Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Dịch vụ 'tái sinh' sau khi qua đời giá 200.000 USD

Thành phố Scottsdale, Arizona là nơi chứa 147 bộ não và thân thể, tất cả đều được giữ đông trong ni tơ lỏng, mong ngày được hồi sinh.

“Nửa thế kỷ trước, người ta được coi là chết sau khi ngừng thở và tim ngừng đập. Nhưng với chúng tôi, đó là khi họ cần được giải cứu,” Max More, CEO công ty Alcor phát biểu. Công cuộc giải cứu bắt đầu vào giây phút bác sĩ tuyên bố bệnh nhân đã tử vong. Alcor sẽ lập tức chuẩn bị bồn đá, đưa vào cơ thể bệnh nhân 16 loại thuốc và chất chống đông cho tới khi thân nhiệt hạ xuống gần với nhiệt độ đóng băng.

“Điều quan trọng là quá trình làm lạnh phải diễn ra thật nhanh chóng”, More cho biết. Để đảm bảo điều đó, Alcor lập nên các nhóm làm việc ở Anh, Canada, Đức và những người đồng ý tham gia thí ngiệm sẽ nhận được 10.000 USD.

dich-vu-tai-sinh-sau-khi-qua-doi-gia-200000-usd

Max More, CEO Công ty Alcor đứng trước nơi chứa 147 bộ não và thân thể được bảo quản lạnh.

Thời gian làm lạnh là chuẩn bị phẫu thuật mất khoảng 35 phút. Sau đó, nếu bệnh nhân yêu cầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ tới cắt rời đầu họ. Những bệnh nhân này hy vọng sẽ có được cơ thể mới với DNA của chính mình. Chi phí bảo quản đầu là 80.000 USD, còn bảo quản toàn bộ cơ thể lên tới 200.000 USD. Trong khi đó, Viện Cryonics ở Michigan lại đưa ra mức giá thấp hơn: 28.000 USD cho cả người. Vậy tại sao lại có sự khác nhau về giá cả như vậy?

“Chúng tôi rất thận trọng trong vấn đề tài chính. 115.000 USD trong số 200.000 USD sẽ được đưa vào quỹ chăm sóc bệnh nhân” để trang trải chi phí cuối cùng, và được quản lý bởi thân nhân. More cho biết quỹ giờ đã có trị giá lên tới 10 triệu USD.

Năm 1986, Alcor lúc ấy vẫn còn được điều hành bởi các tình nguyện viên, và More gia nhập tổ chức với tư cách là thành viên thứ 67. Từ đó đến nay, con số này đã là hơn 1.000 với 8 nhân viên toàn thời gian. Trong số các thành viên có cả tỷ phú đầu tư Peter Thiel và kỹ sư trưởng của Google, Ray Kurzweii. Công ty từng hứng búa rìu dư luận khi bị cáo buộc ngược đãi thi hài của siêu sao bóng chày Ted Williams. Tin đồn này sau đó đã bị bác bỏ.

Elaine Walker, 47 tuổi, giảng viên trường Cao đẳng cộng đồng Scottsdale, đã đăng ký bảo quản đầu mình tại Alcor từ 9 năm trước. Phí thành viên mỗi năm của Alcor là 600 USD. “Tôi không hề lo lắng về quyết định của mình. Không phải là tôi muốn kéo dài sự sống để làm những việc mình chưa kịp làm. Đơn giả chỉ là vì tôi tò mò chuyện gì sẽ xảy ra thôi”.

Dưới khía cạnh pháp luật, Alcor không bị ràng buộc phải hồi sinh lại người chết. Trên thực tế, sau khi đã được tuyên bố tử vong, 147 cái xác kia sẽ chỉ được xem là các bộ phận cơ thể hiến tặng để phục vụ khoa học. “Chúng tôi luôn làm tới cùng, thậm chí sẵn sàng ra tòa để giành được cơ thể bệnh nhân nếu cần thiết. Chúng tôi đã làm thế nhiều lần rồi,” More trao đổi với CNBC.

Dù không vướng phải bất cứ rào cản pháp lý nào, Alcor vẫn phải đối mặt với một số hạn chế về khoa học. Michio Kaku, giáo sư vât lý ở Đại học thành phố New York nhận định: “Phương pháp tái sinh không dựa trên bất cứ lập luận có thể kiểm chứng nào”. Dù đã có những thí nghiệm thành công về thụ tinh ống nghiệm với phôi đông lạnh ở động vật, nhưng vẫn chưa có bằng chứng để kết luận kết quả trên sẽ đúng với con người. Lý do là bởi sự cấu tạo phức tạp của bộ não con người với hơn 100 tỷ tế bào thần kinh.

Nhưng với More, Alcor chính là đang cho đi niềm hy vọng vào cuộc sống ở thế giới bên kia. “Tôi muốn thấy được tương lai. Niềm tin đó giúp tôi có thể bỏ qua tất cả những cái giá mà mình phải trả”.

Hà Tường (Theo CNBC)

Mận cơm Lạng Sơn được giá

Giữa vụ, mận cơm tại vườn bán được khoảng 15.000-20.000 đồng một kg, trong khi bán lẻ có thể được giá gấp đôi.

Mận cơm Lạng Sơn đang vào vụ thu hoạch. Năm nay, giá mận cơm đầu vụ nhỉnh hơn mọi năm khoảng 3.000-5.000 đồng một kg. Trao đổi với VnExpress, ông Hứa Xuân Dương - Chủ tịch UBND xã Hải Yến (Cao Lộc, Lạng Sơn) ước tính, toàn xã 30 ha mận, hầu như gia đình nào cũng trồng nhỏ lẻ từ vài cây cho đến vài trăm cây.

man-com-lang-son-duoc-gia

Người dân thu hái mận cơm. Ảnh. Hồng Vân

Đây là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo của địa phương, cách đây khoảng 20 năm, nhận thấy giá trị kinh tế của mận cơm nên người dân đã đem giống về trồng. Sau 3 năm cây bói quả và cho thu hoạch. “Đầu vụ, mận cơm được săn lùng với giá cao ngất ngưởng 70.000-80.000 đồng một kg. Giờ còn khoảng 30.000- 40.000 đồng nhưng nhìn chung vẫn được giá. Một số hộ bắt đầu thu hoạch nhưng sản lượng giảm so với mọi năm", vị Chủ tịch xã nói.

Theo ông Dương, khoảng 3 năm trở lại đây, mận cơm ít quả hơn so với trước. Khả năng cho quả kéo dài đến 20 năm sau từ khi được thu hoạch, một số hộ nông dân chặt cây già, trồng cây non nhưng tỷ lệ đậu quả cũng không cao.

man-com-lang-son-duoc-gia-1

 Mận cơm giòn, hương vị thơm ngon, bắt mắt được khách ưa chuộng. Ảnh. Hồng Vân

Ông Hoàng Văn Châu (64 tuổi, xã Hải Yến, Cao Lộc) cho biết, gia đình có hơn 300 gốc mận cơm, trồng rải rác mỗi năm, có những cây trồng cách đây 15 năm có những cây mới trồng được 4-5 năm. Cách đây khoảng 3 năm, mỗi cây trung bình cho 30 kg quả, mỗi vụ gia đình ông thu gần 2 tấn. “Năm nay giá cao nhưng mỗi cây trưởng thành chỉ được khoảng 10 kg nên bây giờ nhà tôi mới bắt đầu thu hái”, ông Châu chia sẻ.

Chị Thắm, tiểu thương tại thành phố Lạng Sơn cho hay mận địa phương có mẫu mã, hương vị thơm ngon, giòn nên được khách ưa chuộng. Mỗi ngày, chị gom mận đem ra các chợ như Giếng Vuông, Đông Kinh, rồi đóng hàng gửi xe khách xuống Hà Nội cho khách.

Theo phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Cao Lộc, toàn huyện có hơn 185 ha mận cơm. Bà con nông dân tự trồng nhỏ lẻ, rải rác trên vườn đồi của gia đình, chân ruộng hoặc khe suối mà chưa hình thành vùng trồng tập trung. Cây mận cơm dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế người dân.

Hồng Vân

Ngành điều Việt Nam còn nhiều lỗ hổng

Năm 2015, Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về chế biến hạt điều. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm của ngành này còn nhiều thách thức khi mà nhiều lô hàng xuất khẩu bị nhiễm khuẩn phải trả về.

Năm 2015, sản lượng điều chế biến của Việt Nam đã vượt Ấn Độ, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về chế biến điều. Trong năm này, sản lượng điều thô trong nước đạt 1,4 triệu tấn, chiếm gần 50% sản lượng thế giới (hơn 2,9 triệu tấn).

Năm qua, Việt Nam đã nhập khẩu gần 900.000 tấn điều thô từ 25 quốc gia để chế biến xuất khẩu, phần lớn là từ các nước châu Phi, Campuchia. Thế giới đánh giá rất cao năng lực chế biến điều của Việt Nam.

nganh-dieu-viet-nam-con-nhieu-lo-hong

Ngành điều Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: MH.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, trong một hội nghị của ngành điều thế giới tổ chức ở Dubai cách đây chưa lâu, ông đã rất buồn khi hình ảnh ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam xuất hiện đầy phản cảm: “Một đoạn video quay cảnh những hạt điều ở Việt Nam phơi trên tấm bạt trải dưới nền đất, cạnh đó là những con vịt đi qua đi lại, người dân lại dùng chiếc bàn cào để cào trộn hạt điều trên sân và những người lột vỏ điều đeo găng tay dính nhựa điều đen kịt…

Người chủ cơ sở trong đoạn video còn tuyên bố sẽ trở thành doanh nghiệp chế biến đứng đầu cả nước trong 10 năm tới… Tôi thực sự rất buồn. Phải nhờ người nói hộ ban tổ chức đừng chiếu nữa. Đoạn video này khiến người nước ngoài rất sốc. Sự thực rằng, những hình ảnh này không đại diện cho ngành chế biến điều ở Việt Nam khi chúng ta có các nhà máy hiện đại, đảm bảo vệ sinh. Nhưng nó vẫn là đề tài, thậm chí kẽ hở để các đối thủ, nước khác săm soi, gây mất uy tín”.

Thực tế cho thấy, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi lo khi đã có không ít lô hàng nhân điều xuất khẩu đã bị trả về do nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli.  Trong đó, có trường hợp bị lây nhiễm chéo khi hàng đã khử trùng. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến. Trong 32 doanh nghiệp thì gần một nửa đã có vấn đề.

Không chỉ vậy, ở trong nước, một số công ty vốn không gắn bó với lợi ích của ngành điều đã tự ý rao bán, ký kết các hợp đồng bán máy móc, thiết bị chế biến điều cho chính những nước đang xuất khẩu điều thô cho Việt Nam. Khi đó, những nước này sẽ không mặn mà bán điều thô khi đã sở hữu được công cụ chế biến làm tăng giá trị hạt điều của họ. Điều này theo nhiều chuyên gia trong ngành sẽ “bức tử” ngành điều trong nước.

Ông Thanh cho biết, trong 5 tiêu chí đánh giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam, truy xuất nguồn gốc chúng ta mắc 6 lỗi, tạp chất 5 lỗi, độ ẩm 3 lỗi, màu sắc 3 lỗi và sâu sống 6 lỗi, cao hơn nhiều nước khác. “Trước đây, khi chúng ta chưa lớn mạnh không ai quan tâm nhiều. Nhưng bây giờ, khi trở thành “hoa hậu” của ngành điều, mọi cử chỉ nhất cử nhất động đều bị để ý rất kỹ. Chính vì thế, càng phải khắc phục cho bằng được những lỗ hổng này", ông nói.

Ngày 7/4 vừa qua, VINACAS đã gửi công văn đến các nước xuất khẩu điều thô để giải thích về yêu cầu được trợ giá từ các nước này. Trước đó, mặc dù rất nhiều lần vi phạm hợp đồng như giao hàng chậm, hàng kém chất lượng, hủy hợp đồng… nhưng những nước xuất khẩu điều như Bờ Biển Ngà, Nigieria… luôn yêu cầu phải trợ giá. VINACAS phải giải thích việc trợ giá các lô hàng giao tháng 4 - 5 là không thể thực hiện được vì đa số các lô hàng này đã cân đối sản xuất và ký bán nhân cho khách hàng nước ngoài. Mặt khác, việc trợ giá đó là không đảm bảo công bằng thương mại đối với phía doanh nghiệp Việt Nam và tạo tiền lệ xấu trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hạt điều trong những năm sau.

Công văn cũng nếu rõ, trong năm nay, Việt Nam sẽ có đánh giá phân loại các nhà cung cấp điều thô cho Việt Nam theo một thang điểm mới (kể cả các nhà môi giới). Đến cuối năm nay, VINACAS sẽ công bố danh sách các doanh nghiệp xấu (doanh nghiệp không giao hàng điều) trong thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các nhà nhập khẩu điều thô trong phiên họp đã thống nhất sẽ không tiếp tục mua hàng của các đối tác xù hợp đồng của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Cách đây chưa lâu, ngày 13/4, sau nhiều ý kiến phản đối, VINACAS phải gửi công văn yêu cầu Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp của Trường Đại học Bách khoa TP HCM không được chuyển giao công nghệ chế biến điều nguyên liệu cho Bờ Biển Ngà vì lo ngại doanh nghiệp lẫn người lao động trong ngành bị ảnh hưởng.

Một lỗ hổng nữa của ngành điều là mất cân đối giữa sản lượng xuất khẩu cao ấn tượng và diện tích, sản lượng trong nước giảm dần. Là một nước có điều kiện thổ nhưỡng rất thuận lợi cho cây điều, với năng suất rất cao (gấp 3 lần so với Bờ Biển Ngà), Việt Nam đã từng sản xuất đủ điều thô để cung cấp cho ngành sản xuất hạt điều. Thế nhưng, ưu thế đó dần mất đi khi Việt Nam phải nhập khẩu  gần 900.000 tấn điều thô.

Đại diện VINACAS cảnh báo, từ nay đến năm 2020, có khoảng 60.000ha điều cần tái canh và cải tạo. Như vậy, mỗi năm cần hàng triệu cây giống để trồng mới. Yêu cầu kỹ thuật khi cành dùng để ghép phải trên 8 năm tuổi mới có năng suất ổn định. Phải quản lý chặt chẽ và kiểm soát được chất lượng cây giống vì các vườn ươm rất dễ chạy theo lợi nhuận, sử dụng cây còn non, chưa đủ tuổi để ghép. Điều này sẽ gây hậu quả rất lớn khi một nửa diện tích cây trồng không đạt tiêu chuẩn và khiến năng suất giảm mạnh.

Theo Dân Việt

Bộ Công Thương công bố số điện thoại thu mua cá cho ngư dân miền Trung

Vụ Thị trường trong nước sẽ nhận nhiệm vụ thu mua, tiêu thụ thuỷ hải hản an toàn cho các ngư dân miền Trung

Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngư dân một số tỉnh ven biển miền Trung tiêu thụ thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của hiện tượng thủy hải sản chết bất thường không rõ nguyên nhân, Bộ Công Thương công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ ngư dân trong việc thu mua, tiêu thụ thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt bảo đảm an toàn.

Các ngư dân có thể gọi 3 số điện thoại sau:

1. Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

Điện thoại di động: 0979815668

2. Ông Dương Thái Trung - Trưởng Phòng Thương mại nông sản, vật tư và hàng tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

Điện thoại di động: 0906725555

3. Phòng Thương mại nông sản, vật tư và hàng tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương

Điện thoại cố định: 04-22205359

Trong cuộc họp ngày 30/4 tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sáng 30/4, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp phối hợp với địa phương để thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Trước đó, hiện tượng cá chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung đã khiến người dân không dám ăn hải sản. Cá tôm đánh bắt xa bờ về không bán được, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân và gây thiệt hại nặng cho kinh tế biển.

Bỏ tiền vào kênh đầu tư nào đang lãi nhất

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, gửi ngân hàng vẫn mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.

VnExpress thống kê một số chỉ số để phác hoạ hiệu quả của các kênh đầu tư trong đầu năm 2016 và người dân lựa chọn các kênh phù hợp. Hiệu quả thực sự của kênh đầu tư không chỉ phụ thuộc vào diễn biến chung của thị trường mà còn tuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi cá nhân.

bo-tien-vao-kenh-dau-tu-nao-dang-lai-nhat

Nếu có tiền nhàn rỗi, người dân nên chọn một kênh đầu tư để gia tăng giá trị tài sản

Vàng

Trong 4 tháng đầu năm 2016, giá vàng trong nước có nhiều phiên biến động do sự thăng trầm của thị trường vàng thế giới. Ngày 30/4, giá vàng SJC bán ra tại Hà Nội đạt 33,8 triệu đồng một lượng. Như vậy, với những nhà đầu tư nắm vàng từ thời điểm đầu năm, tức khoảng 32,55 triệu đồng một lượng thì đến nay đã được lãi khoảng hơn 1,27 triệu đồng. Hiệu quả đầu tư ở mức gần 4%. Như vậy, vàng vẫn được coi là kênh đầu tư có hiệu quả, một hầm trú ẩn an toàn đối với những nhà đầu tư muốn bảo toàn giá trị tài sản.

Chốt phiên ngày 29/4, giá vàng giao dịch thế giới ở mức 1.267 USD mỗi ounce. Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới khoảng 34,1 triệu đồng, cao hơn giá vàng tại Việt Nam khoảng 700.000 đồng một lượng tại cùng thời điểm.

Sau 3 năm giá vàng liên tục giảm giá, các chuyên gia tài tính thế giới dự báo thời điểm đáy của vàng đã kết thúc và những cú nhảy vọt của lkim loại quý này trong năm 2016 đã chứng minh điều đó. Tuy vậy, tăng trưởng của thị trường vàng lại phụ thuộc lớn vào chính sách tệ của Mỹ.

Trong năm 2016, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có dự định tăng lãi suất để lấy lại vị thế của đồng đôla. Trước đó, cuối năm 2015, Mỹ cũng đã quyết định tăng lãi suất 0,25%, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất 0% kéo dài suốt nhiều năm.

USD

Mua vào USD từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư đang bị lỗ nếu bán ra vào thời điểm này. Đầu năm 2016, giá trị mua vào 1 đôla = 22.450 đồng, nhưng đến nay bán ra chỉ được 22.320 đồng, giảm khoảng 0,6% so với năm trước. Ngân hàng Nhà nước với chính sách thắt chặt tiền tệ, chống đôla hoá, vàng hoá trong nền kinh tế, kênh đầu tư đôla sẽ được cho là thất thế trong năm nay.

Cuối tháng 12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất về 0% đối với tiền gửi bằng đồng USD của cá nhân, tổ chức tại các tổ chức tín dụng. Từ đây, kênh đầu tư này trở nên kém hấp dẫn tại Việt Nam.

Gửi tiết kiệm

Với cuộc chạy đua lãi suất huy động năm nay, người gửi tiền có cơ hội nhận lãi suất lớn.  Dưới tác động cuả Thông tư 36 về quản lý nguồn vốn cho vay bất động sản, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất kỳ hạn ngắn lên 8% như Eximbank. Tuy nhiên, phần đông các ngân hàng thương mại vẫn giữ mức lãi suất huy động từ 6,2 đến 6,4% trong một năm. Như vậy, bình quân lãi suất ngân hàng khoảng 6,5%. Tuy nhiên, lạm phát từ đầu năm đến nay cũng ở mức 1,4%, như vậy kênh đầu tư gửi tiền ngân hàng chỉ đem lại khoảng hơn 5% lãi.

Với chính sách hạ lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, ngày 29/4 hàng loạt các ngân hàng lớn như Vietcombank. BIDV, Vietinbank đã cam kết giảm lãi suất cho hay. Việc giảm lãi suất cho vay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi. Với mức lạm phát năm 2016 dự báo sẽ tăng mạnh, mục tiêu là dưới 5% thì hiệu quả của kênh đầu tư này sẽ không cao như mong đợi.

Chứng khoán

Hiệu quả đầu tư vào chứng khoán còn tuỳ thuộc vào danh mục, lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư. Trải qua những phiên lao dốc dữ dội hồi đầu năm, đến nay thị trường đã lấy lại vị thế, nhiều cổ phiếu tăng nóng. Tính đến này 29/4, Vn-Index đã tăng lên 598 điểm, tăng tới 19,5 điểm tương ứng 3,4% so với đầu năm.

Chủ tịch UBCK Nhà nước - Vũ Bằng nhận định năm 2016 thị trường chứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của thị trường kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng. Tuy vậy, những phiên giao dịch gần đây cho thấy, những thay đổi về chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp đã tác động tốt tới chỉ số, khối ngoại mua ròng trở lại.

Bất động sản

Thị trường bất động sản năm 2016 được cho là tiếp tục hồi phục. Tuy nhiên, dưới tác động của Thông tư 36, siết dòng vốn cho vay vào bất động sản nên kênh đầu tư này đang chững lại trong những tháng đầu năm. Các chỉ số về giá nhà, số lượng bán hàng đã chững lại sau giai đoạn tăng trưởng nóng cuối năm 2015.  Đầu tư vào địa ốc đòi hỏi vốn lớn, cần đầu tư lâu dài mới thấy được hiệu quả. Ngay cả khi có một lượng vốn lớn thì việc chọn đầu tư vào bất động sản ở đâu, khu đất nào cũng vô cùng khó khăn đòi hởi phải có chiến lược, tính toán kỹ càng.

Chẳng hạn, trong trường hợp có một tỷ đồng nếu gửi ngân hàng được lãi suất khoảng 7% một năm, sau khi trừ đi yếu tố lạm phát hầu như không còn lãi nhiều. Trong khi đó, nếu cùng số tiền này mua một mảnh đất ngoại thành Hà Nội dù không thu được lãi hàng tháng, nhưng khi bán miếng đất, giá trị của nó sẽ tăng lên (trong điều kiện tính toán kỹ, mua đúng giá trị khu đất).

Chợ Campuchia 2 thế hệ ở Sài Gòn

Chủ nhật, 1/5/2016 | 05:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/5/2016 | 05:00 GMT+7

Du nhập vào Việt Nam từ những năm 1970, trải qua 2 thế hệ tiểu thương nhưng đặc sản của Campuchia giữa lòng Sài Gòn vẫn luôn đắt khách.

Mặc dù quy mô không lớn, lại nằm trong hẻm 374 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM nhưng chợ Campuchia không hề thiếu những đặc sản nổi tiếng mang nguồn gốc của đất nước chùa tháp. Đa phần các quầy hàng ở đây được duy trì qua 2 thế hệ. 

Chủ sạp khô Hai nhỏ ở đây cho biết, sạp khô này của gia đình chị được bán từ sau năm 1970 do cha mẹ chị là người Campuchia làm chủ. Tới nay, khi cha mẹ già yếu thì truyền lại cho chị quản lý. Toàn bộ thực phẩm được nhập 100% từ Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).

"Ban đầu khi mang sản phẩm qua Việt Nam, gia đình tôi nhắm chủ yếu là đối tượng người Campuchia tại đây. Tuy nhiên, lượng khách đến mua lại đa phần là người Việt. Mỗi ngày sạp của tôi bán tới vài trăm kg khô cho khách hàng từ trong đến nước ngoài, rất hiếm khi hàng ế ẩm", chủ sạp này cho biết.

Cũng đắt khách không kém sạp Hai Nhỏ, chủ sạp Tư Xê cho biết, cửa hàng liên tục đóng hàng cho khách gửi đi nước ngoài. Các loại khô cá lóc, lạp xưởng, cá tra Biển Hồ, thịt trâu treo gác bếp, khô nhái là những đặc sản Capuchia bán rất đắt khách. Nhiều khách hàng mua cả 20-30kg đóng hộp gửi đi. Giá các sản phẩm ở đây dao động 200.000-500.000 đồng một kg.

Riêng với lạp xưởng, vào những dịp lễ,Tết số lượng người mua cũng như khách đặt tăng gấp đôi so với ngày thường nhưng giá cả vẫn không đổi.

Ngoài cá tra, cá sặc còn nhiều loại cá khô khác như cá sấy được bày biện rất hấp dẫn. "Vì là dân buôn lâu năm, mối hàng để lấy quen nên hàng luôn đạt chất lượng ngon nhất. Đặc biệt thay vì vài tháng nhập hàng một lần thì tôi lấy hàng theo tháng để đảm bảo độ ngon và sạch", chủ cửa hàng khô ở chợ này cho biết.

Không xé nhỏ ra từng sợi như những loại khô bò ở các vùng miền khác, khô bò Campuchia là những tảng thịt lớn tán mỏng. Sản phẩm được làm từ bò chăn thả tự nhiên trên các cánh đồng bạt ngàn của xứ sở chùa tháp, nên cho loại thịt rất chắc. Đây cũng là sản phẩm bán chạy tại khu chợ này với giá 250.000-300.000 đồng một kg.

"Loại khô bò này có thể nướng hoặc chiên, ăn nóng chấm với tương ớt rất ngon. Do vậy, mà hầu như ngày nào sản phẩm cũng được nhiều khách đặt hàng. Mỗi tháng tôi bán tới vài chục kg", chủ sạp Hai nhỏ chia sẻ.

Ngoài khô, chợ này còn bán các loại mắm đặc trưng của Campuchia, nổi bật là mắm bò hóc hay prahok - một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt. Đây là một nguyên liệu tiêu biểu trong nền ẩm thực Khmer. Hay mắm ba khía - loại mắm được làm từ con ba khía rất ưa chuộng ở Campuchia. Giá các sản phẩm này dao động 200.000-250.000 đồng một kg.

Đến chợ này khách hàng cũng dễ dàng mua được các loại gạo của Campuchia. "Gạo Campuchia hạt đều, dẻo, thơm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp nên được khá nhiều người lựa chọn. Đối với sản phẩm gạo dẻo thông thường giá 19.000 đồng một kg, còn gạo đặc sản 21.000 đồng một kg. Cửa hàng tôi có tới 5 loại gạo đủ mọi phân khúc", chủ sạp gạo chợ này nói.

Gia vị tại chợ cũng khá đa dạng, đặc trưng như ngải bún và trái trúc (chanh thái), hai loại gia vị truyền thống của người Campuchia. Đây là thành phần không thể thiếu để tạo nên hương vị cho món bún num bo chóc. Ngải bún có hình thon dài, không có hương thơm nồng như gừng nhưng dịu nhẹ và kéo dài.

"Những gia vị này phải nhập thường xuyên để đảm bảo độ tươi ngon. Củ ngải bún chỉ thơm hương khi còn tươi nên lúc nấu bún, nhất thiết phải chọn loại củ còn tươi nguyên, lớp da căng, nếu là loại mới đào lên thì càng tốt. Ngải bún được cạo sạch vỏ, rửa và giã nát, sau đó cho vào ít nước nấu sôi, lọc lấy nước cốt. Vì là những gia vị quý hiếm nên giá cũng không hề rẻ, dao động 130.000-150.000 đồng một kg", chủ sạp Tư Xê chia sẻ.

Là chủ sở hữu quán bún num bo chóc 2 thế hệ ở chợ Campuchia, cô Diệu cho biết, sau năm 1970 khi di cư từ Campuchia qua Việt Nam, mẹ cô đã mở qua quán ăn này và giờ truyền lại cho cô.  

"Bún num bo chóc là một món ăn mang đặc trưng của đất nước Campuchia nên tất cả nguyên liệu để nấu bún đều được nhập từ Campuchia. Loại thịt dùng trong bún num bo chóc là thịt cá lóc. Và phải là cá lóc sông chứ không phải cá lóc nuôi thì tô bún mới đậm đà và không bị tanh. Giá dao động 30.000-40.000 đồng một tô", cô Diệu nói.

Cũng được truyền lại kinh nghiệm từ người mẹ gốc Campuchia, chè Campuchia Cô Có mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách ghé ăn. Hàng chè này có 7 loại là chè hột me, bí đỏ, thốt nốt... Nguyên liệu được nhập hàng tuần từ Campuchia, nấu bằng đường thốt nốt và đều được ăn cùng sầu riêng, nước cốt dừa, sữa đặc, đá bào... Món được nhiều khách hàng chọn lựa hơn cả là chè thập cẩm Campuchia.

"Quán chè này có tuổi đời tới vài chục năm nhưng chưa bao giờ hết đắt khách. Không chỉ du khách, người gốc Capuchia, người Việt mà các tiểu thương trong chợ này cũng ghé ăn thường xuyên", cô Có tươi cười kể.

Mỗi chén chè thập cẩm có giá 15.000 đồng. Nguyên liệu bao gồm: bí đỏ, hột me, mì trứng, trứng muối bọc đậu xanh, rau câu dừa, sữa... Món chè này có vị ngọt nhẹ nhàng, thơm thơm, bùi bùi rất mát mà không hề ngán.

Tài sản choáng ngợp của tỷ phú Donald Trump

Chủ nhật, 1/5/2016 | 03:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/5/2016 | 03:00 GMT+7

Siêu xe, nhiều biệt thự, máy bay riêng, du thuyền, phòng chiếu phim... là những tài sản trị giá hàng tỷ USD mà Donald Trump đang sở hữu.

Với những thành công vang dội trong đợt tranh cử tổng thống vừa qua, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu sắp tới Donald Trump sẽ thế chân Obama tại Nhà Trắng. Chính trị gia tai tiếng này sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng tiền bạc của ông sinh sôi phần nhiều là nhờ kinh doanh. Ở tuổi 69, hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá 8,7 tỷ USD. Trump bắt đầu làm việc tại công ty bất động sản của cha mình, từ đó mở rộng ra những thương vụ lớn hơn, chuyên về thiết kế kiến trúc và công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Sự nghiệp của ông cứ thế mà lên như diều gặp gió. Trên đó là hình ảnh Trump thời trẻ bên chiếc Rolls Royce.

Một trong những sân golf trị giá 20 triệu USD của ông tại Washington DC.

Khi không lái xe hơi, đã có chuyên cơ Boeing 727- 23

Ông ở trên tầng cao nhất của tòa nhà Trump Tower tại New York. Nội thất bên trong tòa nhà không khác gì cung điện.

Một dinh cơ nữa của ông, biệt thự bên bãi biển Palm, Florida với khu bể bơi tráng lệ.

Biệt thự trước đây của ông ở Greenwich, CT, được bán với giá 54 triệu USD.

Biệt thự này có luôn bể bơi nước nóng trong nhà.

Bên trong biệt thự 54 triệu USD có cả phòng chiếu phim tại gia.

Tất nhiên gia sản của ông không thể thiếu du thuyền, chiếc Trump Princess.

Trump đã chi một triệu USD để thực hiện chiến dịch tranh cử.

Hà Tường (Theo Timetobreak)

5 cô gái mặc bikini bán hàng ở siêu thị điện máy để 'giáo dục giới tính'

Đại diện siêu thị điện máy cho biết các cô gái mặc bikini giới thiệu sản phẩm điều hoà cho khách hàng là hình ảnh quay video giáo dục giới tính cho giới trẻ của đơn vị này trong năm 2016.

Mới đây, hình ảnh của 5 cô gái mặc bikini ở siêu thị điện máy Trần Anh được phát tán đã gây sốt mạng mạng xã hội. Theo hình ảnh ghi lại, 5 cô gái ăn mặc mát mẻ này có nhiệm vụ đứng chào khách ở cửa ra vào, giới thiệu về các tính năng của điều hoà với khách hàng muốn mua.

5-co-gai-mac-bikini-ban-hang-o-sieu-thi-dien-may-de-giao-duc-gioi-tinh

Hình ảnh được phát tán trên mạng xã hội

Trần Anh là một siêu thị điện máy uy tín và đã có thương hiệu tại Hà Nội. Khi hình ảnh các cô gái ăn mặc mát mẻ đứng bán hàng phát tán mạnh trên cộng đồng mạng, người tiêu dùng tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và nhận định đây là chiêu thức marketing gây sốc của siêu thị này để thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu.

Tuy nhiên, một số khách hàng lại tỏ ra phẫn nộ khi cho rằng một môi trường điện máy không thể cho người mẫu bán hàng mặc bikini đứng bán hàng. Chị Linh Anh - một nhân viên văn phòng cho hay: "Nếu đây là hình thức quảng cáo thì tôi nghĩ rất phản cảm, bởi vì đối tượng của siêu thị không chỉ có đàn ông, mà còn có cả người già, phụ nữ, trẻ em. Những nơi đó cần nghiêm túc và chuyên nghiệp".

Làn sóng phẫn nộ này càng được đẩy lên đỉnh điểm khi khi lãnh đạo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết đây là hoạt động phản cảm và sẽ xử phạt nếu có vi phạm về hoạt động quảng cáo, tiếp thị.

5-co-gai-mac-bikini-ban-hang-o-sieu-thi-dien-may-de-giao-duc-gioi-tinh-1

Trần Anh khẳng định đây là hình ảnh trong clip quay giáo dục giới tính bị rò rỉ.

Trao đổi với VnExpress, ông Ngô Thành Đạt - Giám đốc Marketing công ty cho biết hình ảnh các người mẫu ăn mặc mát mẻ bán hàng tại Trần Anh chỉ là hình ảnh trong lúc quay video bị rò rỉ ra bên ngoài.

Vị này cho hay, năm 2016, trước thực trạng các bạn trẻ thanh thiếu niên của Việt Nam vẫn chưa được giáo dục một cách đúng tầm về giới tính và các gia đình Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục giới tính cho các bạn trẻ, Trần Anh đã có ý tưởng thực hiện seri các chương trình video "Giáo dục giới tính" hướng tới đối tượng thanh thiếu niên.

"Các chương trình về giáo dục giới tính là rất khó thực hiện, nhất là giáo dục thông qua video, hình ảnh, làm chưa tới thì không hay, nếu làm quá đà thành phản cảm nên chúng tôi thuê một đơn vị truyền thông để quay một clip về về giáo dục giới tính. Nếu clip đạt yêu cầu về nội dung và phù hợp với văn hóa của người Việt Nam, Trần Anh mới tiến tới ký kết hợp đồng để đối tác triển khai", ông Đạt nói.

Theo đó, để quay những hình ảnh này, Trần Anh đã lựa chọn khung giờ vắng khách nhất tại siêu thị để đối tác quay demo trong vòng vài phút chứ không phải là chương trình tiếp thị bán hàng. Trong quá trình quay, đối tác truyền thông đã không lường trước được những hình ảnh này sẽ bị chụp lại và tung lên mạng xã hội.

Ông Đạt khẳng định, việc rò rỉ thông tin này là nằm ngoài ý muốn của hai bên và xin nhận một phần trách nhiệm liên quan, tiếp tục phối hợp cùng đối tác để tìm biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Công ty Thế giới số Trần Anh được thành lập năm 2002, chủ yếu kinh doanh máy tính, điện thoại... Hiện công ty có 24 siêu thị, trong đó có 8 siêu thị sắp khai trương. Doanh thu năm 2015 của công ty đạt 3.373 tỷ đồng, lợi nhuận 15 tỷ đồng.

5 cô gái mặc bikini bán hàng ở điện máy Trần Anh để 'giáo dục giới tính'

Đại diện siêu thị điện máy cho biết các cô gái mặc bikini giới thiệu sản phẩm điều hoà cho khách hàng là hình ảnh quay video giáo dục giới tính cho giới trẻ của đơn vị này trong năm 2016.

Mới đây, hình ảnh của 5 cô gái mặc bikini ở siêu thị điện máy Trần Anh được phát tán đã gây sốt mạng mạng xã hội. Theo hình ảnh ghi lại, 5 cô gái ăn mặc mát mẻ này có nhiệm vụ đứng chào khách ở cửa ra vào, giới thiệu về các tính năng của điều hoà với khách hàng muốn mua.

5-co-gai-mac-bikini-ban-hang-o-dien-may-tran-anh-de-giao-duc-gioi-tinh

Hình ảnh được phát tán trên mạng xã hội

Trần Anh là một siêu thị điện máy uy tín và đã có thương hiệu tại Hà Nội. Khi hình ảnh các cô gái ăn mặc mát mẻ đứng bán hàng phát tán mạnh trên cộng đồng mạng, người tiêu dùng tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và nhận định đây là chiêu thức marketing gây sốc của siêu thị này để thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu.

Tuy nhiên, một số khách hàng lại tỏ ra phẫn nộ khi cho rằng một môi trường điện máy không thể cho người mẫu bán hàng mặc bikini đứng bán hàng. Chị Linh Anh - một nhân viên văn phòng cho hay: "Nếu đây là hình thức quảng cáo thì tôi nghĩ rất phản cảm, bởi vì đối tượng của siêu thị không chỉ có đàn ông, mà còn có cả người già, phụ nữ, trẻ em. Những nơi đó cần nghiêm túc và chuyên nghiệp".

Làn sóng phẫn nộ này càng được đẩy lên đỉnh điểm khi khi lãnh đạo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết đây là hoạt động phản cảm và sẽ xử phạt nếu có vi phạm về hoạt động quảng cáo, tiếp thị.

5-co-gai-mac-bikini-ban-hang-o-dien-may-tran-anh-de-giao-duc-gioi-tinh-1

Trần Anh khẳng định đây là hình ảnh trong clip quay giáo dục giới tính bị rò rỉ.

Trao đổi với VnExpress, ông Ngô Thành Đạt - Giám đốc Marketing công ty cho biết hình ảnh các người mẫu ăn mặc mát mẻ bán hàng tại Trần Anh chỉ là hình ảnh trong lúc quay video bị rò rỉ ra bên ngoài.

Vị này cho hay, năm 2016, trước thực trạng các bạn trẻ thanh thiếu niên của Việt Nam vẫn chưa được giáo dục một cách đúng tầm về giới tính và các gia đình Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục giới tính cho các bạn trẻ, Trần Anh đã có ý tưởng thực hiện seri các chương trình video "Giáo dục giới tính" hướng tới đối tượng thanh thiếu niên.

"Các chương trình về giáo dục giới tính là rất khó thực hiện, nhất là giáo dục thông qua video, hình ảnh, làm chưa tới thì không hay, nếu làm quá đà thành phản cảm nên chúng tôi thuê một đơn vị truyền thông để quay một clip về về giáo dục giới tính. Nếu clip đạt yêu cầu về nội dung và phù hợp với văn hóa của người Việt Nam, Trần Anh mới tiến tới ký kết hợp đồng để đối tác triển khai", ông Đạt nói.

Theo đó, để quay những hình ảnh này, Trần Anh đã lựa chọn khung giờ vắng khách nhất tại siêu thị để đối tác quay demo trong vòng vài phút chứ không phải là chương trình tiếp thị bán hàng. Trong quá trình quay, đối tác truyền thông đã không lường trước được những hình ảnh này sẽ bị chụp lại và tung lên mạng xã hội.

Ông Đạt khẳng định, việc rò rỉ thông tin này là nằm ngoài ý muốn của hai bên và xin nhận một phần trách nhiệm liên quan, tiếp tục phối hợp cùng đối tác để tìm biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Công ty Thế giới số Trần Anh được thành lập năm 2002, chủ yếu kinh doanh máy tính, điện thoại... Hiện công ty có 24 siêu thị, trong đó có 8 siêu thị sắp khai trương. Doanh thu năm 2015 của công ty đạt 3.373 tỷ đồng, lợi nhuận 15 tỷ đồng.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

S&P: Mỗi người dân Việt có thu nhập bình quân gần 50 triệu đồng năm 2016

GDP bình quân đầu người được dự báo ở mức 2.200 USD (49 triệu đồng), tương ứng mỗi tháng lương trung bình của người Việt vượt 4 triệu đồng.

Standard&Poor’s (S&P) vừa công bố bảng xếp hạng tín nhiệm mới, khẳng định mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-/B, triển vọng ổn định.

sp-moi-nguoi-dan-viet-co-thu-nhap-binh-quan-gan-50-trieu-dong-nam-2016

Mức thu nhập bình quân năm 2016 được dự báo tăng 4 triệu đồng so với năm 2015

Mức tín nhiệm này không thay đổi so với mức xếp hạng do S&P đã công bố vào tháng 3/2015. Triển vọng ổn định phản ánh tăng trưởng kinh tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam được cơ quan này cũng như cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá tốt và có triển vọng cải thiện.

Các yếu tố được S&P đánh giá tích cực, góp phần duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam bao gồm: Việt Nam là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nhưng nền kinh tế tương đối đa dạng và có tính linh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người ước tính là 2.200 USD vào năm 2016, tương ứng gần 49 triệu đồng.

Theo thống kê, thu nhập bình quân năm 2015 đạt 45 triệu đồng trong khi năng suất lao động gần 80 triệu đồng một người.

S&P cũng cho biết kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định ở mức tương đối cao là yếu tố tác động tích cực tới xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong 2 năm qua, các kế hoạch, chính sách về phát triển kinh tế xã hội là phù hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả ở mức thấp.

Tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn kiều hối ổn định và có xu hướng tăng cùng những lợi thế so sánh về chi phí nhân công so với các nước trong khu vực tiếp tục là những nhân tố giúp cải thiện cán cân thanh toán và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy vậy, S&P cho rằng Chính phủ cần kiểm soát bội chi ngân sách, tốc độ gia tăng nợ công mặc dù mức độ nợ công của Việt Nam là không lớn và vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng.

Đây cũng chính là những vấn đề mà Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã nhìn nhận và có kế hoạch cải thiện trong giai đoạn từ nay đến 2020, trong đó đặt mục tiêu và có giải pháp để kiểm soát và đưa bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4% GDP, kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công để đảm bảo trong giới hạn trần 65% GDP.

Năm 2016, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, lạm phát dưới 5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP, nhập siêu không quá 5% tổng kim ngạch. 

Giá cá sấu U Minh rớt thảm

Sau thời gian tăng mạnh, hiện giá cá sấu thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chạm đáy khiến hàng nghìn hộ nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ.

Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được xem là “thủ phủ” của nghề nuôi cá sấu thương thẩm. Vài năm trước, nhiều người trở nên giàu có nhờ trúng giá cá sấu khiến hàng trăm hộ khác cũng bỏ tiền xây chuồng trại, phát triển nghề. Nhưng ở thời điểm hiện tại giá cá sấu đang xuống, nhiều đàn cá tới lứa bán mà không có thương lái thu mua.

Những ngày này, ông Lê Văn Hai ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh đau đầu vì đàn cá sấu 40 con đã tới ngày xuất chuồng, nhưng không có nơi tiêu thụ. “Bằng thời điểm này năm trước, mỗi kg cá sấu có giá từ 250.000 đến 280.000 đồng một kg, nhưng hiện tại giá rớt xuống chỉ còn khoảng 100.000 đồng mà không có người mua”, ông Hai than.

gia-ca-sau-u-minh-rot-tham

Không có đầu ra, nông dân phải tốn thêm chi phí thức ăn hàng ngày.

Cũng như gia đình ông Hai, nhiều hộ dân nuôi cá sấu ở huyện U Minh đang lo lắng vì phải chịu tốn thêm tiền thức ăn, tiền điện nước vệ sinh chuồng trại… hàng ngày. “Bây giờ mà có bán được cá thì cũng lỗ là cái chắc, bởi cá sấu giống thời điểm nửa năm trước giá 600.000 đồng một con, cộng với tiền đầu tư cả một năm, nhưng hiện cá loại 10 kg mỗi con bán chưa đầy một triệu đồng, hỏi sao không lỗ”, nông dân Nguyễn Văn Kẻn nhẩm tính.

Gia đình ông Kẻn từng trúng đậm vụ cá sấu ở năm trước, thu về hàng trăm triệu đồng. Thấy ông Kẻn giàu lên từ nghề này, nhiều hộ dân trong xã cũng làm theo, nhưng hiện tại ai cũng như đang ngồi trên đống lửa. “Tiền xây chuồng trại tốn hơn 30 triệu đồng, cộng với tiền đầu tư con giống, thức ăn… cũng mất hết gần 100 triệu, nhưng giờ nếu bán hết đàn cá 20 con chỉ thu được khoảng 20 triệu đồng”, ông Trần Văn Của buồn bã nói.

Theo chính quyền địa phương, hiện có hàng trăm hộ dân trên địa bàn đầu tư vào nghề nuôi cá sấu, với tổng đàn hàng nghìn con, nhưng hiện tại tất cả đều đang cầm cự chờ giá mong kiếm chút lời.

Ngành nông nghiệp một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, đây không phải là lần đầu tiên người nuôi cá sấu lo âu vì giá cá thương phẩm giảm. Vài năm trước, ở Cà Mau hàng nghìn nông dân cũng có giấc mơ đổi đời từ nghề nuôi cá sấu nhưng đã thất bại. Sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

Theo các hộ nuôi, giá cá sấu giống ở thời điểm này năm trước ở mức từ 550.000 – 600.000 đồng một con, nhưng nay cá sấu thương phẩm rớt giá khiến thị trường cá giống cũng giảm mạnh, hiện còn khoảng 280.000 đồng một con giống.

Theo ngành chức năng, việc người dân đầu tư mạnh vào mô hình nuôi cá sấu, mà không cần quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm là vấn đề hết sức đáng lo ngại. “Muốn xuất khẩu cá sấu, người nuôi phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, đúng tiêu chuẩn, đúng thế hệ F2 và có hạn ngạch… Hiện tại cá sấu đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Người dân đồng loạt nuôi theo kiểu tự phát, không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên đến thời điểm thu hoạch rất khó bán khi thương lái trở kèo ngưng mua”, ông Đỗ Văn Đồng – Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Cà Mau phân tích.

Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu thì cho biết, hiện địa phương này phát triển mạnh nghề nuôi cá sấu. Theo dự kiến tỉnh sẽ phát triển lên đến 500.000 con, tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Phước Long và TP Bạc Liêu.

Còn tại Cà Mau, hiện có hơn 200 hộ dân trong tỉnh đăng ký mở trang trại nuôi cá sấu, với số lượng hơn 4.000 con. Tuy nhiên trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều, do người dân nuôi tự phát không khai báo.

Phúc Hưng

Giá vàng nhảy vọt, gần chạm mốc 1.300 USD

Đồng yen tăng mạnh so với đôla Mỹ, chứng khoán châu Âu và Mỹ rực đỏ đã tiếp sức cho giá vàng vọt lên 1.296,7 USD mỗi ounce, mức cao nhất kể từ đầu năm.

gia-vang-nhay-vot-gan-cham-moc-1300-usd

Giá vàng chốt một tuần tăng vọt 4,8% khi gần chạm mốc 1.300 USD - điều mà ngay cả những người lạc quan nhất cũng không nghĩ đến vào cuối năm ngoái. Ảnh: Economics Time.

Vàng giao ngay kết thúc phiên Mỹ ở 1.292,4 USD (tăng hơn 2%). Trong phiên, có lúc giá vàng lên 1.296,76 USD - mốc cao nhất 15 tháng. Vàng giao tháng 6 cũng tăng 1,9% lên 1.290,5 USD. Tính chung cả tuần, kim loại quý này đã tăng 4,8%, đánh dấu một tuần tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm.

Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế có giá khoảng 34,8 triệu đồng. Trong khi đó, vàng SJC hôm qua chốt ngày ở 33,65 - 33,75 triệu đồng một lượng và có thể giá sẽ không theo kịp quốc tế do bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4. Như vậy, mỗi lượng vàng SJC có thể thấp hơn thế giới cả triệu đồng.

Vàng thế giới nhảy vọt sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho thấy sẽ tạm ngừng gói kích thích tiền tệ. Ngay sau đó, tỷ giá đồng yen so với USD hôm qua lên cao và cũng đạt đỉnh 18 tháng. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đây là tuần mà đồng yen tăng giá mạnh nhất.

"Mọi kim loại quý đều tăng giá khá mạnh sau khi đồng đôla yếu đi, Mỹ công bố các dữ liệu GDP kém khả quan và sự thiếu hành động của Ngân hàng trung ương Nhật Bản", Simona Gambarini của Captial Economics nói. "Khi nào đồng đôla phục hồi, giá vàng sẽ phải thay đổi nhưng chúng tôi vẫn đặt cược vào kim loại quý này".

Phát biểu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào giữa tuần cùng việc giữ nguyên lãi suất cũng đã hỗ trợ khá nhiều cho giá vàng trong tuần này. Ngân hàng trung ương Mỹ không thể hiện nhiều chỉ báo cho thấy họ sẽ sớm thắt chặt tiền tệ.

Giá vàng vốn luôn nhạy cảm với việc tăng lãi suất đôla Mỹ, điều mà có thể khiến chi phí nắm giữ các tài sản không lãi suất như vàng tăng cao.

Cá biển ở Thanh Hóa ế ẩm

Hơn một tuần nay, kể từ ngày có thông tin cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, thì hàng trăm cửa hàng bán cá biển tại các chợ hải sản, chợ đầu mối, chợ cóc… trên địa bàn Thanh Hóa không bán được hàng, ế ẩm.

Khảo sát tại chợ Điện Biên – chợ hải sản lớn nhất thành phố Thanh Hóa rất vắng người. Người dân vào chợ hải sản nhưng không tìm mua đồ biển, mà chủ yếu là mua lươn, cua, ốc, ếch, cá đồng.

Chị Đỗ Thị Nhung (35 tuổi), chủ quầy hàng hải sản ngay đầu chợ đang phải bọc những con cá mú, cá nhồng của mình vào những chiếc túi ni-lon và vùi sâu xuống khay đá để bảo quản. Chị Nhung cho biết, đã bán mặt hàng cá biển 19 năm nay nhưng chưa bao giờ lại ế ẩm đến thế: “Gần 10 ngày nay, cá biển rất ế ẩm và gần như không bán được hàng. Nếu như trước đây, mỗi ngày tôi vừa bán cất và bán lẻ từ 90-100kg cá một ngày, thì hiện nay chỉ bán được 20-25kg. Đặc biệt, khoảng 4 ngày trở lại đây, tôi chỉ bán được 8-10 kg, chỉ đủ tiền mua đá để ướp cá. Tôi rất lo lắng, cả nhà tôi sống nhờ nghề buôn bán cá biển, giờ cá không ai mua, mà nhập cá về thì không để được lâu. Cứ tình trạng này, chắc tôi không thể trụ được với nghề nữa”.

ca-bien-o-thanh-hoa-e-m

Cá biển ế ẩm tại chợ ở Thanh Hóa. 

Cùng chung tình cảnh như chị Nhung, chị Nguyễn Thị Thu, ở quầy hàng bên cạnh, cho biết từ sáng tới giờ chị mới chỉ bán được 1kg cá thu, và 5 lạng cá bạc má. Còn 18kg cá thu và bạc má vừa nhập về đang phải cho vào thùng xốp để ướp đá vì không có ai mua. Theo chị Thu, trước đây, mỗi ngày chị cũng bán từ 50-60kg cá biển, nhưng đến nay thì chỉ bán cầm chừng vài kg mỗi ngày vì không đi chợ thì ở nhà cũng chẳng biết làm gì mà ăn. Khi được hỏi chị có nguyện vọng gì gửi đến cơ quan chức năng? Chị như nói như mếu: “Tôi chỉ mong cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân cá chết, và có khuyến cáo rõ ràng cho người dân rằng cá biển ở những nơi nào là không được ăn. Chứ như bây giờ thông tin mập mờ, người dân cứ đánh đồng nhất quyết không ăn cá biển thì khổ ngư dân lẫn những người buôn bán như chúng tôi”.

Trái ngược với những quầy hàng hải sản, những gian hàng bán cá đồng lại rất hút khách. Chị Nguyễn Thị Hồng (40 tuổi), chủ quầy bán cá đồng tại chợ Nam Thành (Thanh Hóa) cho hay, mấy ngày nay, cá đồng của chị “lên ngôi”. Mỗi ngày, chị bán hết từ 50-60kg (trước đây, ngày nào đắt hàng nhất thì chị bán được 35kg một ngày).

“Tôi bán mặt hàng cá đồng 5 năm nay tại chợ Nam Thành nhưng chưa bao giờ thấy người dân lại đổ xô đi mua cá đồng như vậy. Những cửa hàng cá đồng bên cạnh tôi cũng bán rất chạy”, chị Hồng cho biết.

Không riêng gì chợ Điện Biên, Nam Thành, Đông Thành, Tây Thành, chợ Đầu mối, mà một số chợ nhỏ trên địa bàn thành phốThanh Hóa, các loại hàng hải sản cũng chung tình trạng ế ẩm. Nhiều người buôn bán mặt hàng này đã phải nghỉ chợ, hoặc những người đang cố gắng bám chợ bán mặt hàng này đều theo kiểu “cầm hơi”.

Theo Dân Việt

Sắp cất nóc Block H dự án Conic Skyway Residence

Block H thuộc dự án Conic Skyway Residence sẽ được chủ đầu tư cất nóc cuối tháng 5 tới.

Dự án được Công ty cổ phần Xây dựng, Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong - Conic  triển khai từ tháng 7/2015, đến nay, Block H thuộc dự án Conic Skyway Residence đã xây dựng đến tầng 16 trên tổng số 19 tầng. Giá chào bán chỉ từ 1,1 tỷ đồng mỗi căn. Dự án đã hợp tác chặt chẽ với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ECI Sài Gòn để đảm bảo tiến bộ cam kết với khách hàng.

sap-cat-noc-block-h-du-an-conic-skyway-residence

Phối cảnh dự án Conic Skyway Residence.

Tọa lạc ngay mặt tiền Đại lộ Nguyễn Văn Linh - tuyến đường huyết mạch phía Nam thành phố, dự án có một mặt giáp với đường vành đai trong và mặt còn lại giáp trục đường chính nối khu đô thị mới Nam Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây.

Khu dân cư Conic có tổng diện tích 29,9 ha, được đầu tư đồng bộ, với hệ thống giao thông nội đô hoàn chỉnh kết nối hợp lý với hạ tầng khu vực như điện sinh hoạt, điện chiếu sáng cấp nước đầu tư hiện đại… Các khu chức năng quy hoạch có chiều sâu cùng với hạ tầng khép kín và cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó, khu công viên, trường học, phòng khám đa khoa, nhà trẻ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu thể dục thể thao... đã hoàn thiện.

Vị trí dự án nằm giữa quận 8 và quận Bình Chánh, nơi tập trung nhiều trường đại học hiện hữu và sắp hoàn thiện như RMIT, Tôn Đức Thắng, Cảnh sát Nhân dân, dân lập Hồng Bàng,Văn Hiến, Tân Tạo, Cao đẳng Giao thông vận tải 3… Tất cả chỉ cách khu dân cư Conic khoảng 5 phút di chuyển xe máy.

sap-cat-noc-block-h-du-an-conic-skyway-residence-1

Hình ảnh Block đang thi công tầng 16. Sàn giao dịch bất động sản Conic, lô 13B khu dân cư Conic, đại lộ Nguyễn Văn Linh , phường Phong Phú, Bình Chánh. Điện thoại: 0854 304  149 - 0906 398 398. Website: conicskywayresidence.com.vn

Conic Skyway Residence gồm 2 block cao 19 tầng với 324 căn hộ diện tích từ 56-107m2, có một đến 3 phòng ngủ, thiết kế đa dạng và phù hợp cho nhu cầu sống của đại đa số hộ gia đình Việt.

Mỗi căn hộ đều có một khoảng hành lang sinh hoạt riêng tư rộng rãi, tối ưu hóa không gian sống giúp đón được nắng và gió trời tự nhiên. Ngoài ra, dự án còn lắp đặt hệ thống báo cháy, báo nhiệt đồng bộ hiện đại. Các khu vực như nhà bếp, phòng ăn, resroom, phòng ngủ, phòng giải trí đa chức năng… được bố trí hợp lý và thẩm mỹ cao. Trước đó, hồi tháng 1 vừa qua, Block G đã được chủ đầu tư bàn giao cho khách.

Thanh Thư

Bất động sản nghỉ dưỡng tăng tốc

Tái xuất vào đầu năm 2015 sau giai đoạn khủng hoảng, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đến nay chứng kiến sự bùng nổ với hàng loạt dự án từ ven biển tới miền núi. Thị trường cũng xuất hiện nhiều tên tuổi chủ đầu tư mới.

Nói đến bất động sản nghỉ dưỡng ven biển không thể không kể đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và Phú Quốc, nơi tập trung các dự án khủng như Vinpearl Premium, New Hoi An City, Premier Village Đà Nẵng, Grand World Phú Quốc… Ở những khu vực này, thị trường bùng nổ với hàng chục dự án quy mô hàng tỷ đôla và không chỉ có sự tham gia của những doanh nghiệp trong nước mà còn có nhiều chủ đầu tư nước ngoài. 

Sau khi tái xuất vào đầu năm 2015, bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Vingroup, Sungroup, Vina Capital... thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đến nay cũng chứng kiến sự tham gia của nhiều tên tuổi mới như CEO Group, Tập đoàn FLC, MIK Land, Đất Xanh...

Khác với giai đoạn trước, khi các dự án nghỉ dưỡng tập trung ở một số khu vực quen thuộc thì từ cuối năm ngoái, nhiều dự án cũng xuất hiện tại các địa danh mới, chưa thực sự vào giai đoạn bùng nổ du lịch như Quy Nhơn, Lăng Cô, Côn Đảo... Ngoài ra, còn phải kể đến các khu nghỉ dưỡng miền núi cũng đang dần nở rộ.

bat-dong-san-nghi-duong-tang-toc

Nếu như trước đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chỉ có một vài chủ đầu tư quen thuộc thì hiện nay đã có thêm nhiều tên tuổi mới. Ảnh minh họa: Du lịch

Gần đây nhất, một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản khác là Eurowindow cũng tuyên bố đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để xây dựng 2 khu bất động sản nghỉ dưỡng 5 sao trên diện tích hơn 35ha Cam Ranh (Khánh Hòa). Quần thể này cũng được quảng bá do tên tuổi lớn trong ngành lưu trú thế giới là Tập đoàn Movenpick quản lý.

Tương tự, với kế hoạch đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng vào dự án ở các địa phương chưa có khu nghỉ dưỡng lớn như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và gần đây là Quy Nhơn, lãnh đạo Tập đoàn FLC cũng xác định phải có chính sách thích hợp để cạnh tranh với các đối thủ lớn. Theo Tổng giám đốc Hương Trần Kiều Dung, bên cạnh những cam kết lợi nhuận nêu trên, doanh nghiệp còn tính tới những ưu đãi khác như thời gian sử dụng miễn phí, đặc biệt là các dịch vụ khép kín đi kèm trong khu nghỉ dưỡng như sân golf, các tiện ích, giải trí...

Trước đó trong giai đoạn thị trường gặp khủng hoảng từ 2011 đến 2014, cũng giống như những phân khúc khác, bất động sản nghỉ dưỡng hầu như không được mở bán vì không có thanh khoản. Thậm chí, nhiều dự án đang dừng triển khai cũng phải tạm dừng. 

Tuy nhiên, theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển của CBRE Việt Nam, năm 2016 sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Thực tế, năm 2014 thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục và 2015 tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng thông thường sẽ đi sau thị trường truyền thống khoảng 6 tháng đến một năm.

Bà Dung nhận định, hiện tốc độ tăng trưởng khách du lịch tại các khu nghỉ dưỡng ven biển là rất khả quan với mức chi trả tăng cao, đặc biệt cho các dịch vụ 4 và 5 sao. Đó là lý do phân khúc nghỉ dưỡng sẽ có bước phát triển đột phá trong năm 2016.

Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường của JLL Việt Nam cho rằng việc nhiều doanh nghiệp lấn sân sang bất động sản nghỉ dưỡng cũng là xu thế tất yếu của thị trường trong bối cảnh giao dịch ở phân khúc này khả quan. Theo JLL, doanh số bán hàng tại các dự án nghỉ dưỡng rất tốt, đạt khoảng 70-80% số căn chào bán ra được đặt mua. 

Đại diện JLL cũng cho rằng, một dự án có thiết kế độc đáo, đầy đủ các tiện ích và có dịch vụ quản lý chuyên nghiệp sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra còn có yếu tố giá cả và các chính sách hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng, mức cam kết lợi nhuận... 

Bà Trâm cũng đánh giá khả quan về tương lai của phân khúc này. "Chúng tôi đã, đang và tiếp tục thực hiện các chương trình quảng bá bán hàng cho các dự án bất động sản Việt Nam tại các thị trường tiềm năng trong khu vực như Singapore, Hong Kong, Nhật Bản…và nhận được những phản hồi rất tích cực từ nhà đầu tư nước ngoài", bà Trâm nói.

Kiếm bộn tiền nhờ nhận ký gửi hàng hiệu online

Với 15% lợi nhuận nếu đồ khách gửi bán thành công, trung bình, shop trực tuyến thu về 15-20 triệu đồng mỗi tháng.

Là "con nghiện" mua sắm nên Nhung ở Hà Nội từng khổ sở nhìn tủ thời trang ngày một đầy. Ban đầu, để thanh lý đống đồ cũ, cô lập album riêng trên trang cá nhân. Nhờ duyên bán hàng và gu thẩm mỹ tốt, đồ nhanh chóng được giải quyết. Nhiều người cũng vì đó ké Nhung thanh lý. Một thời gian, được bạn bè mách nước rồi tự mình tìm hiểu trên mạng, giữa năm ngoái, cô nàng 9x quyết định mở dịch vụ nhận ký gửi đồ thời trang, mỹ phẩm.

Tuy nhiên, để đảm bảo uy tín, shop online này chỉ nhận ký gửi hàng thương hiệu nước ngoài hoặc sản phẩm designer tên tuổi của Việt Nam. Chủ cửa hàng giải thích, hiện nhiều nơi cũng mở dịch vụ ký gửi nên muốn tạo sự khác biệt. Với kinh nghiệm mua sắm hàng hiệu, Nhung khá tự tin trong việc phân biệt hàng thật, giả.

Nguồn hàng dồi dào, vốn xoay vòng nhanh, lại có nguồn thu hấp dẫn, mô hình kinh doanh đồ cũ ký gửi đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Nguồn hàng dồi dào, vốn xoay vòng nhanh, lại có nguồn thu hấp dẫn, mô hình kinh doanh đồ cũ ký gửi đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Mặt hàng tại shop online này khá đa dạng, từ quần áo, giày dép, túi xách đến mỹ phẩm. Để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, Nhung tự tạo một bảng thông tin cho khách gồm chi phí và các quy định ký gửi. Theo đó, với sản phẩm giá dưới một triệu đồng, phí dịch vụ là 15%; đồ từ một triệu đến 40 triệu đồng, phí 10%. Riêng những sản phẩm cao cấp, giá trị ký gửi từ 40 triệu đồng, chủ cửa hàng hưởng 7% lợi nhuận. Thời gian ký gửi tối đa 6 tháng.

"Bán hàng online muốn thành công hình ảnh phải đẹp, câu miêu tả hấp dẫn, và uy tín từ người bán. Vì thế, khi nhận đồ từ khách, tôi luôn kiểm tra kỹ lưỡng. Hàng tại shop, quần áo luôn được là phẳng phiu, giày dép, túi xách vệ sinh sạch sẽ. Sau đó tôi phối các set đồ với nhau để tạo hiệu ứng hình ảnh bắt mắt nhất", chị Nhung chia sẻ bí quyết. Tuy chỉ làm nghề tay trái nhưng nhờ sự chuyên nghiệp nên cô gái 9x này thu được số tiền không nhỏ. Vào tháng cao điểm, Nhung kiếm được gần 20 triệu đồng.

Dịch vụ nhận ký gửi online thành công phụ thuộc nhiều vào độ "hot" của trang cá nhân người bán. Ngọc ở TP HCM là một trường hợp điển hỉnh. Facebook của cô có hàng nghìn người theo dõi. Nhờ đó, mỗi dòng trạng thái, bức ảnh đăng tải đều thu hút sự quan tâm lớn.

Đồ ký gửi ở đây được bán khá nhanh. Khách hàng rất tin tưởng chủ shop vì chất lượng và giá thành tốt. Ngọc chia sẻ, khi rao bán, shop luôn trung thực về tình trạng sản phẩm để người mua cân nhắc kỹ. Thậm chí, nếu mức giá khách ký gửi đưa ra không phù hợp với thị trường, cô cũng từ chối nhận.

Những chiếc túi hàng hiệu được ký gửi

Những chiếc túi hàng hiệu được ký gửi với giá phải chăng.

Định kỳ vào ngày cuối cùng trong tháng (30 hoặc 31), Ngọc sẽ chuyển khoản cho  khách số tiền bán được. Hàng càng bán được sớm, người ký gửi càng nhận được nhiều tiền. Trong 5 ngày đầu, khách sẽ nhận được 85% giá trị của sản phẩm, từ ngày thứ 6 giảm xuống 70%, còn từ ngày thứ 15 sẽ giảm tiếp còn 60%... Do bán đồ hiệu nên phần "hoa hồng" Ngọc nhận cũng rất hấp dẫn, trung bình từ 200.000 đồng đến một triệu đồng. Với đồ cao cấp, lợi nhuận còn 2-5 triệu đồng.

Ngoài trang cá nhân, Ngọc cũng gia tăng cơ hội thanh lý cho người ký gửi khi đăng trên nhiều trang trực tuyến khác nhau như các diễn đàn... Đặc biệt, chủ shop còn tỉ mỉ làm phiếu đánh giá, xem độ hài lòng của người mua. Từ đó, cô khắc phục những điểm chưa tốt của cửa hàng.

Bên cạnh những thành công, một số chủ shop nhận ký gửi online cũng nhận không ít "trái đắng". Ngọc tâm sự: "Tính số hàng ký gửi ở cửa hàng tôi có lúc lên tới 300 sản phẩm. Ban đầu cũng không tránh khỏi mất mát đồ và phải đền tiền cho khách, nhưng càng làm thì lại càng có kinh nghiệm quản lý chặt chẽ hơn".

Trường hợp của Vân Anh ở Hải Phòng lại mất tiền bởi mắc lừa khách hàng. Cô kể, theo quy định, người ký gửi phải mang hàng qua nhà để check. Tuy nhiên, do khách quen nài nỉ nên Vân Anh chấp thuận việc chỉ đăng hộ, không cần mang đồ đến. Khi giao dịch mua, bán thành công, chủ shop mới nhận được phản ánh, người bán đồ giả, không đúng miêu tả. Cô tá hỏa tìm người ký gửi thì trang cá nhân đã xóa, số điện thoại cũng không thể liên lạc được. Cuối cùng, Vân Anh phải đền 2 triệu đồng và nhận về đôi giày fake.

Linh Hân

Việt Nam 41 năm thống nhất nhìn từ đô thị TP HCM

Kinh tế phát triển mạnh, lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng và sự bùng nổ của một tầng lớp trung lưu đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ với bất động sản và làm thay đổi đáng kể diện mạo TP HCM cũng như kinh tế Việt Nam.

Kể từ mốc 30/4/1975, kinh tế Việt Nam ngày càng có nhiều thay đổi đáng khích lệ. Trong bốn thập kỷ qua, từ một nước có xuất phát điểm thấp, Việt Nam đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn trong khu vực châu Á. Trong đó, TP HCM hiện là thành phố có sự cải thiện lớn nhất thế giới, theo đánh giá của hãng bất động sản Jones Lang Lasalle (JLL).

Với thị trường bất động sản, TP HCM - trung tâm kinh tế và Hà Nội - trung tâm chính trị của cả nước đã bắt đầu phát triển nhanh chóng sau khi các quy định cụ thể về giao dịch và sở hữu bất động sản được ban hành năm 2003. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng và sự bùng nổ của một tầng lớp trung lưu đã tạo ra nhu cầu thực sự mạnh mẽ trên thị trường.

Các thương hiệu nổi tiếng từ Louis Vuitton đến Starbucks đang nhanh chóng mở rộng địa điểm kinh doanh trên cả nước hay những công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), công nghệ thông tin, bảo hiểm và ngành tài chính được dự đoán là sẽ là nguồn cầu chính trong thị trường địa ốc.

Infographic dưới đây của JLL ghi nhận sự phát triển của thị trường bất động sản từ những ngày đầu tiên của chính sách đổi mới năm 1986 và đưa ra một cái nhìn tổng quan về tương lai phát triển đầy hứa hẹn của ngành bất động sản tại Việt Nam.

viet-nam-41-nam-thong-nhat-nhin-tu-do-thi-tp-hcm

TP HCM đã thay da đổi thit với tốc độ nhanh nhất thế giới, theo đánh giá của JLL. (Chi tiết)

Thu Lan

Bí quyết để thành công với quán ăn hải sản tầm 600 triệu

Với số vốn này, bạn có thể mở một quán hải sản quy mô khoảng 100 khách, nhưng để kinh doanh hiệu quả thì cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố như lựa chọn đúng mặt bằng, thực phẩm, cách thức phục vụ… 

Vốn

Trước hết, khi có một số vốn nhất định, các bạn cần xác định xem mình cần phải mở một quán ăn hải sản quy mô như thế nào? Tầm bao nhiêu khách? Với định phí hàng tháng chi trả, bạn có thể duy trì được thời gian bao lâu? Sau đó tính đến sản phẩm kinh doanh có gì cạnh tranh so với thị trường? Bạn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Định hướng thương hiệu? Đối tượng khách hàng nào bạn hướng đến?...

Trả lời lần lượt các câu hỏi xong, bạn sẽ cân đối phần tài chính bằng các chỉ số, quyết định giá bán, giá thành, doanh thu hòa vốn để tính ra thời gian thu hồi. Bạn làm tất cả bằng một bản kế hoạch chi tiết, dự trù mình sẽ trụ được trong vòng bao lâu với dữ liệu này.

Và theo kinh nghiệm của chị Thu, một người chuyên kinh doanh trong ngành này cho biết, với số vốn khoảng 600 triệu đồng có thể mở quán hải sản quy mô tầm 25 bàn loại nhỏ, đủ phục vụ 100 khách cùng lúc. Sau1-2 năm nếu kinh doanh tốt thì có thể thu hồi vốn.

bi-quyet-de-thanh-cong-voi-quan-an-hai-san-tam-600-trieu

Nguồn nguyên liệu tươi ngon, giá phải chăng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của quán ăn hải sản. 

Mặt bằng 

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quán. Do đó, trước hết bạn phải chọn nơi có mật độ dân số, số hộ gia đình cao, mức thu nhập tốt, gần các cao ốc, văn phòng.... Mặt bằng ấy có thể mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai.

Vị trí kinh doanh phải có giao thông thuận tiện, tránh sử dụng những nơi có dải phân cách hoặc đường giao thông một chiều. Khách hàng thường thích các điểm ăn uống có bãi đỗ xe phía trước nên cũng cần lưu ý vấn đề này. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc khoảng cách hợp lý với quán đối thủ cạnh tranh. Còn về số tiền thuê mặt bằng, tùy vào từng khu vực, nhưng chỉ nên dao động tầm 15-20 triệu một tháng. 

Nguồn nguyên liệu

Ngay cả người thân, người quen có thể tới ăn, ủng hộ bạn một vài lần nhưng họ sẽ không quay trở lại nếu sản phẩm của bạn không tốt, đồ ăn không ngon. Và điều này lại càng quan trọng hơn trong việc thu hút khách hàng lạ. Mà muốn có được những món ăn ngon, trước hết bạn phải tìm được nguồn hải sản tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả phải chăng.

Nhưng trong bối cảnh nguồn cung hải sản sạch vẫn còn quá thiếu thì yêu cầu tìm được nguồn hàng riêng, chất lượng, khác biệt và tỷ suất lợi nhuận cao hơn các cửa hàng khác là điều không hề đơn giản. 

Để làm được điều này, bạn có thể về các vùng quê, liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín và đặt vấn đề nhận với số lượng lớn để có nguồn hàng chất lượng và ổn định (tức là thực hiện theo phương châm, mua tận gốc, bán tận ngọn).

Cách thức phục vụ

Ngoài giá cả, cách thức phục vụ và những chính sách tặng kèm khách cũng rất quan trọng trong việc có tạo được thiện cảm cho khách quay lại quán lần sau hay không.

Do đó, yếu tố cần quan tâm trong khâu này là phải đào tạo được đội ngũ nhân viên phục vụ thân thiện, luôn niềm nở với khách mọi lúc, mọi nơi. Khi khách về thì không quên cúi chào, cảm ơn... Đây là những hành động tưởng nhỏ nhưng nó dễ tạo thiện cảm cho khách hàng nhất.

Ngoài ra, bạn có thể có những chính sách tặng kèm như khăn ướt, đậu phộng... giá trị của nó không quá lớn nhưng lại có thể khiến khách thấy dễ chịu và thích thú khi đến quán bạn ăn. 

Hoài Thu

Bộ Kế hoạch & Đầu tư: 'Không bao giờ đánh đổi môi trường lấy dự án'

Câu chuyện cá chết hàng loạt tại biển miền Trung những ngày gần đây một lần nữa được quan tâm tại buổi họp báo chiều 29/4, sau cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp.

Chia sẻ sự quan ngại của dư luận trước nguy cơ ô nhiễm biển, có thể gây ra hiện tượng nêu trên, song Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Đặng Huy Đông cũng cho rằng đến nay, chưa nhận được nguyên nhân chính thức về nguyên nhân gây ra cũng như mối liên hệ với dự án Formosa.

Đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết luôn có một quy trình thẩm định rất kỹ về vấn đề xử lý môi trường với các dự án xin cấp phép. "Tôi khẳng định không bao giờ có chủ trương đánh đổi môi trường để lấy dự án", ông nhấn mạnh.

bo-ke-hoach-dau-tu-khong-bao-gio-danh-doi-moi-truong-lay-du-an

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Đặng Huy Đông chia sẻ tại họp báo chiều 29/4. Ảnh: Lệ Chi

Trong khi đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng cũng cho hay vấn đề cá chết rất hệ trọng đối với đời sống người dân, đặc biệt là ở miền Trung. Bản thân Thủ tướng cũng đã có sự chỉ đạo quyết liệt, giao các bộ ngành Trung ương và địa phương, đồng thời cử một Phó thủ tướng và các bộ liên quan vào cuộc.

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp, xảy ra trên diện rộng và là lần đầu tiên tại Việt Nam nên khó tránh khỏi những lúng túng. Do đó, Thủ tướng đã giao Bộ Khoa học & Công nghệ cùng các cơ quan chức năng huy động các nhà khoa học trong và ngoài nước vào để làm rõ nguyên nhân một cách khách quan, minh bạch nhất.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ công an nếu có vi phạm pháp luật trong vấn đề này thì kiên quyết xử lý nghiêm và trên tất thảy sẽ làm rốt ráo và sẽ có câu trả lời thoả đáng trước công luận.

Ông Dũng cũng cho biết, trước mắt, Nhà nước sẽ rà soát các thiệt hại của người dân để có chính sách hỗ trợ kịp thời. "Thủ tướng yêu cầu trong mọi trường hợp, không được để người dân đói. Đồng thời nghiêm cấm thu mua các loại cá, hải sản chết để lợi dụng trục lợi. Thủ tướng cũng kêu gọi người dân không sử dụng các loại hải sản chết để đảm bảo sức khoẻ và nên nuôi trồng ở nơi an toàn", ông nói.

Lệ Chi

Vn-Index lên sát 600 điểm sau 'Hội nghị Diên Hồng' của Thủ tướng

Cuộc đối thoại với doanh nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 29/4 cùng thông tin hạ lãi suất đã lập tức tác động tích cực lên thị trường chứng khoán.

Đà tăng liên tục của các phiên giao dịch trước khiến nhiều công ty chứng khoán dự báo phiên 29/4 sẽ giảm điểm hoặc đi ngang. Song dưới tác động tích cực của "Hội nghị Diên Hồng" – cuộc gặp gỡ của các Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp diễn ra sáng nay tại TP HCM, Vn-Index đã bất ngờ tăng mạnh.

Chốt phiên, Vn-Index tăng gần 7 điểm, vượt ngưỡng 598 điểm. Toàn sàn có 140 mã tăng, 97 mã giảm. HNX-Index có mức tăng chỉ 0,4 điểm song cũng chính thức đạt mốc 80,7 điểm với 116 mã tăng điểm, 78 mã giảm. Giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 3.000 tỷ đồng. Đây là mức tăng kỷ lục của Vn-Index kể từ tháng 10/2015 đến nay.

Dòng cổ phiếu ngân hàng có sự bứt phá mạnh sau thông điệp giảm lãi suất cho vay của Chính phủ. Hưởng ứng Vietcombank, BIDV, Vietinbank… đã đồng loạt giảm lãi. Ngay sau khi thông tin được lan tỏa, dòng cổ phiếu ngân hàng đã giao dịch sôi động hơn: CTG tăng 300 đồng, BID tăng 500 đồng, SHB tăng 200 đồng, MBB tăng 300 đồng...

Sắc xanh bao phủ hai sàn, với nhiều mã lớn như VNM tăng 1.000 đồng, BVH tăng 3.000 đồng, MSN tăng 1.000 đồng, HPG tăng 1.000 đồng, VIC tăng 500 đồng, HSG tăng 2.400 đồng…

Một số cổ phiếu khác vẫn giữ được mức tăng nhẹ là FPT, CII, HNG, HAG, VND, KBC, HVG... Tuy vậy dòng cổ phiếu dầu khí lại có xu hướng giảm nhẹ: GAS giảm 500 đồng, PVD mất 500 đồng, PVC giảm 100 đồng…

Việc tăng điểm mạnh trong phiên nay khá bất ngờ bởi phần đông các tổ chức tài chính trong nước đều dự báo giảm hoặc đi ngang. Các công ty chứng khoán dựa trên các phân tích kỹ thuật và các chỉ báo đều cho rằng thị trường sẽ giảm điểm do tâm lý nghỉ lễ đến gần. Đồng thời, chứng khoán vẫn thiếu những thông tin hỗ trợ bền vững. 

Thủ tướng: Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đến 3 lần trong hơn 5 giờ đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp cả nước ngày 29/4.

Cuộc đối thoại đầu tiên giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các thành viên Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp cả nước kéo dài từ 8h đến gần 13h30, ghi nhận nhiều phát biểu tâm huyết, đóng góp giải pháp của giới kinh doanh cũng như sự tiếp thu của cơ quan quản lý.

Với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”, tại hội nghị này, Thủ tướng đã trực tiếp gặp gỡ khoảng 300 đại biểu đến từ các doanh nghiệp dân doanh, 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20 hiệp hội doanh nghiệp như AmCham, Eurocham, Phòng Thương mại Hàn Quốc...

Qua hội nghị, người đứng đầu Chính phủ muốn phát đi thông điệp "doanh nghiệp là động lực của phát triển kinh tế". Theo đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng; đề ra các giải pháp xây dựng thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cũng như giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

thu-tuong-khong-hinh-su-hoa-cac-quan-he-kinh-te

Thủ tướng phát biểu khai mạc hội nghị.

Cùng dự với Thủ tướng còn có 4 Phó thủ tướng: Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và Vũ Đức Đam.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nói trong xây dựng đất nước, đi đầu vẫn là đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam, những người tiên phong đó phải được lắng nghe được tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển còn nhiều rào cản, đã có nhiều chính sách ban hành nhưng rào cản còn lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Chính phủ muốn trực tiếp lắng nghe để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

"Tinh thần của Chính phủ là thực hiện đúng Hiến pháp, đổi mới sự lãnh đạo, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp", Thủ tướng nói và nhấn mạnh phải tháo gỡ mọi rào cản, đặc biệt là chống tiêu cực, tham nhũng, tinh thần lớn nhất là không hình sự hoá các quan hệ hành chính và kinh tế.

Doanh nghiệp trải lòng cùng Thủ tướng

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI cho biết, gần đây số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động gia tăng. Qúy I có gần 80.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động. 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, còn 58% là thua lỗ, đây là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao.

Việt Nam hiện đang hướng đến có hơn 2 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020. Do đó, đề nghị rà soát ngay và quyết định loại bỏ những quy định rườm rà, lỗi thời. Nếu chúng ta nhận thức chậm trễ ngày nào là kìm hãm quyền tự do kinh doanh ngày đó.

Ông Lộc cũng cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp vay ngân hang với lãi suất 8% trong khi lạm phát chỉ hơn 1%, cho thấy các doanh nghiệp đang phải gánh mức lãi suất thực rất cao và bất hợp lý. Chính phủ phải cố gắng giảm 1-2% trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tiếp theo, Chính phủ cần đẩy mạnh giảm thuế và phí, miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để bớt khó khăn cho họ hoạt động. Bởi vậy, thời gian tới Chính phủ cần giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu sau này.

Nếu có chiến lược và chính sách hợp lý thì Việt Nam sẽ có 1,5-2 triệu doanh nghiệp trước năm 2020.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng BIDV cho biết, đặt ra mục tiêu GDP tăng 6,5-7% trong 5 năm tới, trước hết Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và tuân thủ thông lệ quốc tế, các FTA đã ký kết thì phải đáp ứng. Ông kiến nghị dưới luật thì chỉ nên có nghị định chứ không nên có thông tư. Chính thông tư này đã đẻ ra nhiều giấy phép con gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra, Luật phá sản ban hành năm 2004 nhưng đến nay chỉ có 336 đơn vị được giải quyết phá sản là quá ít. Ông cũng cho rằng, trên thực tế, đăng ký thuế hải quan bằng điện tử là tốt nhưng trong triển khai thì cần phải xem lại, vì đâu đó vẫn còn phàn nàn của doanh nghiệp về vấn đề này. Ngoài ra, ông đề xuất nên phát triển nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân lớn để dẫn dắt nền kinh tế...

Chủ tịch BIDV cũng cho rằng, Chính phủ đã có chủ trương giảm chi tiêu công nên đề nghị giảm phát hành trái phiếu Chính phủ 10% (hiện hơn 85% trái phiếu chính phủ là do ngân hàng thương mại mua).

Về mặt bằng lãi suất, ông Hà cho rằng, hiện nay lãi suất cho vay đang tốt nhất trong nhiều năm qua. Nhưng BIDV cam kết ngay hôm nay sẽ tiết giảm lãi suất cho vay cả ngắn và trung dài hạn. Liên quan đến xử lý nợ xấu, ông Hà nói rằng chờ hơn 3 năm không có nghi định tạo lập thị trường mua bán nợ, đề nghị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo xử lý.

Ông Hà mong muốn nền kinh tế đất nước sẽ như một bản nhạc giao hưởng, trong đó Thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ ngành, cơ quan Nhà nước là nhạc công và doanh nghiệp là ca sĩ để cùng tạo lập một bản nhạc bất hủ về kinh tế đất nước.

Đại diện Công ty Vinamilk, bà Mai Kiều Liên góp ý về thủ tục đăng ký kinh doanh nên mở nhiều phòng đăng ký vì hiện nay tại TP HCM mới có một phòng; nên giảm thủ tục đăng ký kinh doanh, các giấy phép con để đúng với Luật doanh nghiệp. Ngoài ra, hạn chế tình trạng ban hành các thông tư, quy định để đẻ ra giấy phép con; hạn chế sự chồng chéo giữa các cơ quan để tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Về cơ chế chính sách, thông tư, nghị định nào phù hợp thi không nên thay đổi để tránh bất ổn và gây tăng chi phí. Tổng giám đốc Vinamilk đề nghị "xem doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý".

Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức khi nhiều đơn vị phải đóng cửa. Ông đưa ra những kiến nghị như Chính phủ cần điều chỉnh lại quy hoạch ngành đến 2020 vì không còn phù hợp và đã lạc hậu. Đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch các khu tập trung để xử lý nước thải; Bộ Tài nguyên và môi trường không nhất thiết phải áp dụng chung một chuẩn về môi trường, bởi có một số doanh nghiệp quy mô rất nhỏ với vài trăm lao động nhưng bắt buộc phải đầu tư một nhà máy xử lý nước thải hàng tỷ đồng là không hợp lý và gây khó khăn.

Lương và thưởng cũng là áp lực lớn với ngành, như Trung Quốc đã điều chỉnh bảo hiểm xã hội từ 20% xuống 19%, thì Việt Nam cũng cần xem xét hạ tỷ lệ bảo hiểm xuống tầm 18% để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông cũng bày tỏ bất cập về khâu kiểm tra từ hải quan khi một miếng vải mẫu 5m chuyển từ nước ngoài về cũng phải kiểm theo Thông tư 37 hàng chục lần mới xong, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vị này cũng bày tỏ bức xúc thay cho doanh nghiệp khi một năm có hàng chục bộ ngành, cơ quan đến kiểm tra.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ - Amcham đề nghị một số nội dung: Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định TPP; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính; áp dụng các giải pháp giảm thiểu giấy tờ trong các giao dịch hành chính, tiền tệ; áp dụng các chuẩn mực toàn cầu về kế toán; mong muốn sẽ được hợp tác thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghiệp, công nghiệp….

Về môi trường, đại diện Amcham mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, xử lý các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long… Đồng thời mong muốn Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả…

thu-tuong-khong-hinh-su-hoa-cac-quan-he-kinh-te-1

Thủ tướng trao đổi với đại diện doanh nghiệp trước giờ hội nghị. Ảnh: VGP

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện. Trong đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm, nông nghiệp… đây là những lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.

Ông đề nghị Chính phủ Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT, phần mềm,… đưa đào tạo kỹ năng CNTT vào chương trình giáo dục phổ thông, và doanh nghiệp Nhật mong muốn được hợp tác phát triển trong lĩnh vực này.

Nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh với nhiều sản phẩm phong phú và sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu đẩy mạnh áp dụng công nghệ, mở rộng thị trường. Doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để cùng phát triển nông nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp Nhật Bản cũng kiến nghị Nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh một số quy định liên quan đến pháp luật về đầu tư, thời gian làm thêm giờ, quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng, quy định về thông quan, xin phép cấp giấy chứng nhận đầu tư... cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cam kết mạnh mẽ từ các Bộ

Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng cam kết phục vụ doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian tới đây. Theo đó, Bộ sẽ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho mọi thành phần kinh tế phát triển.

Trước hết Bộ tiếp tục rà soát, kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường, đồng thời sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng…

Tiếp theo Bộ sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về tôn trọng  quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đảm báo thực hiện đúng quan điểm “người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm”. Và cuối cùng là có giải pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa…

“Chúng tôi cũng cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp…”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thì thể hiện quyết tâm xoá bỏ mọi rào cản để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động. Thời gian qua, Bộ thường xuyên mở các cuộc đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và đã đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian nộp thuế, hải quan điện tử một cửa… cũng như đề xuất nhiều chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.. Trong quá trình thực hiện thì nhiều vướng mắc đã được giải quyết, nhưng cũng nhận nhiều ý kiến là luật của Việt Nam có tuổi thọ quá ngắn.

Thời gian tới, Bộ sẽ tập trung nâng cao hiệu quả thị trường tài chính, bảo hiểm…, phấn đấu nằm trong top 50 nước đứng đầu về thị trường tài chính thế giới.

Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu phản ánh “thuế ăn 40,7% lợi nhuận doanh nghiệp” và có đề xuất đảm bảo mức nộp thuế của Việt Nam công bằng, bình đẳng, phù hợp các nước trong khu vực.

Ông Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, nền kinh tế. Điều này thể hiện qua mặt bằng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối khá ổn định. Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng dự trữ ngoại tệ và có thể nói là đạt mức dự trữ cao nhất từ trước đến nay. Tín dụng đã tăng hơn 3% so với cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông Hưng cũng thừa nhận là hiện có nhiều thách thức cần giải quyết. Như GDP quý I tăng chậm, nên để đạt mục tiêu tăng 6,7% như Quốc hội đề ra là khá thách thức. Mặt khác, việc kiểm soát lạm phát dưới 5% trong bối cảnh giá dầu liên tục xuống thấp là cực kỳ khó.

Trước bối cảnh đó, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước đề ra chính sách tiền tệ linh hoạt phù hợp với các chính sách vĩ mô khác. Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, hiện nay đã giảm mạnh và chỉ bằng 40% so với thời điểm 2011, nhưng công cụ điều hành lãi suất cũng phải dựa vào các chính sách vĩ mô và lạm phát nên Ngân hàng Nhà nước phải hết sức thận trọng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng quy mô lớn, trong đó yêu cầu tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Và BIDV đã tiên phong giảm lãi suất bình quân 0,3-0,5% và cam kết lãi suất trung dài hạn không vượt quá 10,5%. Các ngân hàng khác như Vietcombank, Công Thương cũng đưa ra cam kết sẽ giảm lãi suất. Sau ngày hôm nay, các ngân hàng sẽ lần lượt công bố chính sách giảm lãi suất này.

Ông Hưng cho biết, cơ quan này cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các biến động của kinh tế vĩ mô trên thị trường thế giới để có những giải pháp ứng phó phù hợp. Hiện nay yêu cầu của nền kinh tế là vốn trung dài hạn nhưng nguồn vốn huy động của các nhà băng đa phần là ngắn hạn. Thời gian qua, nhiều ý kiến đề nghị xem xét Thông tư 36, nhưng chiếu theo thực tế thì buộc phải quy định như vậy để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống trước những biến đổi khó lường.

Tuy nhiên, trước nhiều kiến nghị thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và nghiên cứu thận trọng Thông tư này để có thể đưa ra lộ trình thực hiện phù hợp nhất và trình Thủ tướng phê duyệt.

Đại diện ngành Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính bảo đảm thông thoáng, quyền tự do cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là sống còn. Bộ sẽ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính công. Đồng thời, sẽ tham mưu với Chính phủ xây dựng các khung khổ chính sách mới đáp ứng yêu cầu hội nhập.

thu-tuong-khong-hinh-su-hoa-cac-quan-he-kinh-te-2

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng cam kết, trong năm 2016, Bộ Công Thương sẽ đưa 52 dịch vụ hành chính công lên cấp độ 3-4 để người dân có thể dễ dàng đăng ký kinh doanh qua mạng.

Về hội nhập, trong năm 2016, Bộ Công Thương sẽ tổ chức lại các chương trình giới thiệu, cung cấp thông tin để các doanh nhân, người dân có điều kiện nắm bắt kịp thời các cơ hội từ đó có chiến lược cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội việc hội nhập mang lại.

Về bán buôn, bán lẻ, Bộ trưởng cho hay Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ xây dựng chiến lược bán lẻ. Chính phủ cũng ưu tiên, quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh chúng ta mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường.

Để phát triển thị trường ôtô, tới đây, Bộ sẽ có cơ chế phù hợp để phát triển thị trường nhiên liệu.

Bộ trưởng cũng tiếp thu ý kiến kiến nghị của Hiệp hội Dệt May về những bất cập hiện hành trong kiểm tra mẫu vải và cam kết sẽ cùng Hiệp hội bàn cách tháo gỡ,...

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, sắp tới sẽ chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cụ thể, sẽ tham mưu với Chính phủ bổ sung sửa đổi quy định pháp luật theo hướng tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Trước hết là sửa điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định cụ thể hơn về điều kiện, thời điểm thẩm định, hình thức nộp hồ sơ.

Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; bảo đảm an ninh kinh tế, đẩy mạnh cung cấp thông tin cho doanh nghiệp khi lựa chọn đối tác đầu tư; tiếp tục đấu tranh có hiệu quả với tội phạm kinh tế nhất là đối tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bộ tập trung đấu tranh tội phạm hình sự gây mất an toàn kinh doanh. Bộ trưởng Công an khẳng định không có khái niệm và chủ trương hình sự hóa. Tuy nhiên, còn tình trạng một số cán bộ do thoái hóa biến hất, không nắm vững pháp luật, không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ… nên có hành vi vi phạm pháp luật, để xảy ra oan sai, ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người dân.

Bộ trưởng đề nghị doanh nghiệp tiếp tục phát hiện, cung cấp thông tin để ngăn ngừa, xử lý kịp thời sai phạm của cán bộ, chiến sĩ.

Tiếp lời của Bộ trưởng Tô Lâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chính phủ và Bộ Công an không chủ trương hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Hoạt động của lực lượng công an là để phục vụ phát triển, phục vụ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tất cả những vi phạm pháp luật dù là của cá nhân, doanh nghiệp hay của cán bộ, chiến sĩ cũng sẽ được xử lý nghiêm minh".

Cùng với các bộ, ngành, UBND thành phố Hà Nội, UBND TP HCM và VCCI đã tiên phong ký cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng và Bí thư Thành ủy TP HCM.

Hai thành phố đã có những cam kết mạnh mẽ, cụ thể về cải thiện môi trường đầu tư với những chỉ tiêu mang tính định lượng.

Theo đó, Hà Nội cam kết đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử; 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng sẽ được giải quyết trong vòng 2 ngày (giảm một ngày so với quy định); duy trì tỉ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử 95%, nộp thuế điện tử là 90%; cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư so với quy định; giảm 20% thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, thu hồi đất...

TP HCM cam kết tích cực xây dựng chính quyền điện tử; phấn đấu 98% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử là 90%; về thủ tục hải quan phấn đấu giảm 50% so với quy định; thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư giảm 30%...

Thủ tướng nêu rõ, việc ký cam kết trên là ký mẫu giữa Hà Nội, TP HCM và VCCI, đồng thời yêu cầu tất cả các địa phương trong cả nước đều phải cam kết như là Hà Nội và TP HCM đã làm. Đây là những nội dung thiết thực và Chính phủ sẽ kiểm tra.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, với sự góp mặt của 19 bộ trưởng và lãnh đạo 63 tỉnh thành, chưa cuộc họp nào lại kéo dài như cuộc họp này.

Theo Thủ tướng, tinh thần doanh nhân của nước ta luôn hừng hực từ trước đến nay. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang một nền kinh tế thị trường là bước tiến lớn. Tuy nhiên, khi bước vào một giai đoạn mới, chúng ta phải thừa nhận rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thuận lợi cho doanh nghiệp. Các nghị định, thông tư ban hành còn quá chậm, gây cản trở khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm do cơ chế chính sách, chi phí thủ tục tăng. Chúng ta đạt 93% doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, nhưng vốn hoá ra thị trường lại chưa tới 10% là quá thấp. Hiện nay, tình trạng liên kết chưa cao, phí chồng phí, cán bộ đảng viên ở nhiều cấp, ngành còn gây cản trở phiền hà cho doanh nghiệp.

Những phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng tại cuộc đối thoại

Trong hai năm qua, dù Nghị quyết đi vào triển khai nhưng nhiều bộ ngành, các cấp chính quyền vẫn chưa hiểu rõ tinh thần nghị quyết.  Bên cạnh đó, kinh tế thị trường chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo khiến môi trường kinh doanh méo mó, chưa thuận lợi nhất để phát triển kinh tế.

Còn bản thân doanh nghiệp phải làm gì? Đó là cần phải xây dựng văn hoá doanh nhân, tăng cao năng lực, tức là bản thân doanh nghiệp trước hết cần phải tự cứu mình.

Doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh tất cả các loại hình mà luật không cấm. Các cơ quan tuyệt đối không được thực hiện theo kiểu "sáng nắng chiều mưa" mà phải nhất quán.

Song song đó, khi đưa ra một chính sách mới thì phải rõ ràng, không được theo kiểu hiểu sao cũng được...

Muốn làm được những điều này, cần phải đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp. Việt Nam coi FDI là doanh nghiệp đồng hành để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Không thanh tra chồng chéo, đặc biệt thanh tra, kiểm toán thuế phải minh bạch.

Cuối cùng, Thủ tướng cho rằng, tiếp cận vốn tín dụng, thuế và hải quan, cùng một số vấn đề khác sẽ được tổng hợp phân loại ra. Ngay trong chiều nay các Phó thủ tướng và Thủ tướng sẽ họp với các Bộ trưởng để giải quyết các đề xuất, kiến nghị trong sáng nay.

Trước đó một ngày, người đứng đầu Chính phủ cũng ký ban hành Nghị quyết 19/2016 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Chính phủ ra nghị quyết này.

Kỳ Duyên

10 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Thủ tướng

Tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp sáng 29/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra 10 nhóm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc coi doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Đảng và Nhà nước thời gian qua đã tập trung tạo thể chế, làm chính sách đầu tư, kinh doanh nhìn chung khá tốt. Theo ông, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh nên phải xây dựng nhiều giải pháp tiến bộ để phục vụ phát triển doanh nghiệp. 

Chính vì thế, doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam thời gian qua đã có sự lớn mạnh, góp phần xây dựng đất nước và cộng đồng quốc tế minh bạch. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới với một Đảng lãnh đạo, một Nhà nước pháp quyền thì Thủ tướng cho rằng phải nhìn nhận lại bức tranh hiện tại, đó là môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự thuận lợi cho doanh nghiệp.

thu-tuong-phai-coidoanh-nghiep-tu-nhan-la-dong-lung-phat-trien-kinh-te

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với doanh nghiệp trong giờ giải lao hội nghị sáng nay. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không ngần ngại chỉ ra những điểm còn tồn tại cần được giải quyết. 

Cụ thể, các luật ban hành còn chậm so với yêu cầu thực tế, làm cho doanh nghiệp phải chờ đợi, bị khó khăn trong hoạt động. 

Có những trường hợp các thông tư và nghị định không rõ ràng, còn cảm tính khiến nảy sinh nhiều cách nghĩ khác nhau trong cùng vấn đề, làm luật bị lạc hậu, trì trệ. 

Chưa phát huy hiệu quả trong từng doanh nghiệp để tìm những giải pháp đột phá nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Xuất khẩu của nước ta hiện chưa nhiều, trong khi sở hữu trí tuệ là cả một vấn đề. 

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp có chiều hướng giảm trong bối cảnh nền kinh tế rất cần động lực phát triển. Nguyên nhân trước hết là do thể chế, thủ tục rườm rà khiến chi phí tăng.

Công tác cổ phần hoá chưa thực sự triển khai quyết liệt, bởi thực tế tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá công bố là đạt 93% nhưng vốn hoá ra thị trường chưa tới 10%. 

Thực trạng các doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi, khả năng kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ với nhau cũng như kết nối doanh nghiệp nội và ngoại còn khá yếu. 

Tình trạng phí chồng phí vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra chồng chéo và xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên ở nhiều cấp, nhiều ngành gây phiền hà cho doanh nghiệp. Mặc dù Nghị quyết 09 đã ra đời 2 năm nhưng đến nay nhiều địa phương, nhiều bộ ngành vẫn chưa hiểu hết tinh thần để hành động.

Để giải quyết những tồn đọng này, Thủ tướng cho rằng, trước hết doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược phát triển trong hội nhập, văn hóa doanh nhân, “phải tự cứu mình trước khi trời cứu”. Đổi lại, Chính phủ, Nhà nước khi ban hành chính sách thì không được làm chính sách theo kiểu "sáng nắng chiều mưa", không được hồi tố chính sách.

Các cơ quan Nhà nước khi ban hành chính sách thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cuối cùng về chính sách của mình đưa ra. Phải coi doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ. Cơ quan Nhà nước phải thấm nhuần tư tưởng này để thực hiện trong thực tiễn.

Song song đó, Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, thành lập doanh nghiệp để làm ăn. Theo đó, thời gian tới cần triển khai 10 nhóm giải pháp sau:

1. Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật, doanh nghiệp được kinh doanh những gì không cấm.

2. Tất cả doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế bình đẳng về vốn, đất, quy định kinh doanh, trừ trường hợp đặc biệt.

3. Nhà nước đảm bảo sự ổn định lâu dài của chính sách, không "sớm nắng chiều mưa", để doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư.

4. Ổn định kinh tế vĩ mô, cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành chính sách quy định rõ một cơ quan chịu trách nhiệm.

5. Quy định về điều kiện kinh doanh cần được lượng hóa, minh bạch, dễ hiểu, tạo điều kiện người dân, doanh nghiệp hiểu. Lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, chứ không thể nào lúc thế này, lúc thế kia, gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

6. Coi doanh nghiệp tư nhân là động lực để phát triển kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các loại hình này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập của xã hội.

7. Ngăn chặn hình sự hóa quan hệ kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Nhà nước, Bộ Công an không có chủ trương hình sự hóa kinh tế, trừ trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng. 

8. Có cơ chế quản lý phù hợp đối với những doanh nghiệp hoạt động công ích, hoạt động có tính rủi ro lớn, làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

9. Giảm, tiến tới loại bỏ các loại phí, phụ phí bất hợp lý. Nghị định, thông tư phải thực hiện đúng. 

10. Yêu cầu đến 1/7/2016 bỏ hết quy định cũ, thực hiện đúng nghị định, thông tư, theo tinh thần luật đã được Quốc hội thông qua. Thủ tướng yêu cầu tập hợp rà soát các quy định về quản lý Nhà nước, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp. Cơ quan Nhà nước phải đổi mới tư duy, và doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Theo Thủ tướng, trước mắt Chính phủ sẽ không tăng thuế, phí, lãi vay ngân hàng, đặc biệt sẽ giảm 1% khi cho vay cho khoản vay trung dài hạn, lĩnh vực ưu tiên.

Thủ tướng cũng yêu cầu thanh tra, kiểm toán thuế cần minh bạch để chống tiêu cực. Bộ máy hành pháp, tư pháp, lập pháp cần phải hợp lực để tạo môi trường mới cho doanh nghiệp hoạt động.

“Chính phủ đã có một nghị quyết chuyên đề về phát triển doanh nghiệp và sẽ thảo luận trong thời gian ngắn tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Lệ Chi