng nhau thỏa thuận nhưng chưa đạt được lợi ích chung, vì vậy đã "chấm dứt hợp đồng trong vui vẻ".

Bên cạnh vụ việc cửa hàng của Thế Giới Di Động rời khỏi Big C thì dư luận thời gian qua cũng dấy lên thông tin cho rằng, từ sau khi về tay Central, Big C đang ép doanh nghiệp Việt. Giải đáp thắc mắc này, đại diện Big C cho biết, thực tế, chủ sở hữu Thái Lan đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điển hình là nếu trước đây,  một số nhóm ngành như thực phẩm, đồ tươi sống, gia dụng vào siêu thị sẽ phải chịu chi phí quản lý, bán hàng, tạo code. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bán thực phẩm tươi sống đã không phải chi trả những chi phí này.

Riêng sự việc các doanh nghiệp thủy sản trong Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) hơn một năm qua cho rằng bị siêu thị đòi chiết khấu cao, theo Big C, sau khi đại gia Thái Lan quản lý, cả hai bên đã ngồi lại với nhau, lý giải để đi đến thỏa thuận cuối cùng, đồng thời, đưa ra mức chiết khấu phù hợp để hai bên cùng có lợi. Toàn bộ các doanh nghiệp cung cấp hàng trước đó đã đồng ý và tiếp tục cung cấp hàng cho Big C. Ngoài ra, mới đây siêu thị còn có thêm vài doanh nghiệp thủy sản tham gia cung cấp sản phẩm.

Nhìn nhận về sự việc trên, một chuyên gia bán lẻ ở TP HCM cho rằng, việc các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với nhau khi không đạt được thỏa thuận là chuyện bình thường.

“Khi lợi nhuận không đạt được ở mức phù hợp thì hai bên sẽ tự tách nhau ra. Trong khi đó, việc Big C kết thúc hợp đồng với Thế Giới Di Động cũng là điều hợp lý khi mà chủ sở hữu đơn vị này đang nắm trong tay hệ thống điện máy lớn ở Việt Nam là Nguyễn Kim. Do vậy, các doanh nghiệp Việt cũng cần tạo cho mình một lợi thế riêng để khi gặp sự cố tránh hụt hơi”, chuyên gia này phân tích.

Riêng với vấn đề chiết khấu, theo vị này, hiện nay không chỉ Big C đưa ra mức chiết khấu cao mà nhiều siêu thị nội, ngoại khác cũng đang áp chiết khấu lớn, đa phần dao động 2 đến 20%, tùy ngành hàng. Để tồn tại, ngoài thỏa thuận hợp lý, doanh nghiệp cũng cần xem lại hoạt động sản xuất, tiết giảm chi phí để có thể cạnh tranh tốt nhất trên thị trường. Khi cạnh tranh tốt, sản phẩm chất lượng thì các đại diện siêu thị sẽ tự động tìm đến.

Là một doanh nghiệp có số lượng hàng bán lớn trong các hệ thống siêu thị, cổ đông Vinamilk từng lo ngại về chiết khấu, cũng như sợ bị Big C "đuổi" ra khỏi hệ thống sau khi Central Group sở hữu. Tuy nhiên, trả lời tại đại hội cổ đông hồi tháng 5, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho rằng, thực tế Vinamilk không có bất cứ vướng mắc gì với siêu thị và hai bên làm việc rất vui vẻ. 

"Chúng ta cung cấp sản phẩm tốt được người tiêu dùng tin tưởng, mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên thì chẳng dại gì hệ thống siêu thị bỏ chúng ta. Hiện nay, Vinamilk vẫn đang có mức chiết khấu và được chăm sóc tốt tại hệ thống siêu thị", bà Liên nói.

Hồng Châu

Những dự án bất động sản sa lầy của PVC

Cùng với những sa sút của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong những năm điều hành của các ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, doanh nghiệp cũng vướng phải nhiều bê bối khi tham gia các dự án bất động sản lớn ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác.

Dự án tòa tháp cao nhất Việt Nam 

Tổ hợp Tháp Dầu khí - PVN Tower (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) được phê duyệt năm 2010 với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, sau gần 2 năm đắp chiếu, dự án được chuyển giao lại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Nằm trên diện tích 65.000m2, công trình sẽ có một tòa tháp 102 tầng cao 528m (cao nhất Việt Nam và thứ 2 châu Á khi đó), bao gồm khối văn phòng hạng A, khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp... với tổng mức đầu tư khoảng một tỷ USD. Dự án sau đó được điều chỉnh độ cao xuống còn 79 tầng, tổng mức đầu tư hơn 600 triệu USD. 

nhung-du-an-bat-dong-san-sa-lay-cua-pvc

Dự án tháp dầu khí hiện đã được chuyển giao cho chủ đầu tư khác.

Để chuẩn bị cho siêu dự án này, PVC từng tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Năm 2011, đơn vị này còn tổ chức hẳn cuộc thi tuyển thiết kế phương án kiến trúc. PVC cũng ký hợp đồng tư vấn thiết kế và lập dự án đầu tư với Công ty Pelli Clarke Pelli Architects (Mỹ).

Dù đã tốn không ít tiền của nhưng sau hơn 3 năm tiếp quản, PVC cũng không triển khai tiếp dự án. Đến năm 2015, dự án này lại được chuyển giao cho chủ đầu tư khác. 

Mỹ Đình Pearl 

Đầu năm 2010, PVC cùng 4 cổ đông khác thành lập Công ty Bất động sản Dầu khí Việt Nam (PV-SSG) nhằm triển khai đầu tư, xây dựng các dự án bất động sản cao cấp. Công ty này là chủ đầu tư dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp với tên thương mại là Mỹ Đình Pearl.

Tọa lạc trên khu đất có diện tích 3,8 ha tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), dự án gồm 2 tòa căn hộ (tổng cộng 666 căn) thuộc phân khúc cao cấp, một tòa khách sạn 5 sao có trên 500 phòng và một khối Văn phòng hạng A.

Sau khi thành lập, PV-SSG bắt đầu huy động vốn từ các cổ đông, tăng tiền góp theo tỷ lệ cam kết để đạt số vốn 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn thực góp được công bố gần đây nhất mới chỉ đạt 390 tỷ. Giữa năm ngoái, PVC đã phải bán cổ phần tại đây trong khi dự án hiện chưa được triển khai, tạm thời được chuyển đổi sang dịch vụ tập golf.

PetroVietnam Landmark 

Là dự án tai tiếng nhất của của Công ty cổ phần Bất động sản Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land - đơn vị thành viên của PVC từ năm 2010), PetroVietnam Landmark là tổ hợp công trình chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng được xây dựng tại Tiểu khu 7, Khu đô thị phát triển An Phú, quận 2, TP HCM. Công trình có hơn 400 căn hộ chung cư.

nhung-du-an-bat-dong-san-sa-lay-cua-pvc-1

Dự án PetroVietnam Landmark bị nhiều khách hàng cũng như đối tác khởi kiện do bán nhà trái luật, giao nhà không đúng cam kết... Ảnh: Vũ Lê

Những lãnh đạo của công ty này từng phải hầu tòa do bị khách hàng cáo buộc bán nhà khi chưa xây xong phần móng, huy động vốn sai quy định, chưa nhận ranh đất đồng thời nhiều lần vi phạm hợp đồng về thời hạn bàn giao nhà. Nhiều khách hàng mua dự án PetroVietnam Landmark từng nhiều lần treo bảng đòi nhà, vây trụ sở của chủ đầu tư để yêu cầu xác định rõ thời gian bàn giao căn hộ nhưng đều bị thất hứa.

Khi mới mở bán, PVC Land đã bán hàng với giá bán bình quân 23,8 triệu mỗi m2. Tuy nhiên, hồi cuối năm 2011, doanh nghiệp phải công bố hạ giá bán xuống 15,5 triệu đồng mỗi m2 do áp lực trả nợ đến hạn 100 tỷ đồng với Ngân hàng cổ phần Bưu điện Liên Việt. Khi đó, nhiều khách hàng đã mua căn hộ và đóng 80-95% giá trị hợp đồng. 

Bên cạnh những dự án nói trên, PVC còn sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn tại nhiều dự án bất động sản. Đơn vị này từng tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu và kêu gọi hợp tác tại các dự án Kinh Bắc Tower (Bắc Ninh), Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long (Hòa Bình), Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội), Sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (Nha Trang), Khách sạn Dầu khí Thái Bình, Chung cư Thăng Long, Phú Đạt Riverside (TP HCM), Khu đô thị Vũng Tàu. 

Báo cáo tài chính năm 2015 của PVC cho biết, các đơn vị hoạt động kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn trực thuộc đã gây ra khoản lỗ hàng trăm tỷ cho công ty mẹ, như PVC Land lỗ 28,22 tỷ đồng, PVC-Thái Bình lỗ 19,68 tỷ đồng, PVC-Đông Đô lỗ 18,23 tỷ đồng…

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Đất khu công nghiệp tăng nhiệt, doanh nghiệp tính bán chốt lời

Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (Mã CK: HBC) vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng dự án Khu công nghiệp Nhị Thành - Long An (nay là Long Hậu - Hòa Bình). Dự án có quy mô 117,67 ha với tổng vốn đầu tư 592 tỷ đồng, được HBC góp vốn đầu tư từ tháng 9/2008 thông qua Công ty TNHH Hòa Bình (hiện là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Hòa Bình- HBI) với tỷ lệ 97,87%. Phần vốn góp còn lại của các đối tác khác.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2016, dự án khu công nghiệp có vị trí nằm gần tuyến cao tốc TP HCM - Trung lương này ước tính có thể mang về khoản lợi nhuận hấp dẫn, 47 tỷ đồng cho công ty mẹ HBC.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết thị trường khu công nghiệp đang ấm dần lên theo độ mở của các Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký trong thời gian qua. Giá thuê tăng trưởng ổn định và nhu cầu thuê cũng tăng cao, đặc biệt có khá nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm nên doanh nghiệp sẽ chỉ cân nhắc bán nếu được giá.

dat-khu-cong-nghiep-tang-nhiet-doanh-nghiep-tinh-ban-chot-loi

Các khu công nghiệp đang hút khách thuê, tăng giá tốt và được nhiều nhà đầu tư săn lùng mua lại.

Kết quả 6 tháng của Công ty HBI đang quản lý khu công nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế đạt 77,2 tỷ đồng. Như vậy, năm 2016 khoản lợi nhuận mà khu công nghiệp này mang về cho công ty mẹ có thể cao hơn kế hoạch.

Một số doanh nghiệp khác có mảng kinh doanh khu công nghiệp cũng đang có kế hoạch tương tự như Hòa Bình. Trong buổi tiếp xúc nhà đầu tư diễn ra hồi tháng 4/2016, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Quân - Trương Anh Tuấn tiết lộ các dự án khu công nghiệp của doanh nghiệp, đặc biệt khu công nghiệp kết hợp chức năng cảng đã và đang tiếp nhận nhiều nhà đầu tư ngấp nghé muốn mua lại.

Theo dự báo của Chủ tịch HQC, mảng kinh doanh khu công nghiệp chắc chắn tốt trong năm 2016 và sẽ còn tiếp tục khởi sắc trong 5 năm nữa. Ông chia sẻ, hai khu công nghiệp Hàm Kiệm và Bình Minh do doanh nghiệp phát triển và quản lý trước đây cả tháng mới có khách nhưng hiện nay ngày nào cũng có khách hang tiếp cận thuê đất, sẵn sang trả mức giá thuê cao hơn hiện tại. "Với tình hình thị trường đang tốt như hiện nay, chúng tôi chỉ cân nhắc bán nếu được giá cao", ông Tuấn cho hay.

Báo cáo thị trường khu công nghiệp Việt Nam trong quý I/2016, Cushman & Wakefield đánh giá, với Hiệp định TPP và các Hiệp định tự do thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia gần đây cộng với tình hình kinh tế ổn định, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và chi phí lao động thấp, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nước ngoài.

Xu hướng trong thời gian tới là các nhà đầu tư ngoại có thể chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để tận hưởng những ưu đãi về thuế. Theo đó, nhu cầu đối với đất công nghiệp đang tăng lên, giúp phân khúc này là một kênh đầu tư đầy hứa hẹn.

Trong khi đó, báo cáo quý II/2016 của Jones Lang LaSale (JLL) cho biết, nhu cầu thuê khu công nghiệp tại vùng Đông Nam Bộ đang trên đà tăng, tỷ lệ lấp đầy toàn thị trường được ghi nhận ở mức 74% và có thể tiếp tục đi lên trong tương lai.

Đất công nghiệp tại vùng Đông Nam bộ có giá thuê trung bình đạt mức 63,3 USD một m2 trong cả chu kỳ thuê (lên đến 50 năm). Trong khi đó, TP HCM dẫn đầu thị trường về giá thuê thuần trung bình ở mức 115,2 USD một m2 cho cả chu kỳ thuê.

Những khu công nghiệp tại các tỉnh lân cận có giá trung bình 40-70 USD mỗi m2 một chu kỳ. Giá thuê nhà xưởng trung bình ở vào khoảng 3 USD mỗi m2 một tháng và có thể đạt đến 5 USD. "Giá thuê có thể sẽ tăng nhẹ trong tương lai, khi nhu cầu về diện tích công nghiệp tăng cao nhờ Việt Nam thu hút nhiều lượng vốn FDI sau công bố của nhiều hiệp định thương mại", JLL dự báo.

Vũ Lê

Việt Nam nấu bia nhiều gấp rưỡi trong 2 thập kỷ tới

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu được đặt ra là sản xuất 4,1 tỷ lít bia trong vòng 5 năm tới; tăng lên 4,6 tỷ lít vào 2025 và 5,6 tỷ lít vào 2035. Như vậy, trong vòng 20 năm, lượng bia sản xuất sẽ tăng gấp rưỡi so với con số 3,4 tỷ lít năm 2015.

Bản quy hoạch này cũng đặt mục tiêu tăng sản lượng nước giải khát từ 6,8 tỷ lít (2020) lên hơn gấp đôi - đạt 15,2 tỷ lít sau 20 năm. Riêng sản lượng sản xuất rượu vẫn giữ nguyên ở ngưỡng 350 triệu lít, song sẽ tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp từ 30% lên 50%.

viet-nam-nau-bia-nhieu-gap-ruoi-trong-2-thap-ky-toi

So với dự báo tiêu thụ, lượng bia sản xuất theo quy hoạch của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Ảnh: Reuters

Với tốc độ tăng trưởng khoảng 4-5,6% mỗi năm, Bộ Công Thương dự kiến giá trị sản xuất của ngành bia sẽ đạt 90.500 tỷ đồng sau 4 năm nữa và sẽ tăng gần gấp đôi, khoảng 168.000 tỷ trong 20 năm tới. Cùng với đó, năng lực sản xuất bia sẽ chuyển dịch theo hướng tăng ở các vùng hiện nay sản lượng còn thấp so với dân số như vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Rượu sẽ được tập trung sản xuất tại vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Cửu Long. Vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung sẽ phát triển các loại vang, rượu hoa quả. Các vùng còn lại chủ yếu là rượu trắng và rượu pha chế, kết hợp với tinh chế các sản phẩm rượu làng nghề truyền thống địa phương.

Sản xuất nước giải khát sẽ tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Với bản quy hoạch khá “đồ sộ”, tổng số vốn đầu tư dự kiến toàn ngành lên hơn 27.300 tỷ đồng trong 4 năm tới. Trong đó, ngành bia hơn 17.700 tỷ đồng; rượu 791 tỷ đồng và nước giải khát trên 8.830 tỷ.

Vốn đầu tư sẽ lên ngưỡng 28.750 tỷ đồng vào năm 2025, trong đó ngành bia vẫn chiếm hơn 50%, khoảng 15.660 tỷ đồng. Mức đầu tư cho sản xuất rượu sẽ giảm xuống chỉ còn 341 tỷ đồng, thay vào đó tiền sẽ “dồn” cho sản xuất nước giải khát - 12.750 tỷ.

Nguồn vốn này sẽ được huy động từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn từ nguồn phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài…

Báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát (VBA) cho thấy, năm 2015 người Việt đã uống 3,4 tỷ lít, tăng gần 41% so với 2010 và dự báo con số này sẽ tăng lên 4,4 tỷ lít bia trong 2016. 

Người thành công làm gì vào giờ nghỉ trưa

1. Rời bàn làm việc

Kể cả nếu có việc gấp phải làm việc xuyên trưa, họ cũng vẫn cố gắng rời bàn ít nhất là vài phút. Michael Kerr – diễn giả kinh doanh quốc tế cho biết: "Trong trường hợp xấu nhất, nếu phải làm việc trong giờ nghỉ trưa, chọn địa điểm khác ít nhất cũng có thể giúp bạn thay đổi không khí, quan điểm và nảy ra ý tưởng mới nữa".

2. Tạo mối quan hệ

Hãy tạo mục tiêu ăn trưa với những người khác nhau trong công ty ít nhất một lần một tuần. Dù là để làm quen, hoặc duy trì mối quan hệ. "Anh chắc chắn sẽ học được điều mới mẻ từ họ, có thể kết bạn hoặc có người hướng dẫn mới nữa", Ryan Kahn – nhà sáng lập hãng tư vấn tuyển dụng The Hired Group cho biết.

3. Ăn trưa

nguoi-thanh-cong-lam-gi-vao-gio-nghi-trua

Bữa trưa sẽ giúp nạp lại năng lượng cho bạn để làm việc buổi chiều. Ảnh: Flickr

Rất nhiều người bỏ bữa trưa vì quá bận, hoặc cảm thấy không đói. Tuy nhiên, nạp năng lượng vào thời điểm này là điều cần thiết. Trên LiveStrong.com, Carly Schuna cho biết: "Ăn vào giữa ngày, khoảng vài giờ sau bữa sáng sẽ nạp thêm năng lượng cho cơ thể bạn, tăng đường huyết khi khả năng tập trung đang giảm dần. Việc này sẽ giúp bạn sẵn sàng làm việc vài giờ tới".

4. Tập luyện

Tập luyện trong giờ nghỉ trưa sẽ làm tăng năng lượng và cảm giác thành tựu cho thời gian còn lại của buổi chiều. "Tập luyện thường xuyên, ngoài giúp tăng cường sức khỏe, còn làm giảm stress và cải thiện tính tập trung. Đây đều là những tác động tích cực cho công việc của bạn", Kahn cho biết.

5. Họ đánh giá công việc buổi sáng

Ăn trưa là thời điểm lý tưởng để đánh giá những gì bạn đã làm được trong ngày, Kerr cho biết. Nếu gặp khó khăn buổi sáng, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng mình có thể "khởi động lại" vào buổi chiều, và chuẩn bị tinh thần thật tích cực.

6. Đọc sách

Người thành công không trả lời email hay đọc báo cáo công việc vào buổi trưa. Thay vào đó, họ đọc báo, blog và sách. Việc này giúp họ thư giãn sau công việc, và mang lại cảm giác vui vẻ, sảng khoái.

7. Hoàn thành một số việc cá nhân

Họ có thể dùng thời điểm này để gọi điện, lên kế hoạch, viết thư cảm ơn hoặc bất kỳ việc cá nhân nào khác, dĩ nhiên là sau khi đã ăn trưa.

8. Làm việc mình yêu thích

Người thành công cũng tận dụng thời gian này để làm những việc như gặp gỡ bạn bè, đi mua sắm hay ra công viên. Chúng được ví như những kỳ nghỉ mini, giúp thư giãn bản thân và thay đổi tâm trạng cho họ trước khi quay lại làm việc.

9. Ngừng sử dụng đồ điện tử

Nhiều người lại có sở thích tắt tất cả thiết bị điện tử để tận hưởng buổi trưa yên tĩnh.

10. Lên kế hoạch cho buổi chiều

Sau khi nghỉ ngơi buổi trưa, họ có thể tận dụng vài phút để lên kế hoạch làm việc cho buổi chiều. Việc này sẽ giúp họ chủ động và sẵn sàng hơn khi quay lại bàn.

Hà Thu (theo BI)

Singapore dùng robot vì thiếu lao động

Mỹ và rất nhiều nước châu Âu đang lo ngại sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Các nhà khoa học cho rằng chúng sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Tuy nhiên, tại Singapore, quy định ngặt nghèo với lao động nước ngoài đang khiến các công ty chật vật vì thiếu nhân lực. Sử dụng robot trong các ngành dịch vụ, từ nhà hàng đến bệnh viện, vì thế đang trở thành giải pháp tối ưu.

Louis Tan – Giám đốc Tác nghiệp (COO) tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore) cho biết: "Chính phủ đang hạn chế nhân lực nước ngoài. Chúng tôi giờ khó tuyển nhân sự giỏi lắm. Công nghệ cũng chỉ là một trong các giải pháp mà thôi".

Bệnh viện này đã dùng công nghệ Watson của IBM cho các robot y tá, theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt. Chúng có thể kết hợp các chỉ số như huyết áp, nhịp tim, rồi dùng thuật toán để tính xác suất tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu đi.

singapore-dung-robot-vi-thieu-lao-dong

Robot gom batx đũa bẩn tại quán Chilli Padi Nonya. Ảnh: Reuters

"Trong quá khứ, việc này cần sự phân tích và phán đoán của con người. Nhưng hiện tại, chúng tôi có thể dùng công nghệ để xử lý chúng", Tan cho biết.

Chương trình thử nghiệm này được áp dụng từ năm nay và đã cải thiện đáng kể sự an toàn của bệnh nhân. "Nó không có nghĩa các y tá không cần thiết nữa. Chỉ là họ được hỗ trợ thêm mà thôi. Việc này sẽ làm tăng hiệu suất và giúp bệnh nhân an toàn hơn", Tan nói.

Tại quán café Chilli Padi Nonya gần Đại học Quốc gia Singapore, bát đĩa bẩn cũng được thu gom bởi một robot bồi bàn. Dù vậy, nó không thể tự nhặt đồ, mà phải thông báo với thực khách: "Quý khách có thể giúp tôi dọn bàn đươc không?". Sau khi khách đặt đồ lên khay, robot sẽ mang chúng trở lại bếp.

Kannan Thangaraj – quản lý cửa hàng cho biết: "Ở Singapore, chúng tôi rất khó thuê lao động  nước ngoài. Thế nên dùng robot là hữu ích nhất. Khách hàng cũng thích chúng và thường xuyên tới đây nữa".

Dù vậy, đến nay, chỉ một số nhà hàng tại đây là dùng robot thử nghiệm. Một trong những thách thức là chi phí. Công ty sản xuất robot Unitech Mechatronics tại Singapore bán mỗi robot với giá hơn 34.300 USD. Dù vậy, Chính phủ Singapore sẽ trợ giá gần 70% cho chương trình thử nghiệm của các nhà hàng.

Cũng tại Singapore, một trung tâm nghiên cứu cho MasterCard đã thiết kế ứng dụng thanh toán đầu tiên dùng cho robot Pepper của SoftBank Robotics. Nhiều cửa hàng Pizza Hut tại châu Á năm nay sẽ dùng robot này để nhận đặt món và xử lý thanh toán thẻ cho khách hàng. Mục tiêu là giúp các nhân viên phục vụ tập trung cho những tương tác phức tạp hơn với khách.

Trong ngân sách năm nay, Chính phủ Singapore dự định chi hơn 450 triệu đôla Singapore cho 3 năm tới để hỗ trợ triển khai sử dụng robot. Họ sẽ tập trung cung cấp robot giá phải chăng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dù vậy, không phải lúc nào công nghệ cũng được chào đón. Robot thu đĩa của một nhà hàng Singapore còn từng bị một nhân viên đập nát.

Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, dù việc sử dụng robot trong công nghiệp toàn cầu đang bùng nổ, với gần 250.000 con bán ra năm ngoái, ngành dịch vụ lại chưa phổ biến. Năm 2014, số robot bán ra cho ngành này chỉ là 24.000.

Giới phân tích dự báo thị trường robot cho ngành dịch vụ toàn cầu sẽ tăng tốc. Do công nghệ tiên tiến cho phép các robot thực hiện nhiều công việc phức tạp hơn trong môi trường khó khăn hơn. Ở Nhật Bản, robot được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Chính phủ cũng hỗ trợ việc dùng robot trong các ngành dịch vụ như y tế và điều dưỡng.

Hà Thu (theo FT)

4 trải nghiệm sống thượng lưu tại Vinhomes Metropolis

Vinhomes Metropolis tọa lạc tại 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội là tổ hợp văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại hiện đại có thiết kế sang trọng, đi kèm hệ thống các tiện ích dành riêng cho cư dân.

Sống sang ở phố lớn

Tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác, để có thể sống ở khu vực trung tâm, nhiều người dân có tiền chấp nhận an cư ở các ngõ nhỏ và sâu bởi có nhiều tiện ích phục vụ cuộc sống. Thực tế có những con ngõ hẹp đến mức 2 xe máy khó tránh nhau, không có chỗ đậu đỗ, chưa kể hàng quán, chợ cóc... mọc lên như nấm.

Theo chủ đầu tư Vinhomes Metropolis, sự xuất hiện của Vinhomes Metropolis trên thị trường đã đánh trúng tâm lý "nhà trên phố" của nhiều người có tiền. Dự án tọa lạc tại trung tâm chính trị ngoại giao quốc tế quan trọng của thủ đô, giao cắt giữa 2 tuyến đường huyết mạch là Liễu Giai và Kim Mã, kề cận với khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc và nhiều đại sứ quán lớn như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nơi có đầy đủ tiện ích dân sinh của khu vực dân trí cao và những tiện ích đẳng cấp.

4-trai-nghiem-song-thuong-luu-tai-vinhomes-metropolis

Vinhomes Metropolis sở hữu tầm nhìn 360 độ ra toàn cảnh thành phố với 4 hồ trung tâm.

Sống lãng mạn

Dự án gồm 3 tòa tháp cao từ 41 đến 45 tầng với các căn hộ có một đến 4 phòng ngủ, số ít các căn penthouse và sky-villa sang trọng cùng hệ thống tiện ích dịch vụ đi kèm đến từ hệ sinh thái đa ngành của Tập đoàn Vingroup.

Vinhomes Metropolis sở hữu tầm nhìn 360 độ ra toàn cảnh thành phố với 4 hồ trung tâm gồm hồ Tây, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Giảng Võ. Cư dân được thảnh thơi ngắm hồ, ngắm mỗi ngày bất cứ lúc nào. Sống trong phố, ở gần hồ - giấc mơ của người dân thủ đô đang được chủ đầu tư hiện thực hóa.

Sống khỏe, sống xanh

Vinhomes Metropolis dành một khoảng không diện tích rộng lớn giữa 3 tháp căn hộ trên tầng 4 cho những tiện ích phục vụ cư dân. Tại đây, cư dân có thể dạo bộ trên những bãi cỏ lớn, hít thở không khí trong lành, hoặc tập dưỡng sinh, hay bơi lội tại bể bơi 4 mùa và khu thể thao ngoài trời.

Chính giữa không gian tiện ích là một khu vườn nổi liên thông với sảnh lounge hiện đại - nơi cư dân có thể thư giãn, tụ họp hoặc thoải mái đọc sách, nghe nhạc. Mặt ngoài tòa nhà được trang bị kính hộp Low-E, loại kính đắt giá vừa giúp cản nhiệt, cản tia UV vừa dẫn sáng tốt, đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng lý tưởng cho mọi căn hộ.

4-trai-nghiem-song-thuong-luu-tai-vinhomes-metropolis-1

Vinhomes Metropolis dành một khoảng không diện tích rộng lớn giữa 3 tháp căn hộ trên tầng 4 cho những tiện ích phục vụ cư dân.

Sống cùng tiện ích đẳng cấp 

Theo quy hoạch Vinhomes Metropolis sẽ kết nối giao thông tại tầng hầm với không gian ngầm ga số 9 tuyến đường sắt đô thị số 3 (tuyến Nhổn - ga Hà Nội).

Từ đây, trong tương lai, giao thông đến và đi mọi nơi từ chính thềm căn hộ của cư dân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thay vì phải bố trí thay phiên đưa đón con cái hàng ngày, cư dân hoàn toàn có thể yên tâm bởi những ưu việt của phương thức giao thông công cộng hiện đại này.

Ngay tại nội khu với hàng loạt dịch vụ thuộc hệ sinh thái đa ngành Vingroup gồm trung tâm thương mại Vincom hiện đại, trường mầm non, THCS Vinschool chất lượng cao... đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân từ mua sắm, giáo dục đến vui chơi giải trí.

Hiện chủ đầu tư có những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng và nhà đầu tư. Khách mua căn hộ 3-4 phòng ngủ được tặng 10 năm phí quản lý. Khách có thể vay tới 65% giá trị căn hộ không lãi suất trong thời hạn lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách vay ngân hàng, giải ngân đúng tiến độ sẽ có cơ hội nhận chiết khấu lên tới 2% giá trị căn hộ trước VAT và kinh phí bảo trì.

Thanh Thư

Phía Tây Hà Nội hút dự án nhà liền kề

Khu vực phía Tây Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 7km, so với các khu vực khác thì nơi đây được đánh giá là hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội. Một trong những nguyên nhân tạo ra sức hút đối với khách hàng và chủ đầu tư uy tín đến khu vực này chính là cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hiện đại.

Hạ tầng giao thông nơi đây đã cơ bản hoàn thành với các tuyến đường quan trọng như đường trên cao Vành đai 3, đường Tố Hữu, đường 70, đường Vạn Phúc, Lê Trọng Tấn…

phia-tay-ha-noi-hut-du-an-nha-pho

Hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại khu Tây thủ đô.

Tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội cùng các công trình giao thông khác đang đi vào hoàn thiện sẽ tạo nên “cú hích” giúp thị trường bất động sản khu vực thu hút đông đảo khách hàng có nhu cầu thực về chỗ ở cũng như đầu tư chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, các trung tâm văn hóa, thương mại như sân vận động Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, siêu thị Big C, The Garden, Kaengnam... cùng với hệ thống trường học, bệnh viện chất lượng cao sẽ đưa khu vực phía Tây Hà Nội trở thành lõi trung tâm văn hóa, chính trị, thương mại sôi động.

Với những lợi thế hiện có, khu Tây Hà Nội tiếp tục là tâm điểm của các dự án quy mô lớn trong những năm tới. Bằng chứng là hàng loạt các dự án với đầy đủ phân khúc khách hàng đang được khởi công và xây dựng thời gian qua. Trong đó, không ít dự án biệt thự, liền kề cao cấp tại đây thu hút sự quan tâm của giới thượng lưu, trí thức cao.

Theo lý giải của một số chủ đầu tư, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất eo hẹp, nguồn cung giới hạn của bất động sản đất nền thổ cư tại khu vực trung tâm không chỉ đảm bảo cho giá trị bền vững, mà còn hứa hẹn gia tăng khả năng thanh khoản và sinh lời cao, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

phia-tay-ha-noi-hut-du-an-nha-pho-1

Nhà phố thương mại Belleville Hà Nội đậm kiến trúc Pháp cổ điển ngay tại trung tâm phía Tây thủ đô. Đất Xanh Miền Bắc độc quyền phân phối dự án. Hotline: 0917 61 2020.

Trong số các dự án chuẩn bị ra mắt tại khu vực này, dự án nhà phố thương mại Belleville Hà Nội được kỳ vọng sẽ thỏa mãn mong muốn sở hữu sản phẩm biệt thự, liền kề ngay trung tâm Thủ đô của đông đảo khách hàng. Dự án dự kiến được chủ đầu tư ra mắt vào trung tuần tháng 11 tới với nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính lớn cho khách hàng.

Belleville Hà Nội tọa lạc tại vị trí đắc địa khu Nam Trung Yên (Hà Nội) với chức năng thương mại vượt trội, thiết kế mặt tiền thuận tiện cho giao dịch và cho thuê, các căn biệt thự lấy ý tưởng kiến trúc từ nước Pháp. Với chức năng thương mại vượt trội, thiết kế mặt tiền thuận tiện cho giao dịch và cho thuê, chủ đầu tư nhận định đây sẽ là điểm nhấn cho thị trường bất động sản  phía Tây Hà Nội cuối năm nay.

Thanh Thư