Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Cổ đông lo Masan gặp rủi ro khi chi quá nhiều tiền mua Vissan

Việc Masan chi 1.424 tỷ đồng để mua 14% cổ phần của Vissan được cổ đông đánh giá là canh bạc nhiều rủi ro khi mà số lượng cổ phiếu nắm giữ chưa đủ để chi phối doanh nghiệp.

Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Tập đoàn Masan ( Mã CK: MSN) sáng ngày 4/1 ở TP HCM nóng lên khi nhiều cổ đông lo lắng việc vừa qua Masan đã mạnh tay trong việc mua lại 14% cổ phần Công ty Vissan với giá 126.000 đồng một cổ phiếu (tương đương 1.424 tỷ đồng). Nhiều cổ đông đặt ra câu hỏi, liệu bỏ ra số tiền quá lớn để mua số lượng cổ phiếu không đủ để chi phối Vissan là canh bạc nhiều rủi ro?

Đáp lại băn khoăn, đại diện Masan Nutri - Science (MNS) cho hay, nếu xem Vissan là một cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán thì đây quả là một việc làm rủi ro vì giá trị đưa ra quá cao. Tuy nhiên, xét về mặt chiến lược đầu tư dài hạn thì Công ty sẽ đạt được nhiều giá trị cộng thêm. Bởi lẽ, trước khi có ý định đầu tư, Công ty đã tìm hiểu và đánh giá được năng lực của Vissan. Đây là một doanh nghiệp về thực phẩm lớn trên thị trường, có quy trình sản xuất tốt. Khi tham gia vào chuỗi giá trị này, Công ty sẽ hoàn thiện hơn mô hình 3F (Farm-Feed -Food). 

"Chúng ta sẽ không còn là đơn vị chỉ bán thức ăn chăn nuôi đơn thuần mà công ty sẽ tham gia vào chăn nuôi, bán thịt gia súc có nguồn gốc xuất xứ. Với lĩnh vực này, công ty mong muốn sẽ đạt lợi nhuận cao nhất, tăng trưởng trên 30% trong năm nay. Khi kết hợp với Vissan, MNS sẽ dẫn đầu thị trường về nguồn đạm động vật ở Việt Nam. Hy vọng, 3-5 năm tới chúng ta có đủ cung ứng sản phẩm thực phẩm có kiểm soát nguồn gốc từ đầu ra đầu vào cho TP HCM", đại diện MNS nói.

co-dong-lo-masan-gap-rui-ro-khi-chi-qua-nhieu-tien-mua-vissan

Cổ đông liên tục đặt hàng loạt câu hỏi liên quan tới Vissan. Ảnh: Thi Hà.

Với ngành hàng nước giải khát, đại diện Masan Consumer Holdings (MCH) cho hay, ngành này đang có sức tăng trưởng tốt. Với 2 thương hiệu Vĩnh Hảo, Quang Thanh đơn vị này tự tin sẽ đạt doanh số 1.000 tỷ đồng trong 2016. Bên cạnh đó, MCH cho biết đang phát triển mạnh nguồn nước khoáng địa phương, đẩy mạnh hệ thống phân phối để đa dạng hóa sản phẩm.

Cũng tại đại hội, Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Đăng Quang còn kỳ vọng, Masan sẽ trở thành nhà cung cấp Vonfram đáng tin cậy trên toàn cầu. Cụ thể, nếu không tính Trung Quốc thì Masan là nhà cung cấp Vonfram số một toàn cầu với thị phần khoảng 36%. Masan đã nâng cấp từ quặng thành hóa chất Vonfram, giúp giá trị tăng gấp 2,5 lần. Ngoài ra, giá thành sản xuất mỏ Núi Pháo cũng ở mức thấp nhất trên thế giới. Hiện nay, biên lợi nhuận của mỏ này đang cao nhất trong các nhóm ngành, trên 50%.

Ngoài ra, ông Quang cũng cho biết, hiện nay tất cả những nhóm ngành mà Masan đang đầu tư đều có mức tăng trưởng tốt. Doanh thu ở các ngành này ở mức cao và lợi nhuận luôn 2 con số. 

"Dẫu có mức lợi nhuận khá tốt nhưng Công ty chưa thể chia cổ tức cho cổ đông là vì chúng tôi tin rằng giữ được tiền mặt trong hệ thống lớn thì công ty sẽ có nhiều cơ hội hơn và luôn được xem là đối tác hùng mạnh. Hiện nay Masan có hơn 1 tỷ USD trong hệ thống thì việc hoàn vốn cho các nhà đầu tư cũng sẽ luôn ở mức cao nhất", ông Quang giải thích trăn trở của cổ đông về việc suốt thời gian dài chưa một lần chia cổ tức.

Năm 2016, Masan đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2016 từ 42.000 đến 45.000 tỷ đồng (tăng từ 37 lên 47% so với năm 2015) và lợi nhuận sau thuế từ 1.900 lên 2.000 tỷ đồng (tăng 29-35%). Trong năm 2015, Tập đoàn này đạt 31.324 tỷ đồng doanh thu và  2.527 tỷ đổng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 91% và 24% so với năm 2014.

Thi Hà

Hãng hàng không thành lập từ Vasco mang tên SkyViet

Công ty Bay dịch vụ Hàng không (VASCO) của Vietnam Airlines được chuyển đổi thành hãng hàng không cổ phần SkyViet, dự kiến hoạt động từ hôm nay (1/4). 

Bộ Giao thông vận tải vừa báo cáo Thủ tướng việc thành lập Công ty cổ phần hàng không SkyViet trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO). Theo đó, doanh nghiệp này được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký giữa tháng 3 và dự kiến hoạt động từ hôm nay (1/4), sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và hàng không chung.

Trước đó từ tháng 10/2007, Thủ tướng đã cho phép Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại VASCO - một chi nhánh của tổng công ty. Đến cuối 2015, Vietnam Airlines có văn bản xin phê duyệt chủ trương góp vốn thành lập hãng hàng không theo mô hình công ty cổ phần có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng trên cơ sở sắp xếp lại VASCO. 

hang-hang-khong-thanh-lap-tu-vasco-mang-ten-skyviet

VASCO thực hiện những chặng bay ngắn như Sài Gòn - Côn Đảo, Sài Gòn - Cà Mau... 

Theo đề án trình lên Bộ Giao thông, tỷ lệ vốn góp của Vietnam Airlines tại SkyViet là 51%, thông qua tài sản hiện hữu mà VASCO đang quản lý và khai thác, kho phụ tùng vật tư máy bay ATR72-500, động cơ dự phòng máy bay ATR72 (99,2 tỷ đồng). Tổng công ty cũng góp thêm tiền mặt trên 53,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, các đối tác góp vốn còn lại đến từ Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) là Công ty Quản lý quỹ (Techcom Capital) và Công ty Phát triển dự án (Techcom Developer) góp lần lượt 48% và 1% vốn điều lệ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Vietnam Airlines đề xuất thành lập công ty cổ phần theo hình thức góp vốn cùng 2 cổ đông khác là theo đúng quy định Luật doanh nghiệp. VASCO vốn là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên nếu thành lập một công ty cổ phần độc lập thì thời gian đầu hoạt động sẽ có những khó khăn. 

Tuy nhiên, hãng bay mới sẽ  tiếp tục khai thác đội tàu bay ATR72, phù hợp cho các chặng tới các sân bay địa phương, huyện đảo chưa tiếp nhận được máy bay phản lực thân hẹp của Airbus hay Boeing như Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá, Điện Biên... Đây cũng các đường bay có ý nghĩa phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với mô hình hoạt động của một hãng hàng không độc lập.

Sau khi xem xét, đánh giá đề án thành lập công ty cổ phần hàng không SkyViet, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung cho doanh nghiệp. 

Được thành lập từ năm 1987, VASCO vốn là chi nhánh thuộc Vietnam Airlines với doanh thu, chi phí được hạch toán chung trong hệ thống. Hãng chuyên khai thác các loại tàu bay AN2, AN30, KingAir B200 để cung cấp dịch vụ hàng không chung như chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, cấp cứu y tế, tìm kiếm cứu nạn và dịch vụ vận chuyển thương mại trên một số đường bay ngắn. 

Đoàn Loan

Chuyện ít biết về người đồng sáng lập thứ 3 của Apple

Ron Wayne từng nắm 10% cổ phần, nhưng lại bán đi với giá 800 USD. Ngày nay, 10% Apple trị giá gần 62 tỷ USD.

Ngày 1/4/1976, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ron Wayne đã cùng ký vào các tài liệu thành lập Apple. Nhưng chỉ 12 ngày sau, cả ba lại cùng ký vào một văn bản khác, chấp thuận việc Wayne để lại 10% cổ phần của mình. Hồi đó, ông nhận được 800 USD.

10% cổ phần Apple hiện trị giá tới 62 tỷ USD. Và trong trường hợp giữ lại số cổ phần nêu trên, Wayne vẫn sẽ là triệu phú cho dù các đợt phát hành thêm cổ phiếu của Apple sau này có thể khiến tỷ lệ sở hữu của ông giảm xuống.

chuyen-it-biet-ve-nguoi-dong-sang-lap-thu-3-cua-apple

Ron Wayne - người đồng sáng lập thứ 3 của Apple. Ảnh: Ron Wayne

Wayne năm nay đã 81 tuổi. Và ông cũng chẳng có cách nào có thể kiếm được từng ấy tiền bây giờ nữa. Nhưng ông không hối tiếc.

"Điều mà phần lớn mọi người đều biết là tôi tham gia ngay từ đầu, và rồi ra đi. Nhưng cái họ không biết là tôi có lý do thực sự cho việc đó. Tôi chưa bao giờ hối hận cả", Wayne cho biết trên CNN.

Wayne gặp Steve Jobs khi cả hai cùng làm việc cho hãng game Atari. Ông khi đó là một lập trình viên máy tính.

Tuy nhiên, Wayne không được mời tham gia vào Apple vì tài năng tin học của mình. Ông cho biết khi đó, mình chỉ đóng vai trò là một người anh lớn, thiết kế logo đầu tiên cho Apple và hòa giải những tranh cãi giữa Wozniak và Jobs. "Họ cứ ào ào như lốc xoáy vậy. Còn tôi chỉ đứng núp sau cái bóng của những gã khổng lồ. Nếu ở lại Apple, chắc tôi đã thành người giàu lắm rồi", ông nói.

Dù vậy, đam mê của Wayne là trong ngành game, làm các video game và máy đánh bạc. Vì thế, ông không cảm thấy hạnh phúc khi làm việc tại đây.

Sau Apple, Wayne còn tham gia vài công ty nhỏ nữa, cũng với vai trò kỹ sư sản phẩm. Ông chỉ hài lòng một khi được trao toàn quyền kiểm soát một sản phẩm. Mà đây là việc Steve Jobs sẽ chẳng đời nào cho phép.

"Khi Steve quyết định mình muốn tới đâu, thì một là anh đồng hành với ông ấy, hai là anh sẽ bị bước đè lên. Ông ấy có phải người tốt nhất thế giới hay không à? Không, đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ông ấy đã đạt được những gì trong suốt cuộc đời cơ", Wayne nói.

Dù ngưỡng mộ các thành tựu của Jobs, Wayne vẫn dành nhiều lời khen ngợi hơn cho Wozniak và gọi đây là "người lịch thiệp nhất tôi từng gặp". Wayne cho biết thái độ của Wozniak chính là nguồn cảm hứng để ông thiết kế logo đầu tiên cho Apple, với quả táo rơi vào đầu Isaac Newton.

Hiện tại, Wayne cho biết ông có một cuộc sống hạnh phúc khi làm điều mình yêu. Và dù không giàu có, ông cũng chẳng quá ao ước điều này.

Để cuộc sống về hưu thoải mái hơn, Wayne đã đem đấu giá hầu hết các tài liệu thủa ban đầu của Apple mình đang giữ. Trong đó có, hướng dẫn sử dụng máy tính Apple I hay bản in thử logo đầu tiên của Apple, để lấy hàng chục nghìn USD.

"Tôi có thích giàu hơn không à? Dĩ nhiên nhiều tiền hơn thì ai chẳng muốn. Nhưng tôi kiểm soát được. Nếu chỉ muốn tiền, tôi có thể sẽ giàu có, nhưng lại đau khổ mất", Wayne kết luận.

Hà Thu (theo CNN)

Hàng loạt thuê bao MobiFone không thể nhắn tin, gọi điện

Tình trạng không thể gọi điện, nhắn tin và truy cập internet của các thuê bao MobiFone xảy ra tại nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hà Nội, Nghệ An, TP HCM... sáng nay.

Anh Hải, (Thanh Xuân, Hà Nội) chủ một thuê bao MobiFone cho biết không thể kết nối các cuộc gọi, tin nhắn SMS hoặc truy cập internet sáng 1/4. 

"Tôi nhấn nút gọi thì thấy không kết nối được rồi báo 'cuộc gọi kết thúc'. Tôi nhắn tin và truy cập internet cũng đều không được. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận được một số cuộc gọi từ số khác", anh Hải cho hay. 

Trong khi đó, chị Yến (Nam Từ Liêm) một số thuê bao khác tuy vẫn có thể kết nối được cuộc gọi nhưng lại không thể nhắn tin SMS cũng như kết nối 3G để truy cập internet từ điện thoại. "Thậm chí tôi nhắn mã kiểm tra tài khoản *101# cũng không thể được, dù vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.", chị Yến nói. 

Nhiều chủ thuê bao của nhà mạng này tại khu vực Linh Đàm (Hoàng Mai), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) Trung Hoà Nhân Chính (Cầu Giấy), Mỹ Đình (Nam Từ Liêm)... cũng gặp tình trạng tương tự. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnExpress, tình trạng rớt mạng của các thuê bao MobiFone còn xảy ra ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng... Nhân viên tổng đài của nhà mạng cũng cho biết, từ sáng sớm đến nay có hàng ngàn cuộc gọi của khách hàng phản ánh tình trạng này.

Đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone xác nhận vào khoảng 7h sáng 1/4, có tình trạng một số thuê bao không thể gọi, gửi tin nhắn hoặc truy cập được mạng 3G.  Nguyên nhân của sự cố này là hệ thống tổng đài trong quá trình nâng cấp để phục vụ khách hàng trong các dịp nghỉ lễ sắp tới. Tuy nhiên, đến khoảng 9h30 sáng nay, hiện tượng trên đã được khắc phục và khách hàng đã sử dụng dịch vụ bình thường.

Đây không phải là lần đầu tiên mạng MobiFone bị gặp sự cố. Trong các năm 2005, 2010, 2011, nhiều thuê của nhà mạng từng gặp tình trạng tương tự do lỗi kỹ thuật.

Ngọc Tuyên

Doanh nghiệp thu hồi lương lãnh đạo vì chỉ đạt 30% kế hoạch

Lãnh đạo SDP sẽ trả lại công ty gần 319 triệu đồng sau khi chỉ Đại hội cổ đông thông qua thù lao 210 triệu cho năm 2015.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (Mã CK: SDP) vừa công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra ngày 30/3. 

Theo đó, đại hội thông qua phương án chi trả thù lao của 9 thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát năm 2015 ở mức hơn 210 triệu đồng. Tuy nhiên, trong năm qua, công ty này thực tế đã chi lương cho lãnh đạo tổng cộng 529 triệu đồng. Do vậy, theo nghị quyết, doanh nghiệp sẽ thu hồi gần 319 triệu đồng từ các lãnh đạo nêu trên.

Mức thù lao nói trên được tính toán dựa vào kết quả kinh doanh của công ty. Năm 2015, SDP đạt 710 tỷ đồng doanh thu, chưa đạt so với kế hoạch nhưng vẫn tăng 26% so với năm 2014. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng vọt nên cả năm, con số lãi hợp nhất trước thuế chỉ xấp xỉ 4 tỷ đồng, chưa bằng một phần ba so với kế hoạch 15,4 tỷ đồng đề ra đầu năm ngoái. Do đó, lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì không đủ nguồn phân chia nên các cổ đông cũng thông qua việc không chia cổ tức 2015.  

Đại hội cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch sn xuất kinh doanh năm 2016 với chỉ tiêu doanh thu 673 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 10 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Mức chi trả cổ tức dự kiến là 5%.

Nếu đạt kế hoạch nói trên, Chủ tịch HĐQT công ty sẽ được hưởng mức thù lao 30 triệu đồng mỗi tháng, các thành viên khác dao động từ một đến 12 triệu đồng. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nêu rõ, mức thù lao đó được hưởng trên cơ sở công ty hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận năm 2016 do Đại hội cổ đông thông qua. Nếu lợi nhuận đạt dưới 100%, mức thù lao sẽ được quyết toán tương ứng với mức lợi nhuận đạt được dựa trên kế hoạch. Nếu lợi nhuận vượt thì được hưởng từ 10-20% phần tăng thêm. 

Kỳ Duyên

Hạn hán đẩy giá tôm cao kỷ lục

Người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang phấn khởi vì giá bán tăng cao, song các doanh nghiệp chế biến lại lo thiếu nguyên liệu để sản xuất do thời tiết bất lợi.

Vào những ngày này, vợ chồng ông Nguyễn Văn Sang ở ấp Ông Khâm, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau rất phấn khởi khi chuẩn bị thu hoạch đầm tôm hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao. “Năm vừa rồi thời tiết bất lợi, giá tôm xuống thấp khiến người nuôi thua lỗ nặng. Đầu năm nay nhiều hộ nuôi ở địa phương không dám tái sản xuất thì giá tôm lại lên cao. Hiện ai còn đảm bảo được đầm nuôi sẽ có lãi to”, ông Sang quả quyết.

Gia đình ông Sang có 2 ao nuôi tôm công nghiệp (mỗi ao 2.000 m2 ). Năm 2015 ông thả tôm thẻ chân trắng nhưng gặp dịch bệnh, tôm chết liên miên khiến gia đình thua lỗ vài chục triệu đồng. Theo lời lão nông này, hai đầm tôm sắp cho thu hoạch của gia đình, chỉ vài ngày nữa thôi sẽ đem lại khoản lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng.

Theo Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tôm sú loại 20 con một kg hiện có giá từ 270.000 đến 290.000 đồng; loại 30 con một kg giá 220.000-240.000 đồng; tôm thẻ loại 100 con có giá 110.000 đồng. Quân bình giá tăng từ 20.000 đến 30.000 đồng một kg (tùy loại) so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện chia sẻ: “Dù thời tiết khô hạn hiện nay đang gây bất lợi cho ngành nuôi tôm, song việc giá tôm tăng kỷ lục so với vài năm gần đây đang là động lực khiến cho nông dân tái sản xuất”.

han-han-dy-gia-tom-cao-ky-luc

Giá tôm nguyên liệu tăng cao kỷ lục khiến nông dân phấn khởi, nhưng các doanh nghiệp chế biến lại lo lắng vì thiếu nguồn cung.

Chung niềm vui với người nuôi tôm ở Cà Mau, ông Lâm Văn Ân ngụ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cũng phấn khởi không kém: “Đây là thời điểm để nông dân chúng tôi gỡ lại vốn cho các vụ nuôi thất bại trước đó. Bây giờ khi chuẩn bị lên hầm tôm, chỉ cần gọi điện cho thương lái là họ vào mua ngay mà không kèo nài chuyện giá cả như trước”, ông An nói.

Dù giá tôm đang có lợi cho nông dân, nhưng ngành nông nghiệp các địa phương cho biết thời tiết bất lợi, cộng với giá tôm nguyên liệu xuống thấp trong những tháng cuối năm 2015 là nguyên nhân khiến cho diện tích nuôi ở các địa phương giảm, không đạt so với kế hoạch.

Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết, toàn huyện có hơn 30.000 ha nuôi tôm (tôm công nghiệp chiếm 2.200 ha), nhưng hiện tại diện tích xuống giống thả nuôi chỉ được 750 ha.

“Khô hạn, xâm nhập mặn là nguyên nhân chính khiến người nuôi e ngại xuống giống, vì ở độ mặn này con tôm không thể phát triển được”, ông Nguyễn Trúc Giang phân tích.

Tại Bạc Liêu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, bà Phan Thị Thu Oanh thông tin, tỉnh có diện tích nuôi tôm hơn 124.000 ha (tôm công nghiệp chiếm 3.109 ha), hiện tại diện tích thả giống ở các mô hình nuôi như thâm canh, bán thâm canh và nuôi công nghiệp chỉ đạt trên dưới 16% kế hoạch.

Diện tích giảm, kéo theo sản lượng cũng giảm khiến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản lo ngại cho dây chuyền hoạt động của nhà máy mình.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tổng sản lượng tôm 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 14.600 tấn, bằng 88,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó diện tích thả nuôi thấp hơn so với các năm trước (tôm quảng canh cải tiến trên 79.000 ha, chiếm hơn 80%; tôm công nghiệp với tổng diện tích gần 10.000 ha, nhưng hiện chỉ mới thả nuôi được 4.100 ha…).

Ông Lê Triệu Vĩnh, Phó giám đốc Công ty cổ phẩn thủy sản Phú Cường cho biết, nguồn tôm nguyên liệu đang thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Sản lượng giảm khoảng 30% so với cùng kỳ, đẩy các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản vào nguy cơ thiếu nguồn tôm nguyên liệu để sản xuất.

Còn ông Lê Văn Quang, Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú nhìn nhận, trong vài năm trở lại đây ngành tôm của Việt Nam đang bất ổn, vì giá thành sản xuất cao, mà tính cạnh tranh lại thấp ở các thị trường như Mỹ, EU…

“Chúng ta phải tạo ra sự khác biệt cho con tôm Việt Nam, nhằm cạnh tranh với các nước như Ấn Độ, Indonesia… bằng cách xây dựng các chuỗi giá trị tôm có trách nhiệm để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt”, ông Quang khẳng định.

Nói về tình hình sản xuất tôm hiện nay, ông Ngô Thanh Lĩnh, Tổng thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) cho rằng không riêng năm nay, vài năm gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu đã phải nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ (từ tháng 7 trở đi) để phục vụ sản xuất.

Phúc Hưng

Chiêu thâu tóm quỹ đất 'thần tốc' của đại gia bất động sản

Các ông lớn ngành địa ốc: Vingroup, Sacomreal, Khang Điền, Thủ Đức House... đang đua nhau tạo lập quỹ đất lớn với tốc độ cực nhanh bằng con đường liên kết hoặc M&A.

Mua cổ phần công ty sách

Trung tuần tháng 3, thông tin Vingroup sắp mua cổ phần một công ty sách được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội hé lộ. Doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội tiếp cận với quỹ đất lớn gồm 6 dự án của Công ty Sách Việt Nam (Savina) thông qua hình thức mua thỏa thuận trực tiếp 44 triệu cổ phần (65% vốn điều lệ) của doanh nghiệp này với giá 10.500 đồng. Nếu thương vụ hoàn tất, chỉ bỏ ra 463 tỷ đồng mua cổ phần công ty này, đại gia bất động sản đình đám nhất Việt Nam hiện nay sẽ tận dụng được lợi thế cực lớn về quỹ đất của đối tác để phát triển bền vững.

Điều kiện là Vingroup phải cam kết gắn bó lâu dài với Savina, có dự án đầu tư khả thi, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp, cải tạo nâng cấp toà nhà 44 Tràng Tiền làm trụ sở công ty và trung tâm kinh doanh phát hành sách. Đại gia địa ốc không được chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong 5 năm. Savina có trụ sở tại con phố đắt đỏ bậc nhất Hà Nội, ngay bên cạnh Trung tâm Thương mại Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) và đang quản lý quỹ đất lên đến hàng chục nghìn m2 tại Hà Nội, trong đó có những vị trí đắc địa: 44 Tràng Tiền, 22A-B Hai Bà Trưng, Dịch Vọng (Cầu Giấy). Các dự án này đa phần đang sử dụng, cho thuê hoặc để trống, có những dự án chờ chuyển đổi công năng. 

chieu-thau-tom-quy-dat-than-toc-cua-dai-gia-bat-dong-san

Quỹ đất của các doanh nghiệp địa ốc có thể tăng lên với tốc độ chóng mặt từ hàng chục nghìn đến hàng  trăm nghìn m2 chỉ sau một động thái thâu tóm cổ phiếu, mua bán sáp nhập toàn phần hoặc từng phần. 

Liên kết với đại gia bán lẻ 

Ngày 29/3, tại Lễ kỷ niệm 12 năm thành lập doanh nghiệp, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal đã công bố 20 đối tác chiến lược toàn diện thuộc nhiều lĩnh vực. Ngoài những đối tác quen thuộc với ngành địa ốc như Công ty cổ phần địa ốc Kinh Đô, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao và các nhà thầu, thiết kế, định chế tài chính, cá biệt xuất hiện hai thương hiệu bán lẻ là Công ty Auchan Retail Viet Nam - Simply Mart và Liên hiệp Hợp tác xã Co.op Mart. 

Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Đặng Hồng Anh tiết lộ, các đối tác bán lẻ đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển thị phần bất động sản thương mại phức hợp. Theo đó, các cao ốc đa chức năng do doanh nghiệp triển khai xây dựng có mặt bằng là khu mua sắm sẽ ưu tiên cho các đối tác này thuê mua. Ngược lại, quỹ đất của những nhà bán lẻ cũng chính là nguồn lực để Sacomreal khai thác. "Thay vì các nhà bán lẻ này chỉ xây dựng khu thương mại thấp tầng trên quỹ đất của họ, chúng tôi sẽ vào cuộc, cùng triển khai cao ốc, tận dụng khoảng không gian phía trên để phát triển bất động sản", ông Hồng Anh chia sẻ. 

Bắt tay với ông lớn ngành dệt và xây dựng

Ngày 19/3, Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã hoàn tất thủ tục ký kết hợp tác cùng lúc với Công ty cổ phần Dệt may Liên Phương, Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP HCM (Fideco) và quỹ đầu tư Pavo Capital (Anh).

Với 2 đối tác trong nước, Thuduc House bất ngờ gia tăng thêm 6 dự án căn hộ, cao ốc văn phòng, khu đô thị, khu dân cư tại TP HCM, Nha Trang, Nam Định vào danh mục đầu tư tới với quy mô quỹ đất lên đến 56 hecta. Trong khi đó, quỹ đầu tư đến từ Anh đóng vai trò hỗ trợ Thuduc House cùng các đối tác giải quyết nhu cầu vốn lớn và dài hạn cho các dự án này. Bắt tay 3 bên đã giúp doanh nghiệp bành trướng quỹ đất với tốc độ cực nhanh so với cách làm truyền thống (mất tối thiểu 3-5 năm với nguồn vốn lớn mới chuẩn bị được quỹ đất "khủng" này).

Thâu tóm cổ phần của doanh nghiệp cùng ngành

Cuối năm 2015, Khang Điền mua thỏa thuận 32 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI), nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 57,31%. BCI đang nắm quỹ đất lớn nhất nhì Sài Gòn với 24 dự án đang triển khai, tổng diện tích gần 400 ha tập trung chủ yếu ở Bình Tân, Bình Chánh. Động thái thu gom cổ phiếu BCI của Khang Điền được dự báo là không nằm ngoài mục tiêu tăng quy mô quỹ đất, duy trì và phát huy lợi thế này để mở rộng thị phần. 

Trong thông cáo báo chí do Khang Điền phát đi cũng xác định rõ chiến lược bám trụ khu Đông và lan tỏa về hướng Tây của doanh nghiệp trong thời gian tới. Đó là từng bước mở rộng quỹ đất, đầu tư các dự án mới tại khu vực Tây Nam TP HCM ở phân khúc nhà thấp tầng, chung cư, khu công nghiệp, bất động sản thương mại.

Nhiều doanh nghiệp khác: Công ty đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII), An Gia, Hưng Thịnh, Đất Xanh... cũng đang dùng chiêu bắt tay với các doanh nghiệp cùng ngành để bành trướng quỹ đất, rút ngắn thời gian đầu tư cho một dự án bất động sản từ 5-6 năm xuống còn 18-24 tháng. 

Vũ Lê

Hàng nghìn sản phẩm giá ưu đãi tại Trần Anh

Từ 1/4 đến 14/4, Trần Anh triển khai chương trình "Mùa hè sôi động, giảm giá đến 50%" với hàng nghìn sản phẩm giá rẻ.

Khởi động chuỗi chương trình khuyến mãi, khách mua hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng Sacombank tại Trần Anh trên cả nước sẽ được hưởng chính sách mua hàng trả góp với lãi suất 0% trong 6 tháng. Mua hàng tại các trung tâm trên địa bàn Hà Nội vào thứ 7, chủ nhật với hóa đơn từ 3 triệu đồng trở lên, khách hàng được giảm đến 5% khi thanh toán bằng các loại thẻ BIDV. Giá trị triết khấu tối đa là một triệu đồng.

Dịp này, hàng nghìn sản phẩm được giảm giá để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Nhóm sản phẩm giảm giá mạnh gồm điều hòa một chiều Panasonic 12.000BTU giá niêm yết 10,999 triệu đồng giảm còn 9,79 triệu đồng tặng nồi lẩu cao cấp. Tivi Led 40inch thương hiệu Nhật Bản giá khuyến mãi chỉ còn 6,29 triệu đồng. Nồi cơm điện Sharp 1,9 lít nhập khẩu từ Thái Lan với tính năng đa dạng giảm giá còn 1,699 triệu đồng. Máy xay sinh tố Philips công suất 600W kèm cối xay thịt tiện dụng chỉ 1,699 triệu đồng.

Tab Acer B1-723 Ram 1GB, ROM 16GB giá chỉ 2,29 triệu đồng tặng điện thoại trị giá 399.000 đồng. Máy tính laptop Dell 15-N3558 core I3, chip 4005U và 5005U được bán đồng giá chỉ 9,999 triệu đồng, tặng túi đựng laptop. Điện thoại iPhone 5S 16GB Gray chính hãng FPT giá niêm yết 10,999 triệu đồng giảm chỉ còn 7,699 triệu đồng.

polyad

Các sản phẩm điện lạnh được Trần Anh ưu tiên giảm giá. Điều hòa LG một chiều V13ENT 12.000BTU với màng lọc kháng khuẩn, chế độ làm lạnh nhanh, cánh quạt xiên, tự động làm sạch được giảm ngay 2,549 triệu đồng chỉ còn 8,99 triệu đồng. Điều hòa một chiều Samsung 9.000BTU cũng giảm tới 1,191 triệu đồng chỉ còn 6,999 triệu đồng. Tủ lạnh Sharp 172E-SS 165 lít với khay kính và chế độ làm lạnh đa chiều, chống đóng tuyết giá khuyến mãi 4,49 triệu đồng tặng bộ gốm sứ pastel Donghwa.

Trần Anh còn mang đến nhiều sản phẩm IT giá ưu đãi. Máy tính Asus A556UF-XX062D/XX067D core i5 chip 6.200U bảo hành 2 năm khuyến mãi chỉ còn 12,999 triệu đồng tặng ba lô Coolbell thời trang. Máy tính Dell Inspiron 3650 core i5 - 6400U BXL skylake giá khuyến mãi 11,299 triệu đồng tặng thêm bộ loa vi tính 2.0 khi mua cùng thiết bị mạng từ 600.000 đồng trở lên. Máy tính Intel Compute stick giá chỉ còn 2,499 triệu đồng khi mua kèm màn hình từ 24inch trở lên.

polyad

Tivi, dàn âm thanh cũng đồng loạt giảm giá. Dàn âm thanh Sony sound bar 2.1 HT-CT80 công suất 80W, định dạng MP3, FLAC, AAC, WMA, kết nối USB, FM, Bluetooth, NFC giá chỉ còn 2,79 triệu đồng tặng bình đựng trà kết hợp trái cây. Dàn âm thanh sound bar cong 8.1 HHW-J7501/XV thương hiệu Samsung giá chỉ 6,99 triệu đồng.

polyad

Chảo chống dính Sunhouse phi 26cm, CT26MT giảm 45%, còn 69.000 đồng. Bàn là hơi nước ESI5113 ưu đãi 37% còn 369.000 đồng. Máy xay sinh tố BlueStone công suất 250W, 2 cối giá niêm yết 799.000 đồng giảm còn 549.000 đồng. Máy ép trái cây Panasonic MJ-SJ01W, công suất 800W giá niêm yết 3 triệu đồng chỉ còn 1,999 triệu đồng. Quạt đứng Vinawin điện cơ, điều khiển từ xa giá chỉ 599.000 đồng, giảm 21% so với giá niêm yết.

Các sản phẩm thiết bị số cũng được giảm giá mạnh dịp đầu hè tặng kèm nhiều quà tặng. Điện thoại Samsung Galaxy J320 với 3 màu trắng, đen, vàng đồng sành điệu giá chỉ còn 3,699 triệu đồng tặng Cuppon SiM. Điện thoại dành cho người cao tuổi Xphone X20 giá khuyến mãi 689.000 đồng tặng thẻ nhớ 8GB. Máy ảnh Canon 700D giảm còn 10,699 triệu đồng tặng thẻ nhớ 8GB.

Liên hệ: Hệ thống điện máy, máy tính, điện thoại Trần Anh
Website: trananh.vn
Fanpage: http://ift.tt/1rjy4Hl
Hỗ trợ bảo hành: baohanh.trananh.vn
Bán hàng online: 1900 545 546 ; CSKH: 1900 545 545

Các trung tâm:
1174 Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
7, 9 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội
2 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
110 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội
18 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
159 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội
1283 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tầng 1, Trung tâm Thương mại AEON Mall Long Biên, Hà Nội
Trung tâm huyện Đông Anh, Hà Nội
1 Lê Hồng Phong, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
107 Quốc lộ 10, TP Nam Định, tỉnh Nam Định
33 Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
1606A Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
343 Lê Duẩn, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
1 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
279 Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng
1 Hùng Vương, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng
456 Lý Bôn, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình
490 Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Quốc lộ 2A, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Khu TM4, Quốc lộ 1A, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Quốc lộ 1A, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Quốc lộ 18, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Trần Anh)

Giá vàng bật tăng

Thị trường vàng thế giới chốt phiên giao ​dịch hôm qua tại Mỹ với mức cao hơn 8 USD, khi lực mua bắt đáy gia tăng sau khi giá rơi mạnh 1,2% trước đó.

Chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất 5 tháng rưỡi qua, còn giá dầu thô trên sàn Nymex lên trên vùng 39 USD một thùng được coi là những chất xúc tác giúp vàng tăng giá.

Mặt khác, lực mua bắt đáy xuất hiện trên thị trường cũng là nguyên nhân hỗ trợ cho giá kim loại quý này lên mạnh. Từ mốc 1.225 USD, giá không ngừng tăng, có lúc lên sát 1.240 USD. 

gia-vang-bat-tang

Giá vàng trong nước sáng nay ngang bằng với thế giới. 

Sau đó, giá giảm nhẹ và chốt phiên Mỹ 31/3 tại 1.232 USD, tăng gần 8 USD so với chốt phiên trước. Vàng giao tháng 6 cũng chốt ngày cuối tháng 3 tăng 7,2 USD, lên sát 1.235,6 USD.

Thị trường châu Á mở cửa sáng nay với tâm lý khá thận trọng, giá dao động trong biên độ hẹp, có lúc xuống sát 1.231 USD một ounce rồi đến 7h50, giờ Hà Nội lại lên 1.232 USD.

Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 33,18 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá mở cửa ngày hôm nay của vàng miếng trong nước xoay quanh 33,20-33,27 triệu đồng.

Song hành với đà đi lên của kim loại quý, các thị trường khác cũng có sự gia tăng. Theo đó, giá bạc giao tháng 5 hôm qua tăng 0,244 USD lên 15,455 USD một ounce.

Hiện nay giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ được Bộ Lao động nước này công bố sáng thứ Sáu - đây được xem là báo cáo kinh tế quan trọng nhất của tháng. Kinh doanh ở nhiều thị trường có thể sẽ chịu nhiều tác động trực tiếp bởi báo cáo này. 

Về mặt kỹ thuật, giá vàng giao tương lai tháng 6 đóng cửa ở mức tương đôi cao nên trong ngắn hạn vẫn có lợi thế. Mức kháng cự vững chắc của vàng là 1.264,1 USD và mức hỗ trợ lâu dài là 1.207,7 USD. 

Lệ Chi

Mua vé Vietnam Airlines trúng chuyến du lịch nước ngoài

4 chuyến du lịch trọn gói tới Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Thái Lan với trị giá 85 triệu đồng đã được trao cho khách hàng mua gói sản phẩm VNA Holidays.

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) vừa phối hợp cùng Vietnam Airlines tổ chức trao thưởng cho khách hàng may mắn trúng giải thưởng chương trình "Đón Tết du xuân cùng VNA Holidays" vào ngày 30/3 tại Hà Nội và TP HCM. 4 chủ nhân của giải thưởng gồm ông Trần Thành Tín (khách hàng Techcombank), ông Hà Huy Thanh (khách hàng Vietcombank), ông Lưu Ngọc Dũng (khách hàng Sacombank) và ông Bùi Đức Hòa (khách hàng Vietcombank).

Đây là chương trình khuyến mãi được Napas và Vietnam Airlines hợp tác triển khai từ ngày 15/1 đến 29/1 dành cho khách hàng mua gói sản phẩm gồm vé máy bay khứ hồi và dịch vụ khách sạn tại website vietnamairlines.com với mức giá phong phú, nhu cầu đa dạng. Tổng giải thưởng quay số may mắn của chương trình là 4 chuyến du lịch trọn gói tới Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Thái Lan với trị giá lên tới 85 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng còn được Vietnam Airlines tặng mã giảm giá 20% cho lần mua vé máy bay tiếp theo.

mua-ve-vietnam-airlines-trung-chuyen-du-lich-nuoc-ngoai

Ông Trần Thành Tín (TP HCM) - khách hàng trúng giải nhất của chương trình cho biết đây là lần đầu tiên tự đặt vé máy bay thay vì nhờ người khác đặt hộ và đã trúng thưởng chuyến đi du lịch Nhật Bản. "Dù là lần đầu mua vé nhưng các thao tác rất dễ dàng và nhanh chóng, tôi không gặp phải bất cứ khó khăn gì khi dùng thẻ Techcombank để thanh toán trực tuyến", ông Tín chia sẻ.

Còn ông Bùi Đức Hòa (Hà Nội) rất bất ngờ với quà tặng là chuyến du lịch tới Thái Lan. Vốn là người thường xuyên mua sắm online và có sở thích đi du lịch, khi biết tin về chương trình VNA Holidays với gói vé máy bay giá rẻ và giá phòng khách sạn hợp lý nên ông Hòa đã quyết định đặt vé cho 2 người đi Đà Nẵng trong dịp Tết.

"Tôi đánh giá cao các công cụ thanh toán trực tuyến của Vietcombank, đem đến nhiều tiện ích, không mất thời gian mà được kết quả như ý. Tôi cũng tin tưởng các trang thương mại điện tử có kết nối với cổng thanh toán Smartlink, nay đổi tên thành Napas, vì đây là cổng thanh toán quốc gia có độ tin cậy và an toàn cao", ông Hòa nhấn mạnh.

Hiện có 15 ngân hàng kết nối dịch vụ thanh toán trực tuyến với Vietnam Airlines qua cổng thanh toán Napas gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, DongA Bank, ACB, Sacombank, Techcombank, MB, Eximbank, VIB, Maritime Bank, VPBank, ABBank và TPBank.

Minh Trí

Shophouse kết hợp nghỉ dưỡng ở Vịnh Hạ Long

Ngoài để ở, kinh doanh thương mại, căn hộ shophouse tại Vinhomes Dragon Bay còn có không gian nghỉ dưỡng ngay tại nhà.

Tọa lạc tại trung tâm hành chính chiến lược của thành phố Hạ Long, khu đô thị biển Vinhomes Dragon Bay có tổng diện tích 68,35ha do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư gồm khu phức hợp nhà ở, khách sạn.

Điểm nhấn là khu nhà phố thương mại (shophouse) với 380 căn shophouse độc đáo chia làm 3 phân khu là Hoàng Gia, Phú Gia, Mỹ Gia tích hợp đa dạng các nhu cầu.

polyad

Phối cảnh dự án Vinhomes Dragon Bay.

Không giống với những dự án đơn thuần để ở hoặc đa dạng công năng vừa ở, vừa kinh doanh cửa hàng theo mô hình shophouse thông thường, điểm đặc biệt của Vinhomes Dragon Bay là dự án tiên phong phát triển theo mô hình 3 trong một vừa để ở, vừa kinh doanh thương mại, vừa “du lịch” nghỉ dưỡng.

Mỗi căn gồm 4 tầng, trong đó tầng một là không gian thoáng với mặt tiền thích hợp để kinh doanh nhà hàng, quán café, spa, cửa hàng... hoặc cho thuê kinh doanh, còn từ tầng 2 là không gian lý tưởng dành cho sinh hoạt của gia chủ.

Điểm độc đáo, tạo nên sự khác biệt của nhà phố thương mại Vinhomes Dragon Bay là vị trí đắc địa ven biển với tầm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long, đồng thời, được bao bọc xung quanh là không gian xanh mát như một khu nghỉ dưỡng cao cấp nên gia chủ và du khách đều cảm nhận được không gian “nghỉ dưỡng” ngay tại nhà.

Vinhomes Dragon Bay là khu đô thị đầu tiên ở trung tâm Hạ Long được quy hoạch đồng bộ và tiện ích khép kín. Những dãy nhà phố mang phong cách kiến trúc tân cổ điển sang trọng hòa quyện với hệ thống cảnh quan đặc sắc như quảng trường phong cách châu Âu, hệ thống sân thể thao, phố đi bộ, các khu vườn tiểu cảnh.

Bên cạnh đó, dự án còn được tích hợp các tiện ích hiện đại khép kín như bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, hệ thống mua sắm shophouse đẳng cấp… tạo lập chuẩn mực sống đỉnh cao cho cộng đồng dân cư.

Mới đây, lễ ra mắt dự án đã thu hút hơn 1.000 khách hàng đến từ Hà Nội, Quảng Ninh và một số tỉnh lân cận tham dự. Đã có hơn 75% căn shophouse Vinhomes Dragon Bay đăng ký đặt mua thành công tại sự kiện.

Nằm tại khu vực trung tâm sầm uất của thành phố Hạ Long, Vinhomes Dragon Bay được là cơ hội để các nhà đầu tư khai thác một thị trường du lịch trọng điểm của cả nước khi mỗi năm Quảng Ninh đón gần 8 triệu lượt du khách.

Sắp tới, với việc đưa vào sử dụng các dự án lớn như công viên Đại Dương, tuyến cáp treo Nữ hoàng, sân bay Vân Đồn, lượng du khách sẽ còn tăng lên kéo nhu cầu mua sắm, giải trí cũng tăng theo. Nhà phố thương mại Vinhomes Dragon Bay sẽ là lựa chọn hấp dẫn để kinh doanh tại khu du dịch sầm uất nhất miền Bắc.

Thanh Thư

Nhà vườn Pandora sắp được bàn giao

Dự án đang được hoàn thiện phần thô và sẽ bàn giao nhà cho cư dân vào tháng 5 tới.

Pandora là quần thể nhà vườn và nhà phố được phát triển bởi chủ đầu tư Công ty TNHH Liên Doanh ô tô Hòa Bình (VMC) tại số 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây cũng là một trong những khu vực có tốc độ phát triển bậc nhất Thủ đô.

Theo chủ đầu, Pandora luôn đảm bảo tiến độ dự án và vượt kế hoạch. Sau khi cất nóc hồi cuối năm 2015, các hạng mục đang hoàn thiện phần thô, trong đó có mặt ngoài mỗi căn nhà để bàn giao nhà cho cư dân vào tháng 5 tới. Do vậy, khách hàng sẽ nhận nhà với đồng bộ về cảnh quan, khang trang, sạch đẹp.

polyad

Hiện các hạng mục hoàn thiện phần thô, trong đó có mặt ngoài mỗi căn nhà để bàn giao nhà cho cư dân vào tháng 5 tới.

Pandora có diện tích xây dựng lên tới 41.648m2 gồm 104 căn nhà vườn và nhà phố vườn được bố trí hệ thống vườn hoa, sân vườn riêng, có tường rào bảo vệ tạo môi trường sống an ninh cho các cư dân.

Mỗi căn có diện tích 147-264,2m2, thiết kế 5 tầng đáp ứng nhu cầu về diện tích ở cho gia đình nhiều thế hệ. Các nhà vườn đều bố trí hố chờ thang máy để việc di chuyển giữa các tầng của căn nhà thuận lợi. Mỗi tầng mang những chức năng chuyên biệt, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, giúp cư dân thỏa sức sáng tạo và bài trí không gian sống theo mong muốn.

Các căn nhà bố trí với không gian thoáng đãng, ánh sáng tự nhiên chiếu rọi qua những khung cửa sổ kính lớn, giúp căn nhà bừng sáng tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Phần không gian chung trong các căn nhà khá rộng và thân thiện phù hợp với nhu cầu giải trí của cả gia đình.

Dự án được chủ đầu tư chú trọng xây dựng hệ thống cây xanh, đường dạo bộ, cảnh quan thiên nhiên và có mật độ xây dựng chỉ chiếm 30% diện tích.

polyad

Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình. Hotline: 0934 588 871.  Website:www.pandorahanoi.vn

Ngoài các khu vui chơi, giải trí, trường học lớn lân cận, nội khu dự án Pandora còn  bố trí các tiện ích đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu an cư của người dân như hệ thống trường liên cấp từ mầm non đến trung học cơ sở, bể bơi 4 mùa, vườn tiệc nướng…

Từ Pandora chỉ mất 5 phút để tới trung tâm hành chính của quận, hơn 100m ra tới đường Nguyễn Trãi, hầm chui nút giao Thanh Xuân giúp dễ dàng di chuyển từ dự án tới trung tâm thành phố.

Dự án gần nhiều bệnh viện như Tuệ Tĩnh, Xây dựng và các trường đại học gồm Công nghệ Giao thông Vận tải, Hà Nội, Kiến trúc, Học viện An ninh, các trường phổ thông. Trong tương lai, chủ đầu tư sẽ xây dựng hệ thống trường liên cấp từ mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ngay tại nội khu của Pandora.

Thanh Thư

Trẻ hóa làn da với Fine Pure Collagen Q

Sản phẩm giúp chị em ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề da lão hóa như nhăn, khô, thâm nám, chảy xệ...

Bước sang tuổi 35, chị em phải đối mặt với các vấn đề lão hóa da. Lúc này, da không còn sáng mịn mà bắt đầu xuất hiện nám, các vết nhăn, sạm màu... Nhiều người tiêu tốn tiền bạc để mua các sản phẩm làm đẹp hay đi thẩm mỹ viện điều trị nhưng tình trạng trên vẫn không được cải thiện.

bao-ve-suc-khoe-voi-fine-pure-collagen-q-xin-edit

Chị Trần Thanh Hằng - Giám đốc Công ty QK Medica.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, sau nhiều lần sang Nhật nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng sản phẩm Fine Pure Collagen Q, chị Thanh Hằng - Giám đốc Công ty QK Medica đã quyết định đưa sản phẩm này về thị trường Việt Nam. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fine Pure Collagen Q do Viện Đại học Osaka Nhật Bản nghiên cứu và Công ty Fine Japan sản xuất. 

Với công thức mới chứa Hyaluronic acid, elastin, DNA & Collagen Plus dạng viên uống, Fine Pure Collagen Q giúp ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề lão hóa da như nhăn, khô, thâm nám, chảy xệ... Sản phẩm có tác dụng tăng tính đàn hồi cho da, hạn chế lão hóa, giúp da sáng mịn, mang lại cho chị em sự tự tin, cuốn hút. 

bao-ve-suc-khoe-voi-fine-pure-collagen-q-xin-edit-1

 Fine Pure Collagen Q không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Lưu ý để xa tầm tay trẻ em.

Nhà sản xuất: Fine Japan Co., Ltd. 
Nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam: Công ty QK Medica.
Địa chỉ: 20/5 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM.
Điện thoại: 39303892 - (08)38946606. Hotline: 0903374009.

(Nguồn: QK Medica)

Những nạn nhân của thép giá rẻ Trung Quốc

Tata Steel (Ấn Độ) vừa tuyên bố phải bán mảng kinh doanh ở Anh do giá thép lao dốc.

Tata cho biết điều kiện thị trường tại Anh và châu Âu đã "xuống cấp đáng kể" vài tháng gần đây, do nguồn cung thép dư thừa, chi phí sản xuất cao và "xuất khẩu từ nước thứ 3 tăng đáng kể". Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy thép giá rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá các đối thủ nước ngoài như thế nào.

Ngành thép toàn cầu đang cảm nhận được ảnh hưởng từ sự tụt dốc của kinh tế Trung Quốc. Nước này sản xuất một nửa số thép trên thế giới, nhiều hơn cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Nhật Bản cộng lại.

Nhưng khi nền kinh tế khổng lồ này dần chậm lại, nhu cầu cũng giảm sút. Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu thép tại đây sẽ giảm khoảng 5,5% năm nay. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ dư thừa hàng chục triệu tấn thép. Và họ sẽ tích cực xuất khẩu, nhấn chìm các thị trường khác bằng mức giá không thể rẻ hơn.

nhung-nan-nhan-cua-thep-gia-re-trung-quoc

Trung Quốc hiện sản xuất một nửa số thép trên thế giới. Ảnh: Reuters

Bắc Kinh đang bị cáo buộc bán phá giá tại nhiều thị trường, buộc các đối thủ đóng cửa nhà máy và khiến hàng nghìn người mất việc. Giới chức châu Âu cho biết khoảng 40.000 việc làm ngành thép tại khu vực này đã bị cắt giảm vài năm qua.

Tháng 10/2015, một hãng thép ở đông bắc nước Anh cho biết không có lựa chọn nào khác ngoài việc dừng các lò luyện thép, khiến 1.700 nhân viên thất nghiệp. Cùng tháng đó, một hãng thép khác nước này - Caparo Industries cũng nộp đơn xin phá sản, khiến 1.700 nhân công khác đối mặt với rủi ro mất việc.

Năm ngoái, đại gia thép ArcelorMittal phải đóng cửa 2 nhà máy ở Nam Phi với hàng trăm nhân công. Họ còn đang cân nhắc ngừng hoạt động nhiều cơ sở nữa. Khi nhà máy ở Georgetown, (South Carolina, Mỹ) đóng cửa, hãng giải thích do "nguồn cung thép nhập khẩu tăng vọt".

Hồi tháng 1, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu lên tới 13% cho thép Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất cho rằng thuế này quá muộn, và cũng chẳng ăn thua so với các biện pháp Mỹ đang áp dụng.

Trước đó, Tata đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) "tăng tốc giải quyết hàng nhập khẩu cạnh tranh không công bằng" và "tăng uy lực các biện pháp đối phó". Hồi tháng 1, hãng này đã sa thải 1.050 nhân công tại Anh.

Hà Thu (theo CNN)

Cua huỳnh đế cả triệu đồng một kg vẫn cháy hàng

Có hình dạng lạ mắt, thịt chắc và thơm ngon, cua huỳnh đế luôn được ưa chuộng dù giá cả triệu đồng một kg.

Từ lâu, cua huỳnh đế đã được khách hàng săn đón. Cách đây 2 năm tại một siêu thị Hà Nội có thời điểm một con cua huỳnh đế Mỹ nhập khẩu nặng khoảng 2kg được bán với giá 5 triệu đồng. Một vài nhà hàng khác cũng bán loại này với giá 2,5-4 triệu.

Do nhận thấy nhu cầu thị trường cao, gần đây người dân ở các vùng biển miền Trung đổ xô đi đánh bắt nên giá sản phẩm cũng đã giảm xuống, nhưng vẫn luôn cháy hàng dù nguồn cung tăng mạnh hơn so với trước.

cua-huynh-de-ca-trieu-dong-mot-kg-van-chay-hang

Cua huỳnh đế loại 1kg luôn được khách Hà Nội săn đón. Ảnh: ĐSPR.

Anh Hoàng, chủ cửa hàng hải sản tươi sống ở quận Thủ Đức, TP HCM cho biết, anh bắt đầu tìm nguồn cung cấp cua huỳnh đế cách đây 2 năm. Loại này ban đầu được anh lấy tận đảo Lý Sơn, sau đó tìm mua thêm ở đảo Phú Quý do nguồn cung thiếu hụt.

“Cách đây 2 năm mỗi ngày tôi chỉ có khoảng 1-2 kg để bán thì nay số lượng tăng lên gần 10kg nhưng vẫn không đủ cung cấp, có khách đặt hôm nay nhưng phải 2-3 ngày sau mới giao được. Vì là hàng tươi sống nên cua huỳnh đế loại 1 (trên 1kg một con) có giá 850.000 đồng một kg, loại 2 thì 700.000 đồng, riêng loại 5 hoặc 6 con (một con dưới 300gram) có giá 550.000-650.000 đồng một kg”, anh Hoàng nói.

Cũng bán khá đắt khách, anh Tống Đình Trung, chủ vựa hải sản ở quận 2 cho biết, thời điểm này cua huỳnh đế đang nở rộ, tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn thì sản phẩm bán ra sẽ không ngon. Cua huỳnh đế tại cửa hàng anh được bán với giá 550.000-600.000 đồng một kg (mỗi con 700-800gram).

“Toàn bộ sản phẩm cua huỳnh đế của tôi đều lấy từ đảo Phú Quý và có hàng tươi sống mỗi ngày vì có người thân chuyển ra. Với những ghe ở biển 5-6 ngày mới vào tôi sẽ không chọn mua vì như thế cua sẽ gầy và xốp thịt”, anh Trung cho biết.

cua-huynh-de-ca-trieu-dong-mot-kg-van-chay-hang-1

Vỏ cua màu đỏ hồng hình dáng như loài rùa trông rất bắt mắt. Ảnh: MH.

Bán được hàng với số lượng lớn và nguồn cung đang vào mùa, nhưng chủ cửa hàng đặc sản Phan Rang ở cư xá Bắc Hải (quận 10) TP HCM cho biết vẫn thường xuyên bị cháy hàng. Đa phần sản phẩm ở đây được nhập về từ Phan Rang (Ninh Thuận).

“Chúng tôi nhập về mỗi ngày 40 kg nhưng có ngày hết hàng từ sớm do đa phần khách đặt trước. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ 1kg mỗi con trở lên được khách Hà Nội săn đón và mua hết dù giá cao. Ở thời điểm vào mùa, loại từ 1kg mỗi con này có giá một triệu đồng một kg, con nặng nhất là 1,5kg. Còn thời điểm trái mùa có lúc giá lên 1,5 triệu đồng một kg”, chủ cửa hàng này chia sẻ, đồng thời cho biết thêm, đối với loại 700-900gram một con giá bán là 850.000 đồng một kg, còn loại 4-5 con một kg có giá 450.000 đồng.

Chia sẻ với VnExpress, một thương lái chuyên thu gom cua huỳnh đế ở đảo Phú Quý cho biết, loại cua này chỉ có nhiều vào thời điểm trước Tết âm lịch một tháng và kéo dài đến tháng 4 âm lịch. Còn lại các tháng khác sẽ ít dần. Do vậy, thời điểm này là cơ hội được ăn cua rẻ hơn so với từ tháng 5 trở đi.

“Cua này thịt ngon như tôm hùm, chắc, gạch thơm béo và chứa nhiều dinh dưỡng. Khi xưa loài cua này chỉ được dâng lên các vị vua chúa dùng vào các dịp mùa xuân đến nên nó được người xưa đặt cho cái tên là cua hoàng đế nhưng do sợ trùng tên với vua nên đổi sang tên huỳnh đế”, thương lái này nói và cho hay, cua thường sống ở xa bờ, vùng biển sạch, nước sâu, nơi có đất cát và sỏi. Cua huỳnh đế được bắt bằng cách lặn hoặc dùng bẫy. Rập bẫy cua huỳnh đế có hình dạng như chiếc nón, được gắn mồi tươi ở chính giữa. Một số nơi khác thì dùng lưới cho mồi vào để dụ cua vào ăn mồi và dính chân vô lưới.

Hồng Châu

Triển vọng u ám của ngành sợi polyester châu Á

Giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với đầu năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.

Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Nhờ ưu thế so với các loại vải truyền thống như cotton, và chi phí rẻ nhất so với các loại sợi đối thủ khác, polyester được ứng dụng trong nhiều ngành như quần áo, nội thất, vải công nghiệp, máy tính, băng ghi âm và vật liệu cách điện.

Theo số liệu từ hãng nghiên cứu IHS, polyester là loại sợi tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất thế giới. 10 năm gần đây, thị trường sợi polyester toàn cầu đã tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm.

Tuy nhiên, từ nửa cuối những năm 2000, tốc độ tiêu thụ đã chậm lại, một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009. Cơ cấu đóng góp của các nước vào lượng tiêu thụ toàn cầu cũng có sự thay đổi. Những trường hợp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản như Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ tại Việt Nam không phải là trường hợp hiếm.

20 năm trước, Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 36% sợi polyester trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2007, con số này chỉ còn 11%. Sang năm 2012, dù lượng tiêu thụ PET (dạng phổ biến nhất của polyester) vẫn giữ nguyên, tỷ trọng tiêu thụ của cả 3 nền kinh tế này đã rơi xuống dưới 8%. Kể cả khi lượng tiêu thụ được dự báo tăng trưởng 1-2% mỗi năm trong 5 năm tới, thị phần của những khu vực này tổng cộng có thể chỉ còn 6% năm 2018.

trien-vong-u-am-cua-nganh-soi-polyester-chau-a

Cơ cấu tiêu thụ sợi polyester của các nước trên thế giới. Nguồn: IHS

Giữ vị trí số một về tiêu thụ là Trung Quốc. Năm 2013, nước này sử dụng khoảng 64% sợi polyester trên thế giới, chủ yếu ứng dụng trong dệt may. Trung Quốc dùng polyester để dệt vải, nhuộm, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó xuất khẩu lượng lớn thành phẩm, như quần áo, rèm cửa và đồ giường ngủ ra khắp thế giới. Từ năm 2004, họ xuất khẩu đặc biệt mạnh các sản phẩm dệt may. Bị đe dọa bởi lượng lớn hàng giá rẻ nhập khẩu vào thị trường, nhiều doanh nghiệp tại các nước phát triển đã phải tái cấu trúc.

IHS cho rằng các đang nước phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, đã kiếm lời khá từ việc sản xuất sợi polyester trong thời điểm này. Công suất sản xuất của Trung Quốc đã tăng với tốc độ trung bình 20% một năm trong 20 năm qua. Phần lớn sản phẩm được tiêu thụ trong nước (khoảng 96% với năm 2012). Trước năm 2006, Trung Quốc còn là nước nhập khẩu ròng sợi polyester, nhưng giờ đã xuất khẩu ròng.

Tuy nhiên, ngành sản xuất sợi polyester đang gặp khó thời gian gần đây. Từ giữa năm 2014, khi giá dầu thô lao dốc, giá sợi polyester cũng giảm theo. Đến đầu năm nay, giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.

trien-vong-u-am-cua-nganh-soi-polyester-chau-a-1

Sợi Polyester có khá nhiều ưu điểm so với sợi cotton. Ảnh: Mast Group

Hồi tháng 2, giá sợi polyester (chiếm 60% thị phần sợi tổng hợp) chỉ vào khoảng 1,07 USD mỗi kg. Con số này thấp hơn 5,3% so với tháng trước và xuống gần đáy 13 năm. Purified Terephthalic Acid (PTA) - một nguyên liệu thô dùng trong sản xuất sợi polyester đã mất giá 30% so với năm ngoái, xuống 550 USD một tấn, do giá dầu thô lao dốc.

Một nguyên nhân khác là tại Trung Quốc, nguồn cung polyester đang vượt nhu cầu tới 40%. Năm 2012, sản lượng sợi hóa học của nước này là 48 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2014 và là lần đầu tiên trong 3 năm tăng với tốc độ 2 chữ số, Hiệp hội Sợi hóa học Nhật Bản cho biết.

Các hãng sản xuất sợi tổng hợp của Trung Quốc cũng đang thua lỗ. Nhiều công ty được cho là phải thải loại thiết bị cũ và chuẩn bị cho các thương vụ sáp nhập.

Thị trường Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng. Dù vậy, nhiều người cho rằng tác động này là khá nhỏ. Một số loại sợi được đàm phán giá theo quý có thể chịu ảnh hưởng từ tháng 4, tùy thuộc giá nguyên liệu thô. Và nếu dầu thô tiếp tục lao dốc, giá sợi sẽ còn rẻ đi nữa.  

Hà Thu (theo IHS/Nikkei)

FPT bán mảng phân phối, bán lẻ trong năm nay

Chia sẻ với cổ đông, lãnh đạo FPT cho biết số tiền thu được từ kế hoạch này sẽ bổ sung vốn cho hoạt động M&A trong tương lai và tăng sở hữu tại FPT Telecom.

Chiều 31/3, Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT) đã tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2016.

Trước những thắc mắc của cổ đông về tương lai của mảng Phân phối - Bán lẻ (lĩnh vực hoạt động của 2 công ty thành viên là FPT Retail và FPT Trading), lãnh đạo tập đoàn cho biết đang tìm kiếm nhà đầu tư để bán. Hiện FPT đã ký hợp đồng với liên danh gồm Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Chứng khoán Nomura (Nhật Bản) làm nhà tư vấn thực hiện thương vụ này cho đối tác tiềm năng.

Phó tổng giám đốc Nguyễn Thế Phương cho biết, theo chiến lược mà Chủ tịch HĐQT - Trương Gia Bình chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2015, FPT sẽ thực hiện việc giảm sở hữu tại mảng phân phối và bán lẻ và đặt mục tiêu hoàn thành cuối năm nay. Về tỷ lệ bán và tiến trình của thương vụ, ban lãnh đạo FPT chưa tiết lộ nhưng cam kết sẽ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các cổ đông.

Ông Phương khẳng định, mảng bán lẻ - phân phối của FPT đang phát triển mạnh, hai tháng đầu năm 2016 đã hoàn kế hoạch mở cửa hàng của cả năm. Trước đó, năm 2015, khối Phân phối - Bán lẻ các sản phẩm công nghệ có doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng lần lượt 11% và 24%, đạt tương ứng 25.212 tỷ đồng và 729 tỷ đồng trong năm 2015.

fpt-ban-mang-phan-phoi-ban-le-trong-nam-nay

Lãnh đạo FPT cho biết tập đoàn đã quay lại quỹ đạo tăng trưởng 2 con số.

Trong lĩnh vực bán lẻ, năm 2015, FPT đã vận hành 252 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc, với doanh thu tăng 51% và đặc biệt là lợi nhuận trước thuế tăng 335% so với cùng kỳ. Trong năm 2016, mảng này được đặt mục tiêu doanh thu 28.586 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 826 tỷ, tăng trưởng 13,4%.

Ông Phương cho biết, tiền thu được từ bán vốn sẽ được đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. Đây là những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao trong dài hạn. Ngoài ra, nguồn tiền dùng để thực hiện các kế hoạch M&A, trước mắt là tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT Telecom.

Trước những thắc mắc của cổ đông về việc chuẩn bị nhân sự kế cận thay thế đội ngũ lãnh đạo hiện đã lớn tuổi, Chủ tịch Trương Gia Bình đã cho biết hiện nay độ tuổi trung bình của nhân sự tập đoàn là 27 tuổi. Công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo trẻ hùng mạnh, đào tạo kỹ năng, kiến thức, sẵn sàng chuyển giao.

"Ở FPT có những học thuyết về sự trường tồn của tổ chức trước những thay đổi của thời đại. Lãnh đạo FPT luôn mơ ước làm được những điều lớn lao cho xã hội. Vì vậy, khi còn hơi thở là còn cống hiến dù không có lương", Chủ tịch FPT khẳng định.

Tại đại hội, Uỷ viên HĐQT - Đỗ Cao Bảo đã trình bày những thành tựu công ty đạt được trong năm qua. Cụ thể, năm 2015, doanh thu của FPT ước đạt 40.002 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế ước 2.438 tỷ đồng, tăng 17%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu ước đạt 4.369 đồng.

Như vậy, FPT được đánh giá đã trở lại thời kỳ phát triển hoàng kim với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số. Doanh thu từ thị trường nước ngoài đạt 4.859 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 674 tỷ đồng.

Trên cơ sở phân tích, dự báo thị trường, đồng thời với mục tiêu giữ vững và phát huy vị thế, FPT tiếp tục đặt mục tiêu lớn trong năm 2016. Theo đó, doanh thu dự kiến là 45.796 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 10,5% lên 3.151 tỷ đồng.

Về lĩnh vực công nghệ, FPT mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu phần mềm 28% so với năm 2015. Mảng viễn thông có kế hoạch mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty với kế hoạch đầu tư mạnh.

Ông Jean-Charles Belliol - Uỷ viên HĐQT của FPT cho biết, mức chi trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt là 20%, cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 15% (trả vào quý II/2016). Năm 2016, dự kiến mức cổ tức bằng tiền mặt là 20%.

Chia sẻ tại cuộc họp, Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình kể thêm về chuyến tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thuỵ Sĩ). Ở đây, các chuyên gia đã nói rất nhiều về sự phát triển của thế giới trên nền cuộc cách mạng số. Cuộc cách mạng này đang giống như một cơn bão quét qua toàn trái đất, kết quả của cơn bão đó là nhiều doanh nghiệp biến mất đi, nhiều doanh nghiêp sẽ mạnh lên. Dù ở Việt Nam hay ở Mỹ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc. Cách mạng số khiến mỗi công dân, doanh nghiệp, chính phủ đều là công nghệ. Đây là sự thay đổi đột phá theo cấp số nhân.

"Đến năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 tỷ thiết bị điện tử hoạt động, quần áo mặc hằng ngày sẽ gắn hàng nghìn con chíp điện tử, các phương tiện giao thông khi gặp đèn đỏ sẽ tự dừng lại… Các chuyên gia tại Davos nói những câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong cổ tích vậy, người khác có thể không tin nhưng chúng tôi muốn tham gia vào câu chuyện cổ tích này", Chủ tịch Trương Gia Bình nói.

Chính vì vậy, Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết chủ đề của năm 2016 của FPT là "đổi mới để tăng trưởng". Theo đó, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại giao thông, y tế, hành chính, truyền thông đa phương tiện và trong cuộc sống thường nhật...

Bạch Dương

FPT công bố bán mảng phân phối, bán lẻ

Chia sẻ với cổ đông, lãnh đạo FPT cho biết số tiền thu được từ kế hoạch này sẽ bổ sung vốn cho hoạt động M&A trong tương lai và tăng sở hữu tại FPT Telecom.

Chiều 31/3, Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT) đã tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2016.

Trước những thắc mắc của cổ đông về tương lai của mảng Phân phối - Bán lẻ (lĩnh vực hoạt động của 2 công ty thành viên là FPT Retail và FPT Trading), lãnh đạo tập đoàn cho biết đang tìm kiếm nhà đầu tư để bán. Hiện FPT đã ký hợp đồng với liên danh gồm Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Chứng khoán Nomura (Nhật Bản) làm nhà tư vấn thực hiện thương vụ này cho đối tác tiềm năng.

Phó tổng giám đốc Nguyễn Thế Phương cho biết, theo chiến lược mà Chủ tịch HĐQT - Trương Gia Bình chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2015, FPT sẽ thực hiện việc giảm sở hữu tại mảng phân phối và bán lẻ và đặt mục tiêu hoàn thành cuối năm nay. Về tỷ lệ bán và tiến trình của thương vụ, ban lãnh đạo FPT chưa tiết lộ nhưng cam kết sẽ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các cổ đông.

Ông Phương khẳng định, mảng bán lẻ - phân phối của FPT đang phát triển mạnh, hai tháng đầu năm 2016 đã hoàn kế hoạch mở cửa hàng của cả năm. Trước đó, năm 2015, khối Phân phối - Bán lẻ các sản phẩm công nghệ có doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng lần lượt 11% và 24%, đạt tương ứng 25.212 tỷ đồng và 729 tỷ đồng trong năm 2015.

fpt-cong-bo-ban-mang-phan-phoi-ban-le

Lãnh đạo FPT cho biết tập đoàn đã quay lại quỹ đạo tăng trưởng 2 con số.

Trong lĩnh vực bán lẻ, năm 2015, FPT đã vận hành 252 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc, với doanh thu tăng 51% và đặc biệt là lợi nhuận trước thuế tăng 335% so với cùng kỳ. Trong năm 2016, mảng này được đặt mục tiêu doanh thu 28.586 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 826 tỷ, tăng trưởng 13,4%.

Ông Phương cho biết, tiền thu được từ bán vốn sẽ được đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. Đây là những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao trong dài hạn. Ngoài ra, nguồn tiền dùng để thực hiện các kế hoạch M&A, trước mắt là tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT Telecom.

Trước những thắc mắc của cổ đông về việc chuẩn bị nhân sự kế cận thay thế đội ngũ lãnh đạo hiện đã lớn tuổi, Chủ tịch Trương Gia Bình đã cho biết hiện nay độ tuổi trung bình của nhân sự tập đoàn là 27 tuổi. Công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo trẻ hùng mạnh, đào tạo kỹ năng, kiến thức, sẵn sàng chuyển giao.

"Ở FPT có những học thuyết về sự trường tồn của tổ chức trước những thay đổi của thời đại. Lãnh đạo FPT luôn mơ ước làm được những điều lớn lao cho xã hội. Vì vậy, khi còn hơi thở là còn cống hiến dù không có lương", Chủ tịch FPT khẳng định.

Tại đại hội, Uỷ viên HĐQT - Đỗ Cao Bảo đã trình bày những thành tựu công ty đạt được trong năm qua. Cụ thể, năm 2015, doanh thu của FPT ước đạt 40.002 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế ước 2.438 tỷ đồng, tăng 17%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu ước đạt 4.369 đồng.

Như vậy, FPT được đánh giá đã trở lại thời kỳ phát triển hoàng kim với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số. Doanh thu từ thị trường nước ngoài đạt 4.859 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 674 tỷ đồng.

Trên cơ sở phân tích, dự báo thị trường, đồng thời với mục tiêu giữ vững và phát huy vị thế, FPT tiếp tục đặt mục tiêu lớn trong năm 2016. Theo đó, doanh thu dự kiến là 45.796 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 10,5% lên 3.151 tỷ đồng.

Về lĩnh vực công nghệ, FPT mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu phần mềm 28% so với năm 2015. Mảng viễn thông có kế hoạch mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty với kế hoạch đầu tư mạnh.

Ông Jean-Charles Belliol - Uỷ viên HĐQT của FPT cho biết, mức chi trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt là 20%, cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 15% (trả vào quý II/2016). Năm 2016, dự kiến mức cổ tức bằng tiền mặt là 20%.

Bạch Dương

Ông Đinh La Thăng 'đặt hàng' Microsoft

Cho rằng một thành phố thông minh không thể bắt dân chờ đợi khi làm thủ tục, Bí thư Thăng ngỏ lời mời Microsoft cùng với TP HCM xây dựng chính quyền điện tử.

Tại buổi làm việc với ông Mark Day - Tổng giám đốc Bộ phận Doanh nghiệp Chính phủ của Tập đoàn Microsoft (Mỹ) ngày 31/3, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chia sẻ, TP HCM có đầy đủ các lợi thế, điều kiện để phát triển, nhưng nay đã tụt hậu khá xa so với nhiều nơi khác trong khu vực.

Vì vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, quyết tâm của toàn bộ chính quyền và nhân dân là thúc đẩy phát triển để sớm trở lại nhóm các thành phố hàng đầu trong khu vực. Mục tiêu đặt ra là xây dựng một đô thị có chất lượng sống tốt, văn minh hiện đại, một trung tâm tài chính hàng đầu.

ong-dinh-la-thang-dat-hang-microsoft

Bí thư Đinh La Thăng đề xuất nhiều ý tưởng hợp tác trong buổi làm việc với đại diện Microsoft. Ảnh: TP.

Muốn làm được điều này, Bí thư Thăng cho rằng không thể bắt dân chờ đợi khi làm thủ tục rườm rà. Và ông nghĩ việc Microsoft có thể bắt tay cùng làm, xây dựng Chính phủ điện tử để người dân có thể hưởng những dịch vụ công tốt nhất do ứng dụng công nghệ thông tin đưa lại.

"Cần phải ứng dụng công nghệ thông tin để tránh mất thời gian, không bị nhũng nhiễu. Đó cũng là giải pháp quan trọng để chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy công quyền", ông nói và một lần nữa nhấn mạnh quyết tâm biến bộ máy hành chính trước đây thành bộ máy phục vụ nhân dân nhanh nhất, tốt nhất, một cách không điều kiện. Việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp và bộ máy cũng cần được hạn chế.

Ngoài ra, Bí thư Thành ủy cũng cho rằng giữa Microsoft và TP HCM có rất nhiều vấn đề có thể hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin như làm chương trình giao thông thông minh, quản lý chống ngập, môi trường, tội phạm… Trong đó, ông Thăng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm - một nỗi lo thường trực của người dân thành phố.

"Một thành phố văn minh, hiện đại không thể để người dân suốt ngày ăn những sản phẩm bẩn và chết dần, chết mòn được. Thực phẩm bẩn còn ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi của thế hệ sau. Thành phố sẵn sàng hợp tác với Microsoft để thực hiện những mục tiêu trên”, ông Thăng nói.

Ông Mark Day nhận xét việc chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ là cơ hội để TP HCM phát triển nhảy vọt. Vừa qua, Microsoft cũng hợp tác với Bộ Công an về vấn đề bảo mật thông tin. Với những dự án ở TP HCM, ông Mark Day cho hay sẵn sàng hợp tác xây dựng mô hình PPP (hợp tác công tư) để cung cấp hệ thống giao thông tốt nhất, có cơ chế quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngoài ra, tập đoàn sẽ hợp tác để tìm ra cơ chế quản lý hữu hiệu trong cải cách hành chính, rút ngắn thủ tục cho người dân.

Hoài Thu

Doanh nghiệp ngày càng mất nhiều tiền bôi trơn

65% doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là “phổ biến”, và nhiều đơn vị mất hơn 10% doanh thu cho các chi phí không chính thức.

Những con số đáng chú ý nêu trên được đưa ra tại báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 vừa được Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Mỹ (US-Aid) công bố hôm nay (31/3) tại Hà Nội.

“Có một khoảng cách khá xa giữa mong muốn của lãnh đạo địa phương với cách hành xử của những cán bộ thực thi công vụ”, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI – Đậu Anh Tuấn đã đưa ra nhận định với vẻ ưu tư. “Số điểm của chi phí không chính tiếp tục giảm, tức là các doanh nghiệp đang phải mất tiền bôi trơn nhiều lên. Đây là vấn đề lớn”, ông Tuấn nói tiếp.

Cụ thể, nếu như năm 2013, chỉ số này được thống kê trung bình ở mức 6,56 điểm thì hai năm sau chỉ còn 4,97. Trong khoảng thời gian tương ứng, con số các công ty cho biết phải trả phí bôi trơn đã tăng từ 50% lên 66%.

“Sự gia tăng chi phí không chính thức là điểm mà doanh nghiệp e ngại nhất trong xu hướng tiêu cực, bên cạnh sự bất bình đẳng giữa các công ty Nhà nước – tư nhân cũng như sự thiên vị mà cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp lớn”, báo cáo nhận định.

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, chi phí không chính thức có trọng số chiếm 10%, chỉ đứng sau các chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, minh bạch và đào tạo lao động (20%). Do vậy, không khó lý giải khi Sóc Trăng - địa phương có điểm cao nhất trong chỉ số chi phí không chính đã nhảy 14 bậc lên thứ 22 trên bảng xếp hạng PCI vừa công bố. Trong khi đó tại Hà Giang – tỉnh có điểm số này thấp nhất, lại có mặt trong nhóm 5 tỉnh cuối cùng.

doanh-nghiep-ngay-cang-mat-nhieu-tien-boi-tron

Bản đồ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2015.

Câu chuyện mà Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc chia sẻ cũng phần nào cho thấy nhận định về khoảng cách giữa mong muốn của lãnh đạo và hành động của cán bộ công chức mà Trưởng nhóm Đậu Anh Tuấn lo ngại.

"Thực tế cho thấy, ở các tỉnh mà quyết định đầu tư được thúc đẩy theo quy trình từ người đứng đầu, rồi các cấp dưới triển khai thì bao giơ cũng rút ngắn đáng kể so với trình tự thông thường là chuyên viên xử lý, trình các ban ngành thẩm định rồi đưa sang lãnh đạo tỉnh ký duyệt. Quảng Ninh, Quảng Nam là những cái tên được dẫn chứng cho cách làm này", ông Lộc kể.

Theo Chủ tịch Quảng Ninh - Nguyễn Đức Long, nhờ mô hình thí điểm trung tâm hành chính cấp tỉnh, huyện liên thông xuống xã mà địa phương rút ngắn được 40% thời gian các thủ tục so với trước. Cùng với đó, việc đặt nút đo đếm sự hài lòng của doanh nghiệp với cán bộ giải quyết thủ tục cũng là một cách hiệu quả nhằm giám sát cán bộ thực thi.

Còn với Đà Nẵng, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho hay, thành phố đã xây dựng cả hệ thống phần mềm kiểm soát thủ tục nội bộ. “Qua đây chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được được thời gian, trách nhiệm từng khâu”, ông Thơ nói. Tương tự, việc công khai thông tin, minh bạch cũng là một phương cách hiệu quả để Đà Nẵng giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí không chính thức.

"Các bản đồ về kế hoạch sử dụng đất luôn được công khai để nhà đầu tư tiếp cận. Đề án liên kết giữa 8 sở để giải quyết thủ tục hành chính, cấp giấy phép kinh doanh trọn gói cũng đã được triển khai", lãnh đạo thành phố dẫn chứng thêm.

Theo báo cáo PCI năm nay, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết bị cán bộ dùng các quy định để nhũng nhiễu là 66%, tăng 6% so với năm ngoái. Còn tỷ lệ doanh nghiệp trả lời câu hỏi "công việc được giải quyết sau khi chi tiền bôi trơn" là 59%, tăng nhẹ so với một năm trước. Trong khi đó, khâu làm thủ tục thông quan cũng khiến gần 59% doanh nghiệp được hỏi phải chi tiền.

Trong bản công bố gần một năm trước, các hoạt động mà doanh nghiệp có khả năng phải chi trả thêm cũng tương tự năm nay, như thủ tục hải quan, xin phép đầu tư, ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước...

Báo cáo PCI cũng lượng hóa khá chi tiết về chi phí không chính thức, thường được Tổ chức Minh bạch quốc tế gọi là chỉ số nhận thức tham nhũng hay chỉ số kiểm soát tham nhũng theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới.

Nhóm nghiên cứu khi đó cho biết, so với một số nước lân cận, cảm nhận chung của các doanh nghiệp FDI là môi trường đầu tư Việt Nam kém hấp dẫn hơn vì tham nhũng và chi phí không chính thức. “Nhà đầu tư xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng Việt Nam ngang Lào và Campuchia. Song ngạc nhiên là với tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật thì Việt Nam bị đánh giá thấp hơn nhiều hai quốc gia láng giềng”, báo cáo nhận xét.

Báo cáo PCI 2015 được VCCI và US-Aid công bố năm nay dựa trên kết quả điều tra cảm nhận của hơn 10.000 doanh nghiệp dân doanh về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.Đây là năm thứ 11 liên tiếp PCI được công bố và cũng là lần đầu tiên báo cáo dành một chương riêng đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Bên cạnh các đơn vị dân doanh, điều tra cũng lấy ý kiến của gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có được những đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam, phân tích về khả năng hấp thụ và hiệu ứng lan toả của nguồn vốn FDI tại các tỉnh, thành phố.

Chí Hiếu

Chủ đầu tư BOT giao thông Quảng Bình từ chối giảm phí

Cả hai nhà đầu tư dự án BOT nâng cấp mở rộng quốc lộ I qua tỉnh Quảng Bình vừa từ chối kiến nghị giảm phí cầu đường mà địa phương đưa ra.

Sau hai lần kiến nghị, UBND tỉnh Quảng Bình vừa nhận được câu trả lời khước từ về việc giảm phí BOT đường bộ của hai chủ đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh của Công ty Tasco và Tập đoàn Trường Thịnh với lý do sẽ khó hoàn vốn.

Cụ thể, trong lần đầu kiến nghị, tỉnh Quảng Bình đề xuất giảm từ 40% đến 50% mức phí theo giá mới cho các xe cá nhân từ 9 chỗ trở xuống thuộc địa bàn huyện Quảng Ninh khi đi qua trạm thu phí Quán Hàu (thuộc Tập đoàn Trường Thịnh) và các loại xe tương tự thuộc địa bàn huyện Quảng Trạch khi đi qua trạm thu phí thuộc Công ty Tasco.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, do trạm thu phí được đặt tại các đường dẫn vào trung tâm huyện Quảng Ninh và huyện Quảng Trạch nên phương tiện cá nhân của nhân dân địa phương đi lại hàng ngày phải thường xuyên qua trạm. Nhiều trường hợp không đi qua đoạn tuyến BOT hoặc chỉ đi qua đoạn ngắn nhưng vẫn phải nộp đủ phí.

chu-dau-tu-bot-giao-thong-quang-binh-tu-choi-giam-phi

Trạm thu phí của Công ty Tasco tại huyện Quảng Trạch mà tỉnh đề nghị giảm phí. Ảnh: Chí Hiếu

Đặc biệt, kể từ đầu năm 2016, khi tăng phí lên gấp 3,5 lần mức cơ bản trước đây (lên mức 35.000 đồng mỗi lượt cho một xe tiêu chuẩn), địa phương cho rằng như vậy là quá cao với khả năng thu nhập của người dân. Đây cũng là lý do khiến một số người dân huyện Quảng Ninh đã hai lần đưa phương tiện tới chặn trước trạm Quán Hàu để phản đối gây ùn tắc quốc lộ.

“Sau khi được tỉnh vận động, người dân đã giải tỏa nhưng vẫn bức xúc về mức thu phí mới của các trạm BOT. Nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến giao thông và trật tự”, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nói.

Trong khi nhà đầu tư chưa giảm phí như đề nghị nêu trên thì tỉnh Quảng Bình tiếp tục có văn bản đề nghị mở rộng đối tượng được giảm phí là tất cả xe dưới 9 chỗ ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống mang biển kiểm soát của tỉnh.

Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn đốc thúc hai nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất của địa phương, song trong trả lời mới nhất, cả hai doanh nghiệp Trường Thịnh và Tasco đều nói không.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là dù Tập đoàn Trường Thịnh là doanh nghiệp địa phương, trong khi Công ty Tasco có trụ sở tại Hà Nội và không có một mối liên hệ nào về chủ sở hữu hay bộ máy lãnh đạo, nhưng hai văn bản này giống nhau đến hơn 90% từ nội dung, cách lập luận, đến cả dấu mở ngoặc. Cụ thể, nội dung của cả 2 văn bản cùng ghi: “Nếu điều chỉnh giảm theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Bình (trong điều kiện hầu hết các phương tiện qua trạm thu phí là của tỉnh) thì dự án sẽ không có khả năng hoàn vốn đầu tư, ngoài ra chưa xét đến tính khả thi của việc điều chỉnh mức phí 3 năm một lần”.

Giải thích thêm việc không giảm phí, lãnh đạo hai doanh nghiệp đều lập luận, mức giá thu phí đối với các loại xe được nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và mức thu phù hợp với điều kiện địa phương cùng khả năng hoàn vốn đầu tư dự án.

Chí Hiếu

TP HCM ấp ủ mô hình đặc khu kinh tế như thế nào

Trước khi Bí thư Đinh La Thăng đưa ra ý tưởng muốn biến TP HCM trở thành đặc khu như Thượng Hải thì 20 năm trước, vấn đề này đã được Thành phố xin Trung ương thí điểm nhưng bất thành.

20 năm trước, TP HCM đã đề xuất được là một trong ba nơi thành lập đặc khu kinh tế, và TS Trần Du Lịch, lúc ấy là Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố được giao nhiệm vụ chấp bút đề án.

Tuy nhiên, theo ông Lịch, sau đó, Chu Lai (Quảng Nam) mới được chọn thí điểm, song lại chưa được cho một cơ chế đủ mạnh như các nước từng làm nên rất hạn chế. Đến năm 2007, Thành phố được Bộ Chính trị cho nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng với cơ chế tổ chức chính quyền cơ bản như các tỉnh (sau này quyền hạn có hơn), nhưng như thế vẫn là "chiếc áo quá chật" với một cơ thể lớn mạnh như TP HCM.

tp-hcm-ap-u-mo-hinh-dac-khu-kinh-te-nhu-the-nao

Bản đồ khu vực dự kiến hình thành đặc khu kinh tế phía Nam của TP HCM.

Theo đề án Xây dựng chính quyền đô thị, TP HCM sẽ phát triển theo mô hình "Chùm đô thị" - Thành phố trong thành phố. Ngoài 13 quận nội thành cũ (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú) và 3 huyện ngoại thành. TP HCM sẽ lập 4 thành phố mới là TP Đông gồm quận 2, 9 và Thủ Đức, có trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm và giáp với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai (đường vành đai 2). Thành phố này sẽ có chức năng chính là phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao.

Cuối năm 2013, HĐND TP HCM đã nhất trí với đề án thí điểm chính quyền đô thị được tổ chức theo mô hình hai cấp thay cho ba cấp như hiện nay để báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội xem xét.

Và mới đây nhất, theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt, định hướng không gian phát triển theo hướng hình thành hệ thống đô thị và khu công nghiệp, phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù khác, từ năm 2014 UBND Thành phố đã chỉ đạo Tổ công tác xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế đặc biệt của TP HCM.

Nguyên Chủ tịch Lê Hoàng Quân từng nhấn mạnh đây là một chủ trương lớn, đặc biệt quan trọng với tương lai phát triển của thành phố, được kỳ vọng là mô hình mới góp phần phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và các hoạt động kinh tế gắn với hệ thống cảng biển, du lịch sinh thái. Sau khi hoàn thành đề án, UBND TP HCM sẽ có tờ trình để xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND Thành phố trước khi báo cáo xin ý kiến Chính phủ về chủ trương nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Đặc khu kinh tế của TP HCM.

Địa bàn dự kiến hình thành đặc khu kinh tế này nằm ở hướng Nam gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh với tổng diện tích gần 890 km2 với tổng dân số 685.270 người được cho là phù hợp với chiến lược phát triển hướng ra biển.

Sở dĩ chọn địa bàn trên vì nó nằm ở vị trí mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò trung tâm logistics của thành phố, tạo động lực phát triển chung cho vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cho cả nước.

Một số nguyên nhân khác, đây là khu vực còn nhiều khó khăn của thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo ngưỡng dưới 16 triệu đồng mỗi người trên năm ở ba huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ lần lượt là 2,28%, 3,49%, 27,21%, cao hơn mức trung bình của Thành phố 1,45% (số liệu tính đến ngày 31/12/2014). Chưa kể quỹ đất tự nhiên ở các khu vực này lớn nhưng chưa được sử dụng hiệu quả, hợp lý, không chịu nhiều áp lực di dời, giải tỏa, có nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

Việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận, huyện nói trên sẽ giúp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, quy hoạch hiệu quả, cơ sở vật chất (kênh rạch, thủy lợi…) được đầu tư đúng mức sẽ góp phần cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố như căn cứ Rừng Sác, Giồng Cá Vồ (Cần Giờ).

Từ những cơ sở trên, Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM đã hoàn thành đề cương chi tiết thành lập đặc khu kinh tế của Thành phố và ngày 1/10/2015 đã trình lên lãnh đạo UBND thành phố xin ý kiến chỉ đạo. Hai tháng sau đó, tức tháng 12/2015, Viện này lại một lần nữa trình lên Thành phố. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2015, UBND TP HCM đã họp với HIDS và các sở ngành 4 lần để bàn về thành lập đặc khu kinh tế. 

Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cho rằng có nhiều quan điểm trái chiều về sự cần thiết hình thành đặc khu kinh tế trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, về cơ bản Thành phố cần một sự đột phá thực chất về cơ chế và thành lập đặc khu kinh tế có thể là công cụ phù hợp để đáp ứng yêu cầu này. Về tổ chức bộ máy chính quyền, dự án đặc khu kinh tế phía Nam này có 3 phương án. Phương án một là không xáo trộn về tổ chức bộ máy, sẽ kết hợp hài hoà giữa Ban quan lý đặc khu - trực thuộc chính quyền thành phố và vai trò của các sở ngành, chính quyền 4 quận, huyện trên địa bàn đặc khu.

Phương án 2 là gây xáo trộn lớn bằng cách điều chỉnh địa giới hành chính hoặc đề xuất Trung ương cho phép làm thí điểm. Và phương án 3 là đề xuất thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Phương án này ưu điểm là có thể giúp tạo ra những cơ chế, chính sách đột phá. Tuy nhiên, cái khó là hiện Luật vẫn chưa quy định rõ ràng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có trực thuộc thành phố hay không và phải qua lấy ý kiến nhân dân rất phức tạp. 

Về nguồn vốn để triển khai dự án dự kiến sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, kêu gọi vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi. Ngoài ra sẽ xây dựng phương án thu hút vốn theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác theo luật định.

Dù nêu ra khá nhiều thuận lợi, nhưng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cũng chỉ ra các rủi ro, khó khăn và thách thức có thể gặp phải trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế ở Thành phố.

Trước tiên, đây là địa bàn trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Cao độ trung bình của vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè là 0,4-1m với mương rạch chằng chịt sẽ là một thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Chưa kể hiện có rất nhiều quy hoạch chung, quy hoạch ngành đã và đang được xây dựng trên địa bàn hình thành đặc khu kinh tế thành phố; sự bất cập, chồng lấn của các quy hoạch sẽ gây khó khăn cho xây dựng và hoạt động của đặc khu kinh tế.

"Mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu gặp giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của đặc khu kinh tế", HIDS nêu.

Để có các chính sách lớn, đặc biệt dành riêng cho đặc khu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM trong đề cương thành lập đặc khu kinh tế của thành phố đã kiến nghị tăng hạn mức, thời gian và mở rộng đối tượng miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (hàng hóa tạo tài sản cố định), cho vay các dự án đầu tư (đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng) và đề nghị thời gian hoạt động cùng với thời hạn thuê đất là 99 năm. Bên cạnh đó cần tổ chức một cơ chế hành chính và nhân sự tại đặc khu kinh tế theo hướng tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, bộ máy quản lý minh bạch, gọn nhẹ, hỗ trợ tối đa cho các hoạt động di chuyển, đầu tư, kinh doanh để tăng sức cạnh tranh của đặc khu kinh tế.

Tuy nhiên, qua nhiều lần trình xin ý kiến, đề cương chi tiết vẫn chưa được phê duyệt. Theo UBND Thành phố, đây là mô hình được kỳ vọng tạo sự đột phá về thể chế, cũng như tạo động lực thúc đẩy sự phát triển TP HCM. Thế nhưng, đến nay các khuôn khổ pháp lý cụ thể cho mô hình này vẫn chưa định hình, do đó để thực hiện đòi hỏi sự quyết tâm, đồng thuận của cả hệ thống chính trị Thành phố cũng như sự ủng hộ từ Trung ương.

Trong một lần trao đổi với báo chí, trên cương vị là Phó bí thư TP HCM, ông Võ Văn Thưởng cho rằng, nghiên cứu hình thành đặc khu kinh tế thành phố chưa phải là chủ trương của Ban thường vụ Thành uỷ. 

Ông Trần Anh Tuấn - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cũng cho biết, dự án đặc khu kinh tế này hiện giờ đã tạm dừng triển khai và chờ chủ trương mới của lãnh đạo Thành phố.

Trả lời VnExpress về định hướng xây dựng mô hình đặc khu cho TP HCM, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng, tên gọi là đặc khu hay chính quyền đô thị không quan trọng bằng việc xây dựng cho được một cơ chế đặc biệt để đưa Thành phố trở thành đô thị số một trong khu vực.

Lộ trình cho đề án thành lập đặc khu kinh tế của TP HCM được HIDS dự kiến trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu (2014-2015) là xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thường trực Thành ủy, HĐND thành phố, xin chủ trương của Chính phủ.

Giai đoạn một (2016-2018) xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố định hình đặc khu kinh tế, khảo sát và tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hình thành khung thể chế, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Giai đoạn 2 (2018-2025) hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Giai đoạn 3 (2025-2035) đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế.

Hoài Thu

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Vay gói 30.000 tỷ được hưởng lãi suất thấp đến khi giải ngân hết

Thủ tướng vừa đồng ý đề nghị của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 5% cho đến khi giải ngân hết, thay vì phải kết thúc trước ngày 1/6/2016.

Đây là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3/2016 vừa mới được ban hành. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02 với lãi suất ưu đãi 5% cho đến khi giải ngân hết thay vì kết thúc vào ngày 1/6/2016 như Thông tư 11/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định.

Với quyết định trên của Chính phủ, những người mua nhà đã được ngân hàng cam kết cho vay trước ngày 31/3/2016 đều được giải ngân và hưởng lãi suất ưu đãi 5% trong suốt khoảng thời gian vay thay vì phải trả lãi suất thương mại sau ngày 1/6/2016.

vay-goi-30000-ty-duoc-huong-lai-suat-thap-den-khi-giai-ngan-het

Những hợp đồng đã được cam kết vay trước ngày 31/3 trong gói 30.000 tỷ đồng đều được hưởng lãi suất ưu đãi. Ảnh: QH

Trước khi có quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn báo cáo Thủ tướng xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn cho các đối tượng khách hàng, hộ gia đình vay tiền thuê, mua nhà hoặc cải tạo, với lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng nếu việc giải ngân gói này đến ngày 1/6 chưa thực hiện xong.

Đồng thời, ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn hỏa tốc gửi 19 ngân hàng thương mại tham gia cho vay mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng. Theo đó, từ ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng ký hợp đồng mới với toàn bộ các khách hàng của chương trình do gói chính sách này đã tiêu thụ hết "quota". Cụ thể, theo ước tính của nhà điều hành, đến ngày 10/3, các nhà băng đã cam kết cho vay 30.122 tỷ đồng đối với 46.246 khách hàng. Như vậy, với quyết định này, sẽ không có thêm khách hàng được hưởng gói 30.000 tỷ từ ngày 1/4.

Cũng tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.

Bên cạnh đó tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng gắn với bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Song song với đó là đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Hoài Thu

Cổ đông Hòa Phát 'choáng' với lương lãnh đạo

Với thù lao cho mỗi thành viên hội đồng quản trị vào khoảng hơn 300 triệu đồng một tháng, có cổ đông cho rằng quá cao so với nhiều doanh nghiệp có quy mô tương đương.

Việc trích lập 35 tỷ đồng để chi trả thù lao cho Hội đồng quản trị là một trong những nội dung được Đại hội cổ đông Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) thông qua trong phiên họp thường niên sáng nay (31/3) tại Hà Nội.

Hội đồng quản trị của Hòa Phát có 10 thành viên, song một người đã nghỉ từ tháng 8/2015. Theo đó, mỗi thành viên được nhận mức thù lao khoảng 3,9 tỷ đồng, tương đương mức trung bình hơn 300 triệu đồng mỗi tháng. Riêng Ban Giám đốc có 3 thành viên được nhận 5% quỹ khen thưởng từ phần vượt kế hoạch năm, tương đương 13 tỷ đồng. Theo đó mỗi thành viên được nhận 4,3 tỷ đồng.

co-dong-hoa-phat-choang-voi-luong-lanh-dao

Ông Trần Đình Long đề nghị đây là lần cuối đại hội nói về thù lao và lương.

Một số cổ đông cho rằng mức thù lao như vậy là quá lớn so với các doanh nghiệp có quy mô tương đương hoặc cùng ngành nghề.

"Tôi cũng nắm được thông tin thù lao của một số ngân hàng lớn chỉ vào khoảng 0,35% lợi nhuận sau thuế. Hoặc so sánh với thù lao của Công ty Cơ điện lạnh (REE), vốn cũng cao, lợi nhuận cũng cao mà thù lao là 3,4 tỷ. Tất nhiên mức thù lao nói trên ở các công ty là có chuyện kiêm nhiệm nữa nhưng tôi đặt trong sự so sánh thì vẫn chưa giải thích nổi. Thực sự là tôi cảm thấy hơi choáng", một nữ cổ đông cho hay. 

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát cho rằng với quy mô doanh thu trên một tỷ USD thì số lượng doanh nghiệp trên thị trường không phải nhiều. Tuy nhiên, cũng hiếm có doanh nghiệp nào như Hòa Phát khi năm nào cũng vừa mở rộng đầu tư, vừa chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. 

"Có những doanh nghiệp kế hoạch hoành tráng nhưng tiền tươi thì không có cho cổ đông. Tôi vẫn nghĩ rằng đáng biểu dương ban điều hành, hiếm có công ty nào vừa đầu tư, vừa rút ra cả nghìn tỷ để trả cổ tức. Mức thù lao như vậy nói cao cũng đúng mà nói thấp thì cũng đúng. Thù lao 35 tỷ là chúng tôi làm ra 3.500 tỷ chứ nếu làm ra 5 tỷ thì cũng được rất thấp", ông Long nhận xét.   

Về mức lương và khen thưởng cho ban điều hành, ông Long cũng cho rằng rất khó để so sánh. "Với quy mô của Hòa Phát, lương như Tổng giám đốc chắc khó tìm người nhận dưới 300 triệu một tháng. Tuy nhiên, lương anh Dương chỉ là 70 triệu đồng một tháng trước thuế. Tôi nói ra đây đúng là xấu hổ quá vì mức lương quá thấp. Tôi xin nói lại đây sẽ là buổi cuối cùng chúng ta nói về thù lao và lương", ông Long cho hay. 

Cũng tại Đại hội sáng nay, lãnh đạo Hòa Phát cho biết đã đạt doanh thu 27.864 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.504 tỷ đồng năm 2015. Không ít cổ đông cũng bày tỏ sự băn khoăn về sự dè dặt trong kế hoạch kinh doanh năm 2016 của Hòa Phát khi mục tiêu lợi nhuận chỉ bằng 90% mức thực hiện nêu trên với 3.200 tỷ đồng.

"Kế hoạch năm 2016 chỉ bằng 90% của năm trước. Tất nhiên, báo cáo đã chỉ ra một số khó khăn của thị trường nhưng cũng có nhiều điểm thuận lợi hơn, đặc biệt khi thị trường bất động sản có khởi sắc. Phải chăng chúng ta nên đặt ra mức tăng trưởng so với năm ngoái cho phấn khởi", một cổ đông nhấn mạnh.  

Ông Trần Đình Long cho rằng, lợi nhuận cao ai cũng muốn. Nhưng đó là vấn đề mâu thuẫn muôn thuở giữa bên sở hữu và ban điều hành. "Thời điểm xây dựng kế hoạch là cuối năm 2015, giữa bối cảnh các giá nguyên liệu cơ bản như giá dầu, quặng sắt... đều giảm. Trong đó sản phẩm thép chiếm 80% doanh thu của tập đoàn cũng giảm giá tới 30%. Nhu cầu sắt thép giảm nên lợi nhuận cũng giảm theo", ông Long cho hay.

Chủ tịch Hòa Phát cũng cho biết, kế hoạch xây dựng ban đầu doanh thu chỉ là 2.500 tỷ đồng nhưng sau đó đã được điều chỉnh lên 3.200 tỷ.

"Tôi cũng đang là cổ đông, tôi cũng muốn lợi nhuận nhiều nhất, khát khao của tôi không kém gì các cổ đông khác về con số doanh thu, lợi nhuận. Chúng ta ngồi đây nói thì rất dễ nhưng tôi nghĩ rằng, phải chia sẻ với người điều hành. Tôi chỉ có một cam kết là sẽ làm hết sức, không kể ngày đêm", ông Long nhấn mạnh.

Ngọc Tuyên