Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Hơn 500 tỷ đồng doanh thu của Gỗ Trường Thành bị nghi 'ảo'

Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã CK: TTF) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm dày gần 70 trang, gấp đôi so với báo cáo trước đó doanh nghiệp tự lập. 

Trong đó, đơn vị kiểm toán Ernst &Young (EY) từ chối đưa ra kết luận với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ với 2 nguyên nhân chính liên quan đến hàng tồn kho bị "bốc hơi" và khó xác định chính xác con số doanh thu bán hàng.  

Cụ thể, EY cho biết đã không được chứng kiến việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho của TTF tại ngày 31/12/2015. Các thủ tục soát xét thay thế cũng không cung cấp cho EY đầy đủ bằng chứng thích hợp đối với số lượng hàng tồn kho tại thời điểm nói trên. Dựa trên các thông tin hiện có, EY cho biết không thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với số dư hàng tồn kho ngày 31/12/2015 và khoản lỗ thuần trong nửa đầu năm hay không.

Tại báo cáo soát xét, tồn kho thời điểm cuối năm 2015 cũng được đơn vị kiểm toán điều chỉnh tăng thêm 130 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2016, Ban giám đốc TTF đã ghi nhận khoản chênh lệch thiếu khi thực hiện kiểm kê hàng tồn kho với giá trị xấp xỉ 1.052 tỷ, do vậy giảm giá trị hàng tồn kho với số tiền tương ứng.

hon-500-ty-dong-doanh-thu-cua-go-truong-thanh-bi-nghi-ao

Đơn vị kiểm toán cũng đặt ra nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Gỗ Trường Thành. Ảnh: Viettimes

Báo cáo soát xét cho biết TTF đã ghi nhận doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng cho một nhóm khách hàng với tổng số tiền là 520 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm - tương đương gần 60% doanh thu phát sinh trong kỳ. 

Tuy nhiên, dựa trên các thông tin được cung cấp, EY cho biết không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định tính hiện hữu của các nghiệp vụ bán hàng này. Do đó, công ty kiểm toán cho biết không thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với doanh thu và giá vốn hàng bán đã ghi nhận từ các nghiệp vụ bán hàng này cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6.

Báo cáo soát xét cũng điều chỉnh khoản lỗ 6 tháng đầu năm tăng thêm 13 tỷ đồng, lên 1.085 tỷ. Lỗ lũy kế tính đến 30/6 tăng thêm 130 tỷ đồng so với số liệu do công ty tự lập đã công bố trước đây lên 1.211 tỷ. Vào ngày 30/6, nợ phải trả ngắn hạn của TTF đã vượt tài sản ngắn hạn với số tiền là 425 tỷ đồng. 

“Các điều kiện này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục”, EY nhận định.

Từ đầu tháng 8 đến nay, việc Gỗ Trường Thành bất ngờ công bố lỗ nghìn tỷ đồng gây sốc cho giới tài chính vì không hiểu điều gì đang xảy ra với đại gia xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam này. Từng đứng bên bờ vực phá sản vì nợ nần, tình hình kinh doanh của Gỗ Trường Thành gần đây đã khá ổn định và gây chú ý khi có sự xuất hiện của ông lớn Vingroup. Do đó, việc doanh nghiệp công bố lỗ lớn khiến nhiều nhà đầu tư bức xúc. Trong cuộc họp Hội đồng quản trị hồi giữa tháng 8, đơn vị này cũng đưa ra quyết định bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch với ông Võ Trường Thành cũng như chức vụ của các thành viên khác trong gia đình ông. 

Kido muốn mua 65% cổ phần Tường An

Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (Mã CK: KDC) ngày hôm nay vừa gửi thư chào mua cổ phiếu đến Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An (mã CK: TAC). Thông qua nghị quyết mới của công ty, đơn vị này quyết định sẽ chào mua công khai đến 65% cổ phần hiện hữu từ các cổ đông (tương đương 12,34 triệu cổ phiếu). 

Với giá đóng cửa ngày 31/8 là 63.500 đồng một cổ phiếu, Kido có thể phải bỏ ra trên 783 tỷ đồng mua 65% cổ phần TAC.

Trước đó, ngày 31/8 Hội đồng quản trị Tường An cũng đã tổ chức họp cổ đông bất thường thông qua đơn từ nhiệm của 2 thành viên Hội đồng quản trị công ty này và đưa hai ứng viên mới bầu bổ sung. Để hợp thức hóa, ngày 6/10 công ty sẽ tổ chức đại hội cổ đông tại TP HCM để bổ nhiệm hai thành viên mới gồm lãnh đạo Tập đoàn Kido và Saigon Co.op.

Theo nguồn tin của VnExpress, lãnh đạo Kido sẽ là Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên và Saigon Co.op là bà Nguyễn Thị Hạnh.

Bà Nguyễn Thị Hạnh hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID), từng là Tổng giám đốc Saigon Co.op.

6 tháng đầu năm, Kido đạt doanh thu thuần 590 tỷ đồng, lợi nhuận ghi nhận gần 134 tỷ. Năm nay, công ty lên kế hoạch chia cổ tức 16% bằng tiền mặt, tương đương 1.600 đồng một cổ phiếu. Hiện đơn vị kinh doanh mảng kem, bánh bao, dầu ăn và mì gói.

Còn với Tường An, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 1.885 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 37,7 tỷ, lần lượt tăng 8% và 3% so với cùng kỳ 2015. 

Thi Hà

Đại gia vận tải biển 'chết chìm'

Các công ty vận tải biển quốc tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn từ sau khủng hoảng tài chính. Hanjin là một ví dụ. Họ đã lỗ 4 trong 5 năm gần đây. Đại gia Hàn Quốc này không chống đỡ được tác động từ thương mại toàn cầu đi xuống, thừa tàu container và cạnh tranh ác liệt từ các đối thủ.

Vài tháng qua, hãng này đã thực hiện tái cấu trúc để cải thiện tài chính. Tuy nhiên, những kế hoạch này không thỏa mãn được các chủ nợ. Đầu tuần này, chủ nợ đã quyết định ngừng hỗ trợ tài chính cho Hanjin.

dai-gia-van-tai-bien-chet-chim

Hanjin Shipping đang gặp rất nhiều khó khăn do thương mại toàn cầu đi xuống. Ảnh: Reuters

Một số tàu của Hanjin đã bị giữ lại, hoặc bắt rời khỏi cảng. Vì vậy, việc phải để tòa án quyết định số phận sẽ khiến công ty này thêm đau đầu.

"Rất có thể tất cả tài sản của chúng tôi sẽ bị phong tỏa trong gần một tuần nữa", người phát ngôn của công ty cho biết. Điều này cũng có nghĩa rất nhiều hàng hóa sẽ không tới được tay người tiêu dùng và Hanjin sẽ phải trả lại cho đối tác. Cổ phiếu Hanjin Shipping đã lao dốc 24% hôm 30/8, trước khi bị ngừng giao dịch.

Khoảng 90% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường thủy. Vì vậy, khi nhu cầu đi xuống, các công ty vận tải đường biển sẽ là nạn nhân đầu tiên. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng khiến tình hình này thêm tồi tệ, do họ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Một thách thức khác với các công ty là dư thừa công suất. Ngành vận tải biển đang ngày càng sử dụng các loại tàu lớn hơn, với mục tiêu tăng hiệu suất và lợi nhuận. Tuy nhiên, chiến lược này đang phản tác dụng, khi cạnh tranh tăng buộc giá cả đi xuống. Một số con tàu giờ vẫn đợi hàng ngoài cảng.

Năm 2015, ngành vận tải biển đã rất chật vật. Nhưng năm nay, hãng tư vấn Drewry dự báo tình trạng này còn bi quan hơn, với khoản lỗ hơn 5 tỷ USD cho cả ngành.

Hà Thu (theo CNN)

Kinh doanh thể thao điện tử hốt bạc

3 cú hích cho thị trường nhà ở Việt Nam

Dân số thành thị tăng cao nhất Đông Nam Á, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ và thu nhập trong lĩnh vực sản xuất - dịch vụ dần cải thiện là những cơ sở để kỳ vọng vào sự bứt phá của thị trường nhà ở Việt Nam trong tương lai.

Giá vàng mất nửa triệu đồng trong tháng 8

Mở cửa ngày 1/9, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo giá vàng miếng SJC ở 36,18 - 36,25 triệu đồng một lượng, giảm so với chốt phiên trước 90.000 đồng chiều mua và 80.000 đồng chiều bán ra. Tương tự, tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC là 36,09 - 36,3 triệu đồng.

gia-vang-mat-nua-trieu-dong-trong-thang-8

Mỗi lượng vàng miếng SJC liên tục giảm giá trong tháng 8. Ảnh: Lệ Chi.

Như vậy, tính cả tháng 8, mỗi lượng vàng miếng SJC giảm gần nửa triệu đồng do sự sụt giảm từ thị trường thế giới. Tính trong tháng 8, mỗi ounce mất 3,2% giá trị do những lo ngại và đồn đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm tăng lãi suất. Tại phiên châu Á sáng nay, mỗi ounce vàng giao ngay có giá 1.310,1 USD. Căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, giá vàng quốc tế (chưa kể thuế, phí gia công) vẫn thấp hơn khoảng một triệu đồng mỗi lượng.

Đà giảm của giá vàng thế giới cùng kết hợp với nhu cầu trong nước yếu đã kéo giá vàng miếng tiếp tục lùi về mức thấp hơn. Theo các doanh nghiệp, thị trường vàng ngày càng mờ nhạt khiến các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có một mức giá giảm thấp hơn nữa, các giao dịch chỉ xuất hiện tích trữ nhỏ lẻ không đáng kể. Ở một khía cạnh khác, nhiều nhà đầu tư vẫn hướng tới mức giá phục hồi trở lại để tất toán trạng thái nên vẫn kiên trì đứng ngoài thị trường.

Trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở 21.920 đồng, giảm 1 đồng so với hôm qua. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng thương mại sáng nay quanh 22.260 - 22.330 đồng.

Ecolife Tây Hồ hưởng lợi từ không gian xanh Hồ Tây

Cũng giống như các công trình mang thương hiệu EcoLife mà Capital House đầu tư xây dựng, EcoLife Tây Hồ được thiết kế kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng và ứng dụng công nghệ thông minh, hiện đại. Mật độ xây dựng khối tháp chỉ 36,8%, khiến dự án có nhiều không gian đầu tư cảnh quan xanh và không gian công cộng, hài hòa với cảnh quan chung khu vực Hồ Tây.

EcoLife Tây Hồ hội tụ đầy đủ các yếu tố tạo nên vị trí đẹp, được xây dựng trên lô đất ký hiệu O17-HH1 thuộc quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ. Hệ thống giao thông khu đô thị Tây Hồ Tây xây dựng đồng bộ, phía Bắc EcoLife Tây Hồ giáp đường 40 m giao cắt với đường Võ Chí Công. Hạ tầng khu vực này được đầu tư mới và hoàn chỉnh, tạo nên môi trường sống an toàn và tiện nghi cho cư dân.

polyad

EcoLife Tây Hồ tọa lạc tại vị trí vàng nằm trong khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Ngoại giao đoàn hưởng tiện ích hiện đại và đồng bộ của khu vực.

Mang thương hiệu Ecolife của Capital House nên kiến trúc xanh và ứng dụng công nghệ thông minh, tiết kiệm năng lượng trở thành chủ đạo trong tổng thể dự án Ecolife Tây Hồ.

Dự án với hai khối nhà 33 tầng và 28 tầng gồm 2 tầng hầm để xe và các phòng kỹ thuật. Trung tâm thương mại và dịch vụ 2 tầng (1 và 2) có diện tích 6.834m2. Từ tầng 3 đến tầng 32 là các căn hộ, tầng 33 dành cho kỹ thuật thang máy. Đặc biệt, nhằm phục vụ ng­ười dân tại khu chung c­ư và đảm bảo không gian yên tĩnh cho không gian căn hộ, toàn bộ phần không gian th­ương mại đ­ược bố trí tại tầng 1 tiếp xúc với 2 trục đường chính, lối vào tách biệt với không gian ở.

Để kiến tạo nên một cuộc sống tiện nghi, an toàn và tin cậy cho cư dân, Capital House đã đầu tư những tiện ích hàng đầu cho EcoLife Tây Hồ, từ các dịch vụ thương mại, siêu thị, ngân hàng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe spa, gym, đến việc đầu tư trường mẫu giáo tiêu chuẩn quốc tế và các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác.

Bên cạnh đó, hướng của các mặt công trình cho phép ánh nắng xuyên qua các khoảng trống vào từng căn hộ. Mặt bằng mỗi căn được tối ưu hóa về diện tích và tỷ lệ bước chân phù hợp với công năng sử dụng của từng phòng chức năng. Mỗi căn hộ là một tổ hợp không gian sống hiện đại với đầy đủ các tiện ích của một ngôi nhà thông minh.

Cùng những lợi thế của vị trí vàng, Ecolife Tây Hồ hưởng lợi rất lớn từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu đô thị Tây Hồ Tây. Từ đây, cư dân có thể dễ dàng tiếp cận tất cả các dịch vụ y tế, giáo dục, thương mại, giải trí… Với triết lý thiết kế xanh thân thiện môi trường và phát triển bền vững, tòa căn hộ là một không gian sống hiện đại với đầy đủ các tiện ích phù hợp mọi lứa tuổi, được chia thành nhiều phân khu chức năng độc đáo như sân chơi đa năng trẻ em, khu thể dục thể thao cho người lớn, đường massage chân, khu tập dưỡng sinh, sân khấu nhỏ…

Dự án đã thi công xong phần trát tường tầng 28 và Capital House cam kết bàn giao nhà cho khách hàng đúng tiến độ vào quý I/2017. Các căn hộ giá dưới 30 triệu đồng mỗi m2 và có sổ đỏ vĩnh viễn.

Thanh Thư

Vàng tiếp tục mất giá

vang-tiep-tuc-mat-gia

Mỗi ounce vàng giảm hơn 3% trong tháng 8. Ảnh: Telegraph.

Một báo cáo về tình hình lương bổng của Mỹ cho thấy khu vực tư nhân tạo thêm 177.000 việc làm trong tháng 8, vượt mức dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Kết quả này ngay lập tức hỗ trợ cho khả năng lãi suất sẽ tăng sớm. Giá vàng vốn nhạy cảm với những thông tin này nên cũng sụt giảm mạnh từ đầu tuần.

Vàng giao ngay hôm qua có lúc giảm xuống còn 1.304,91 USD - mức thấp nhất từ ngày 24/6, một ngày sau khi người Anh bỏ phiếu quyết rời Liên minh châu Âu (EU). Tương tự, vàng kỳ hạn Mỹ cũng giảm 0,4% xuống còn 1.311,4 USD. Kim loại quý này có thể mất 3,2% giá trị trong cả tháng 8.

Căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng quốc tế quy đổi (chưa kể thuế, phí) có giá khoảng 35,1 triệu đồng. Mức giá này thấp hơn vàng SJC chốt phiên hôm qua tới 1,1 triệu đồng mỗi lượng.

"Nếu bạn nhìn vào 3 hoặc 4 phiên gần đây, bạn sẽ càng thêm đánh cược về khả năng lãi suất sắp tăng. Nhiều đồn đoán cho rằng việc này sẽ diễn ra vào tháng 12 và dường như thị trường cũng tin tưởng điều này", Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cấp cao của U.S. Bank Wealth Management ở Seattle nói.

Thứ 6 tuần trước, Chủ tịch Fed bà Janet Yellen nói rằng khả năng tăng lãi suất ngày một lớn. Trong khi đó, Phó chủ tịch Fed Stanley Fischer lại cho biết lãi suất có thể tăng ngay tháng 9.

Hôm thứ 4, Chủ tịch Cục Dự trữ bang Boston Eric Rosengren nói Fed đang cân nhắc khả năng tăng lãi suất sớm hơn.

Cùng với việc đồng đôla tăng mạnh, đà bán kỹ thuật với vàng cũng xuất hiện sớm. Theo chuyên gia Carsten Fritsch của Commerzbank, giá vàng có thể xuống ngưỡng 1.300 USD.

Người kinh doanh qua mạng vẫn phấp phỏng lo đi tù

Phát biểu trong buổi Đối thoại giữa doanh nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) và chính quyền thành phố ngày 31/8, ông Vũ Anh Tuấn - Tổng thư ký Hội tin học TP HCM (HCA) nêu ngay "chuyện khó xử" của chính mình: “Tôi đang là giám đốc của Vườm ươm Quang Trung, thành viên câu lạc bộ các vườn ươm ở TP HCM. Chúng tôi đã hỗ trợ nhiều nhóm khởi nghiệp nhưng khi tư vấn xong hết thì các em hỏi nên ở đây hay sang Singapore? Giờ tôi trả lời làm sao? Điều 292 còn đấy, đang sửa và chưa biết thế nào. Nói ở Việt Nam đi, không có chuyện gì đâu cũng không được. Còn bảo các em sang Singapore đi thì kẹt quá!”

Theo ông Tuấn, dự thảo sửa Điều 292 Bộ Luật hình sự 2015 về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông vẫn chưa làm không khí bớt căng thẳng. Không chỉ có giới khởi nghiệp đang nhấp nhổm tìm đường sang Singapore, ông cho biết, một số doanh nghiệp hội viên như FPT, CMC cũng cho rằng, với điều luật này, họ cũng có thể bị buộc tội kinh doanh trái phép bất cứ lúc nào khi thử nghiệm sản phẩm mới trên mạng.

“Đối với doanh nghiệp CNTT thì mạng là môi trường để họ thử nghiệm và phải thử nghiệm rất nhiều lần. Nếu như nông nghiệp người ta cũng cần 2-3 năm để thử nghiệm giống mới thì doanh nghiệp CNTT cứ đưa sản phẩm lên một cái là trái phép. Đến lần thứ 2, 3 thì được coi là có tổ chức. Cùng với những quy định chế tài thì nó gần như triệt tiêu toàn bộ nhiệt huyết sáng tạo mà chúng ta đang động viên” , ông Tuấn nêu quan điểm.

nguoi-kinh-doanh-qua-mang-van-phap-phong-lo-di-tu

Kinh doanh qua mạng vẫn nhấp nhổm lo bị...bỏ tù. Ảnh: Viễn Thông

Cũng theo vị này, Điều 292 chỉ nên giữ yêu cầu vấn đề nào liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội thì kiểm soát. Còn liên quan đến kinh tế khác thì đã có các luật chuyên ngành chi phối để đảm bảo chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Trước đó, Công ty cổ phần VNG đã gửi một bản kiến nghị dài 1.400 chữ đến HCA để tổng hợp, trình lên lãnh đạo thành phố xem xét và có ý kiến với Bộ Tư Pháp. Đơn vị này thậm chí quyết liệt hơn khi đề xuất bỏ hẳn Điều 292 với lý do tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ngành nghề kinh doanh.

“Mạng internet, mạng viễn thông và các dịch vụ cung ứng trên internet chỉ là công cụ hỗ trợ. Bản thân nó không tạo ra tính nguy hại cho xã hội, không xâm phạm tới quyền và lợi ích của bất kỳ ai. Tính nguy hại được tạo ra khi người sử dụng và người cung ứng dịch vụ có mục đích không tốt. Như vậy thì nó không phụ thuộc vào dịch vụ được cung cấp offline hay qua mạng. Do đó, không nên vì lý do các dịch vụ này được cung ứng qua mạng để xử lý hình sự”, VNG phân tích, đồng thời nhận định sự bất bình đẳng còn ở doanh nghiệp nội dung số trong nước và nước ngoài. Trong khi doanh nghiệp trong nước bị kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều quy định, giấy phép thì các doanh nghiệp nội dung số xuyên quốc gia vẫn thu lợi từ thị trường Việt Nam mà cơ quan chức năng không quản lý, giám sát được hoặc vượt khả năng quản lý, giám sát.

Ông Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin cho biết, cách đây một tuần, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tiếp tục gửi một bản kiến nghị đến Chính phủ, Quốc hội về điều 292. Hiện tại, Vụ Công nghệ thông tin đang tiếp thu thêm ý kiến để cùng đề xuất hướng chỉnh sửa thích hợp. “Tôi nghĩ các nội dung đưa vào điều 292 cần lấy ý kiến rộng rãi hơn và cần có sự đánh giá sâu sắc hơn. Bản thân chúng tôi cũng rất lo lắng và sẽ đồng hành với các hiệp hội và doanh nghiệp để đề xuất phương án phù hợp”, ông Khả cho biết.

“Không biết luật này ra sẽ bắt được bao nhiêu ông đi tù nhưng tác động tiêu cực thì nhiều, nhất là làm 'nản lòng chiến sĩ'. Tinh thần mà nản thì khó mà làm được gì tốt. Tôi cho rằng, chúng ta nên cân nhắc về giá trị mang lại giữa việc chúng ta ngăn chặn được gì so với cái tiêu cực mà nó gây ra”, ông Lại Đức Nhuận - Giám đốc Công ty Larion góp ý tại buổi đối thoại.

Trước đó, vào trung tuần tháng 9, Bộ Tư Pháp đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2015. Theo đó, cơ quan soạn thảo vẫn giữ Điều 292 về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông với lý do "góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trên mạng; bảo vệ những người làm ăn chân chính, đúng pháp luật, xử lý nghiêm những người cố tình vi phạm pháp luật và thu lời bất chính lớn từ việc vi phạm đó, góp phần tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này".

Cụ thể, nếu chưa được cấp phép thì người nào có các hành vi gồm: Kinh doanh vàng miếng trên tài khoản; Sàn giao dịch thương mại điện tử; Kinh doanh đa cấp; Trung gian thanh toán; Trò chơi điện tử trên mạng; Các loại dịch vụ khác trên mạng… có thể bị phạt cao nhất là 5 năm tù.

Viễn Thông

Bộ Công Thương: Việt Nam có thể khai thác than vài trăm năm nữa

Theo bản quy hoạch ngành than điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Bộ Công Thương công bố ngày 31/8, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than trong các giai đoạn của quy hoạch khoảng 41-44 triệu tấn vào năm 2016; 47-50 triệu tấn vào năm 2020; 51-54 triệu tấn vào năm 2025 và 55-57 triệu tấn vào năm 2030.

Bản quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành thăm dò bể than Đông Bắc sau 4 năm nữa. Đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ than để huy động vào thiết kế trong giai đoạn 2021-2030 và sau 2030.

bo-cong-thuong-viet-nam-co-the-khai-thac-than-vai-tram-nam-nua

Năm 2016, sản lượng than thương phẩm sản xuất có thể đạt 44 triệu tấn.

Với bể than sông Hồng, quy hoạch đặt ra trước năm 2020 hoàn thành thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II, huyện Tiền Hải – Thái Bình; trên cơ sở thử nghiệm, sẽ tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ hợp lý.

Trả lời câu hỏi của báo chí, liệu Việt Nam còn có thể khai thác than trong bao lâu, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, với nguồn tài nguyên khai thác hiện tại dự kiến thời gian khai thác than còn kéo dài “vài trăm năm nữa”.

Ông Lê Văn Duẩn - Phó giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin tính toán, hiện tại Việt Nam vẫn tập trung khai thác bể than Đông Bắc với tổng trữ lượng còn lại khoảng 6,2 tỷ tấn. Nếu tính bình quân mỗi năm khai thác 50 triệu tấn, thì riêng trữ lượng than tại bể Đông Bắc còn khai thác được 40-50 năm nữa. Chưa kể, nếu quá trình thử nghiệm bể than sông Hồng thành công (trữ lượng khoảng 42 tỷ tấn than), thì tài nguyên than còn có thể khai thác vài trăm năm nữa.

Để đảm bảo khai thác than theo quy hoạch điều chỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 269.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 17.930 tỷ đồng một năm. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng hơn 95.000 tỷ đồng (bình quân hơn 19.000 tỷ đồng một năm); Giai đoạn 2021-2030 nhu cầu vốn đầu tư hơn 172.000 tỷ đồng (bình quân 17.000 tỷ đồng một năm).

"Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho đầu tư mới và cải tạo mở rộng..., được thu xếp từ các nguồn tự có, vốn vay thương mại, vay ưu đãi và huy động qua các kênh chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác", ông Nguyễn Khắc Thọ cho biết.

Riêng với cân đối nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu dùng và than cấp cho điện để đảm bảo an ninh năng lượng, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng cho hay, bản quy hoạch điều chỉnh cũng sẽ hướng tới việc giảm xuất khẩu, thay vào đó là nhập khẩu than. Dự kiến tới năm 2030 Việt Nam cần nhập 70 triệu tấn than. Hiện, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý cho Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép nhập khẩu than.

"Kinh doanh than là kinh doanh có điều kiện (có cả xuất, nhập than) nên ai đủ điều kiện thì được kinh doanh. Trong khi nguồn than cấp cho điện phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, nên để đủ than cho điện thì vẫn cần nhập khẩu", ông Thọ lý giải và tiết lộ, ngoài việc cho phép 3 tập đoàn trên nhập khẩu, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công Thương thành lập Ban chỉ đạo nhập khẩu than để thu xếp nhập khẩu than sau này, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Hoàn thuế không cần gặp cán bộ thuế từ tháng 11

Trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế cho biết, ngành thuế đang gấp rút chuẩn bị cho việc hoàn thuế điện tử đê giảm thiểu những khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, cơ quan này đặt mục tiêu tháng 11 sẽ triển khai thí điểm hoàn thuế điện tử tại 5 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương (chiếm tỷ lệ nộp thuế lớn nhất, nhiều doanh nghiệp xuất nhâp khẩu). Đến tháng 12 sẽ mở rộng thêm 8 tỉnh. "Mục tiêu đến cuối năm sau sẽ đạt tỷ lệ 95% hoàn thuế điện tử", bà Duyên Hải nói.

Trước đó, trao đổi với VnExpress vào tháng 3, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng khẳng định sẽ yêu cầu tất cả các Cục thuế phải điện tử hóa các hồ sơ tác nghiệp trong hoàn thuế. Theo ông, việc này để giải quyết căn cơ tình trạng "ngâm" tiền thuế của dân và cương quyết việc nộp hồ sơ, trả hồ sơ tất cả bằng điện tử. "Doanh nghiệp có thể chủ động xem tình trạng hồ sơ của mình được giải quyết đến đâu qua hệ thống điện tử chứ không phải phụ thuộc vào cán bộ thuế nữa", ông nói.

Tuy nhiên, nói về hàm lượng điện tử hoá theo phương án mới này, bà Lê Thị Duyên Hải cho biết, việc người nộp thuế và cơ quan thuế có tiếp xúc với nhau hay không còn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế và số liệu kê khai. "Nếu hồ sơ ngay từ kê khai không đúng, trong quá trình gửi hồ sơ đề nghị hoàn có những vấn đề tuân thủ của người nộp thuế không tốt, dẫn đến cơ quan thuế có quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp thì không thể tránh khỏi cơ quan thuế xuống trực tiếp", bà Hải cho hay.

Sau 7 tháng đầu năm, ngành thuế đã ban hành hơn 12.000 quyết định hoàn, tổng số tiền hơn 58.000 tỷ đồng. Theo đại diện ngành thuế, từ nay sẽ không còn tình trạng quỹ hoàn thuế nơi thừa cả nghìn tỷ đồng, nơi thiếu như trước. Kinh phí hoàn thuế được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Quốc hội sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quản lý, điều hành thay vì phân bổ về từng địa phương như trước. "Nếu số tiền theo tổng dự toán hoàn thuế Quốc hội giao còn trong quỹ thì tôi khẳng định không có tình trạng nơi thừa nơi thiếu quỹ hoàn thuế như trước đây", bà Duyên Hải cho hay.

Vẫn phập phồng lo đi tù khi kinh doanh qua mạng

Phát biểu trong buổi Đối thoại giữa doanh nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) và chính quyền thành phố ngày 31/8, ông Vũ Anh Tuấn - Tổng thư ký Hội tin học TP HCM (HCA) nêu ngay "chuyện khó xử" của chính mình: “Tôi đang là giám đốc của Vườm ươm Quang Trung, thành viên câu lạc bộ các vườn ươm ở TP HCM. Chúng tôi đã hỗ trợ nhiều nhóm khởi nghiệp nhưng khi tư vấn xong hết thì các em hỏi nên ở đây hay sang Singapore? Giờ tôi trả lời làm sao? Điều 292 còn đấy, đang sửa và chưa biết thế nào. Nói ở Việt Nam đi, không có chuyện gì đâu cũng không được. Còn bảo các em sang Singapore đi thì kẹt quá!”

Theo ông Tuấn, dự thảo sửa Điều 292 Bộ Luật hình sự 2015 về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông vẫn chưa làm không khí bớt căng thẳng. Không chỉ có giới khởi nghiệp đang nhấp nhổm tìm đường sang Singapore, ông cho biết, một số doanh nghiệp hội viên như FPT, CMC cũng cho rằng, với điều luật này, họ cũng có thể bị buộc tội kinh doanh trái phép bất cứ lúc nào khi thử nghiệm sản phẩm mới trên mạng.

“Đối với doanh nghiệp CNTT thì mạng là môi trường để họ thử nghiệm và phải thử nghiệm rất nhiều lần. Nếu như nông nghiệp người ta cũng cần 2-3 năm để thử nghiệm giống mới thì doanh nghiệp CNTT cứ đưa sản phẩm lên một cái là trái phép. Đến lần thứ 2, 3 thì được coi là có tổ chức. Cùng với những quy định chế tài thì nó gần như triệt tiêu toàn bộ nhiệt huyết sáng tạo mà chúng ta đang động viên” , ông Tuấn nêu quan điểm.

van-phap-phong-lo-di-tu-khi-kinh-doanh-qua-mang

Kinh doanh qua mạng vẫn nhấp nhổm lo bị...bỏ tù. Ảnh: Viễn Thông

Cũng theo vị này, Điều 292 chỉ nên giữ yêu cầu vấn đề nào liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội thì kiểm soát. Còn liên quan đến kinh tế khác thì đã có các luật chuyên ngành chi phối để đảm bảo chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Trước đó, Công ty cổ phần VNG đã gửi một bản kiến nghị dài 1.400 chữ đến HCA để tổng hợp, trình lên lãnh đạo thành phố xem xét và có ý kiến với Bộ Tư Pháp. Đơn vị này thậm chí quyết liệt hơn khi đề xuất bỏ hẳn Điều 292 với lý do tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ngành nghề kinh doanh.

“Mạng internet, mạng viễn thông và các dịch vụ cung ứng trên internet chỉ là công cụ hỗ trợ. Bản thân nó không tạo ra tính nguy hại cho xã hội, không xâm phạm tới quyền và lợi ích của bất kỳ ai. Tính nguy hại được tạo ra khi người sử dụng và người cung ứng dịch vụ có mục đích không tốt. Như vậy thì nó không phụ thuộc vào dịch vụ được cung cấp offline hay qua mạng. Do đó, không nên vì lý do các dịch vụ này được cung ứng qua mạng để xử lý hình sự”, VNG phân tích, đồng thời nhận định sự bất bình đẳng còn ở doanh nghiệp nội dung số trong nước và nước ngoài. Trong khi doanh nghiệp trong nước bị kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều quy định, giấy phép thì các doanh nghiệp nội dung số xuyên quốc gia vẫn thu lợi từ thị trường Việt Nam mà cơ quan chức năng không quản lý, giám sát được hoặc vượt khả năng quản lý, giám sát.

Ông Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin cho biết, cách đây một tuần, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tiếp tục gửi một bản kiến nghị đến Chính phủ, Quốc hội về điều 292. Hiện tại, Vụ Công nghệ thông tin đang tiếp thu thêm ý kiến để cùng đề xuất hướng chỉnh sửa thích hợp. “Tôi nghĩ các nội dung đưa vào điều 292 cần lấy ý kiến rộng rãi hơn và cần có sự đánh giá sâu sắc hơn. Bản thân chúng tôi cũng rất lo lắng và sẽ đồng hành với các hiệp hội và doanh nghiệp để đề xuất phương án phù hợp”, ông Khả cho biết.

“Không biết luật này ra sẽ bắt được bao nhiêu ông đi tù nhưng tác động tiêu cực thì nhiều, nhất là làm 'nản lòng chiến sĩ'. Tinh thần mà nản thì khó mà làm được gì tốt. Tôi cho rằng, chúng ta nên cân nhắc về giá trị mang lại giữa việc chúng ta ngăn chặn được gì so với cái tiêu cực mà nó gây ra”, ông Lại Đức Nhuận - Giám đốc Công ty Larion góp ý tại buổi đối thoại.

Trước đó, vào trung tuần tháng 9, Bộ Tư Pháp đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2015. Theo đó, cơ quan soạn thảo vẫn giữ Điều 292 về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông với lý do "góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trên mạng; bảo vệ những người làm ăn chân chính, đúng pháp luật, xử lý nghiêm những người cố tình vi phạm pháp luật và thu lời bất chính lớn từ việc vi phạm đó, góp phần tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này".

Cụ thể, nếu chưa được cấp phép thì người nào có các hành vi gồm: Kinh doanh vàng miếng trên tài khoản; Sàn giao dịch thương mại điện tử; Kinh doanh đa cấp; Trung gian thanh toán; Trò chơi điện tử trên mạng; Các loại dịch vụ khác trên mạng… có thể bị phạt cao nhất là 5 năm tù.

Viễn Thông

3 cú hích cho thị trường nhà ở Việt Nam

Theo báo cáo nghiên cứu Tiềm năng bất động sản nhà ở bán tại Việt Nam do Jones Lang LaSalle (JLL) công bố, thị trường bất động sản đang đứng trước 3 cơ hội bứt phá trong vòng một đến hai thập niên tới.

Dân số thành thị tăng cao nhất Đông Nam Á

Ngân hàng Thế giới dự kiến mỗi năm dân số thành thị tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 2,4% cho đến năm 2025, đạt tỷ lệ cao nhất ASEAN. Yếu tố nhân khẩu học tăng từ 66 triệu người vào năm 1990 lên 91 triệu người năm 2016, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ ba khu vực, chỉ xếp sau Indonesia và Philippines. Trong vòng 2 thập kỷ tới Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số vàng. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất sẽ phát triển mạnh mẽ. Với 25% dân số nằm trong độ tuổi 10-24 và độ tuổi trung bình khoảng 30, thị trường nhà ở bán tại Việt Nam hứa hẹn đón một nguồn cầu (nhu cầu mua nhà) cực lớn, khả năng chi trả cao.

3-cu-hich-cho-thi-truong-nha-o-viet-nam

Các yếu tố dân số vàng, tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và thu nhập cải thiện được dự báo là những cú hích lớn cho thị trường nhà ở Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê

Tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ 

Theo Viện Brookings, Việt Nam là quốc gia có số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Tầng lớp này được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 18% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 so với mức tăng trưởng 15% giai đoạn 2005-2015. JLL cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu là tiền đề vững chắc cho đầu ra của thị trường nhà ở bán. Bởi lẽ, nhóm người này có thu nhập cao, ổn định và nhu cầu nhà ở lớn nhất.

Thu nhập trong lĩnh vực sản xuất - dịch vụ cải thiện

Theo báo cáo này, nền kinh tế Việt Nam có 47% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, khai thác khoáng sản so với mức 28% của các nước ASEAN. Riêng tỷ lệ lao động trong ngành sản xuất - dịch vụ đã tăng đáng kể trong suốt 2 thập niên qua, từ cột mốc 19% nay đã tăng lên 32% tại Việt Nam. Chỉ số này được dự báo sẽ tiếp tục bứt phá trong vòng 10 năm tới, là cơ sở quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thu nhập người dân.

Với những tiềm năng trên, thị trường nhà ở bán được dự báo tăng trưởng ổn định trong chu kỳ mới. Giai đoạn 2016-2018, giá căn hộ kỳ vọng tăng trung bình 5-7% một năm, riêng chung cư giá rẻ có thể tích lũy thêm 10% mỗi năm, tương đương mức tăng 30% trong 3 năm tới. JLL cho rằng, tốc độ tăng giá này khá hợp lý và chấp nhận được tại thị trường Việt Nam. Ngay cả khi giá chung cư tăng 30% trong vòng 3 năm tới, tỷ lệ giá nhà so với thu nhập vẫn sẽ ổn định do mức thu nhập đã tăng 10% mỗi năm trong vài năm gần đây.

Tuy nhiên, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, các hộ dân thành thị tại Việt Nam có thu nhập trung bình khoảng 460 USD một tháng và top 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất vào khoảng 1.340 USD mỗi tháng. Chỉ những gia đình thuộc top 20% này mới có khả năng mua được hầu hết các phân khúc căn hộ được phát triển bởi các chủ đầu tư khác nhau.

Đối với các hộ gia đình nằm ngoài mức thu nhập trên, Ngân hàng Thế giới đánh giá, chỉ có khả năng chi trả khi có chính sách giảm lãi vay thế chấp xuống còn 5% so với mức lãi vay thông thường là 7,5-10%.

Vũ Lê

Nhà đầu tư bất động sản dè dặt trước biến động toàn cầu

Ở hầu hết thị trường văn phòng trong khu vực, với ghi nhận sụt giảm rõ rệt tại Jakarta và Manila, lợi suất gần như đã bão hòa. Tuy sự cạnh tranh bất động sản ở cấp đầu tư là một nét đặc trưng của thị trường toàn cầu, nhưng một loạt những bất ổn (như định hướng chính sách của ngân hàng trung ương, Brexit, bầu cử Tổng thống Mỹ) khiến cho các nhà đầu tư sẽ tiếp tục ngần ngại trong nửa cuối năm 2016.

Theo đánh giá của đơn vị này, rất khó để có thể dự đoán lợi suất sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn. Chịu tác động từ những bất ổn toàn cầu và sức mạnh của đồng yên, dù triển vọng tại Nhật hạn chế, vẫn có một dự án đầu tư sót lại và tỉ lệ vốn hóa tiếp tục được thắt chặt. Chi phí cho vay siêu thấp hỗ trợ lợi suất lan rộng tới mức 3% hoặc nhiều hơn, thậm chí áp dụng với cả các tài sản đắc địa.

nha-dau-tu-bat-dong-san-de-dat-truoc-bien-dong-toan-cau

Các nhà đầu tư bất động sản châu Á đang có động thái thăm dò, dè dặt trước những biến động toàn cầu sắp tới. Ảnh: Fool Singapore

Tại Trung Quốc, nửa đầu năm yên ắng có thể là tiền đề cho nửa cuối năm sôi động, nguồn vốn tăng lấn át sự hạn chế về thu nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong giai đoạn sau. Tại Hong Kong, hoạt động của người dùng cuối cùng tiếp tục thống trị tổng số lượng giao dịch, tăng trưởng thuê đã gần đạt ngưỡng cao nhất trong chu kì. Trong khi đó, Singapore sẽ tiếp tục chứng kiến khối lượng giao dịch thấp. Cá biệt tại thị trường Việt Nam, lợi suất văn phòng vẫn duy trì sức mua mạnh trong chu kỳ tương đối dài.

Các chỉ số kinh tế tại Mỹ đã chỉ ra dấu hiệu bắt đầu của sự hồi phục nền kinh tế, tuy nhiên sự hồi phục này không mạnh mẽ như kỳ vọng. Ảnh hưởng từ sự kiện Brexit, cùng với tác động từ bất ổn chính trị và bạo lực, việc không thay đổi những chính sách khuyến khích đầu tư khiến cho châu Âu phục hồi rất chậm.

Savills nhận định, châu Á vẫn gắn liền với vận mệnh của Trung Quốc, phần lớn những thay đổi lớn của khu vực là hệ quả từ những thương vụ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trong 6 tháng vừa qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm trung bình 50 điểm trên toàn thế giới và giảm trung bình khoảng 1% tỷ suất âm tại Nhật và Đức. Phần lớn những sự kiện xảy ra trong năm 2017 sắp tới và xa hơn sẽ phụ thuộc vào diễn biến từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Biến động lãi suất của Mỹ được dự báo sẽ tác động tới tỷ giá, giao lưu thương mại, cũng như sự dịch chuyển nguồn vốn trên toàn thế giới. Kết quả từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2016 cũng sẽ mang lại ảnh hưởng mạnh mẽ. Do đó, phần bù rủi ro từ 2 đến 3% vốn đầu tư trên thị trường sẽ trở nên phổ biến nhằm thích ứng với những biến động sắp tới.

Vũ Lê

Tiêu thụ nhựa ở châu Á tăng vì thương mại điện tử

tieu-thu-nhua-o-chau-a-tang-vi-thuong-mai-dien-tu

Châu Á chiếm một nửa lượng tiêu thụ polyethylene toàn cầu, chủ yếu do sử dụng các loại túi bọc và đựng đồ làm từ nhựa, nylon. Ảnh: AFP

"Tình yêu" dành cho mua sắm qua Internet của người châu Á và mức tăng trưởng ổn định của kinh tế khu vực này sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ nhựa tại đây tăng lên trong 2 năm tới, Reuters cho hay.

Theo dự báo của hãng tư vấn doanh nghiệp Frost & Sullivan, thị trường thương mại điện tử của châu Á có thể mở rộng thêm 30%, đạt mức trung bình hàng năm là 960 tỷ USD (trong 2 năm 2017, 2018).

Con số này hiện tại là 730 tỷ USD một năm (2015 và 2016). Điều này làm tăng thêm nhu cầu sử dụng polyethylene, chất nhựa chính được dùng để sản xuất túi nylon đựng hàng, các tấm film hay bao bì bọt (tấm xốp khí). Ước tính nhu cầu tiêu thụ polyethylene của châu Á sẽ đạt 41 triệu tấn vào năm 2017, tăng 5,1% so với 2016.

Điều này sẽ tạo ra thách thức đối với ngành hóa dầu, đồng thời làm giảm hiệu quả của của các nỗ lực xanh hóa môi trường, vốn không ngừng yêu cầu các lệnh cấm sử dụng nhựa đóng gói.

"Các sản phẩm được sản xuất ra đã đóng gói sẵn nhưng khi bán qua mạng, người ta lại bọc lại lần nữa để vận chuyển tới người mua. Việc đóng gói lần 2 ngày càng tăng đang làm sống lại nhu cầu tiêu thụ nhựa vốn bị giảm đi bởi các chiến dịch xanh như cấm dùng túi nylon hay giảm các sản phẩm có đóng gói bằng polyethylene", JP Nah, Giám đốc bộ phận sản xuất màng co polyolefin tại công ty hóa chất IHS Markit nói.

Mua sắm qua Internet tại châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng đang phát triển dù tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Tại Trung Quốc, "gã khổng lồ thương mại điện tử" Alibaba đã có quý kinh doanh thứ II trong năm tăng tới 59% về doanh số bán hàng so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ khi hãng IPO năm 2014.

Tuy nhiên, thương mại điện tử chỉ là một phần của phương trình tiêu thụ polyethylene. Mức tăng trưởng kinh tế bền vững tại các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Philippines cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm nhựa hàng ngày tại các quần tạp phẩm, hiệu thuốc...

Chuyên gia tư vấn cấp cao của Frost & Sullivan khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Nikhil Vallabhan cho rằng tiêu thụ polyethylene tại châu Á năm 2016 đạt khoảng 45-46 triệu tấn, chiếm một nửa tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Trong đó, các quốc gia thuộc ASEAN chiếm tới 20% nhu cầu sử dụng polyethylene còn Ấn Độ chiếm 10%.

Khánh Linh

Thủ tướng: Người Việt không thể chỉ đi ôtô nhập khẩu

Câu chuyện về việc bãi bỏ Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương một lần nữa được đặt ra khi Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ ngày 31/8 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh và dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nêu quan điểm về điều kiện nhập khẩu xe không chính hãng - vấn đề được dư luận chú ý gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần mở ra không gian mới cho việc phát triển, tạo điều kiện kích thích kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong các ngành và lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp quản lý tốt hơn về thị trường và xã hội, đặc biệt tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích đất nước.

thu-tuong-nguoi-viet-khong-the-chi-di-oto-nhap-khu

Số phận việc giữ hay bỏ Thông tư 20 - điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ nhập khẩu ôtô sắp được định đoạt.

“Không thể biến đất nước thành nơi tiêu thụ ôtô của toàn thế giới. Thông tư 20 có những mặt chưa được thì khi bỏ phải có chính sách quản lý thay thế tốt hơn, phải chú ý tới khuyến khích sản xuất trong nước như thế nào”, Thủ tướng nói.

Lấy ví dụ khi nước Mỹ xảy ra khủng hoảng đã bỏ hàng tỷ USD để cứu hãng ôtô GM, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, mở cơ hội kinh doanh nhưng cũng phải có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Ông cũng yêu cầu phải quản lý tốt được thị trường và các điều kiện bảo hành, bảo dưỡng, giá cả và các hoạt động trốn thuế nếu phát sinh.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trao đổi kỹ lưỡng để đi tới thống nhất trước khi xem xét quyết định.

Thông tư 20 được Bộ Công Thương ban hành và có hiệu lực vào tháng 6/2011 và hết hiệu lực vào 1/7/2016 với quy định: các doanh nghiệp và thương nhân nhập khẩu xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải có giấy ủy quyền nhà nhập khẩu hay nhà phân phối. Doanh nghiệp cũng phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn được Bộ Giao thông vận tải cấp.

Trước nhiều ý kiến phản đối của doanh nghiệp, trong báo cáo gửi tới Chính phủ mới đây, Bộ Công Thương tỏ quan điểm đồng ý bỏ Thông tư 20. Tuy nhiên, Bộ này cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm các loại phương tiện này được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.

"Tất cả các loại phương tiện, nếu không được chính hãng sản xuất, hoặc người được chính hãng sản xuất ủy quyền, đứng ra chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng đều không được phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam", Bộ Công Thương đề xuất và khẳng định quy định được đưa ra vì mục đích muốn bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Hiện Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra dự thảo Thông tư mới về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu là điều kiện bắt buộc. Theo đó, cơ quan này yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu xe phải có bản chính Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, quy định theo ý tưởng mà cơ quan quản lý đưa ra thì chiếc "vòng kim cô" về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ muốn nhập khẩu ôtô chính hãng vẫn còn đó.

Kỳ Duyên

Jack Ma: Làm triệu phú không hề vui

Jack Ma hiện có 27,4 tỷ USD tài sản, theo Forbes. Ông đã trải qua cả 2 hoàn cảnh - rất giàu và rất nghèo. Nhưng quan niệm của ông về số tiền đủ để làm người ta hạnh phúc không hề nhiều như mọi người vẫn nghĩ.

Theo Tech In Asia, trong một cuộc họp nội bộ gần đây, Jack Ma đã chia sẻ suy nghĩ của mình về của cải và hạnh phúc. Ông cho biết nếu ở Trung Quốc, một người sẽ hạnh phúc nhất nếu kiếm được 3.000 USD - 4.500 USD một tháng.

jack-ma-lam-trieu-phu-khong-he-vui

Jack Ma hiện có 27,4 tỷ USD tài sản. Ảnh: Bloomberg

Lý do là với mức thu nhập đó, hoặc cao hơn (khoảng 6.000 USD một tháng), anh đã đủ để "có một căn nhà nhỏ, một chiếc xe hơi và một gia đình". "Chẳng gì có thể hạnh phúc hơn thế nữa đâu", ông cho biết. Còn về việc giàu có, Ma nói: "Một khi anh kiếm được hơn vài triệu USD, rắc rối sẽ bắt đầu xuất hiện".

Dĩ nhiên, phần lớn những người không phải triệu phú sẽ nghĩ rằng họ sẵn sàng chấp nhận vài rắc rối đó, để đổi lấy số tài sản như Jack Ma. Nhưng đây cũng chẳng phải lần đầu Jack Ma nói về việc này. Cách đây một năm, khi tham gia một chương trình tại Trung Quốc, ông tiết lộ những ngày hạnh phúc nhất của ông là khi còn làm giáo viên dạy tiếng Anh, và kiếm chưa đầy 15 USD một tháng.

"Càng có nhiều tiền, anh càng phải làm nhiều việc thôi", ông nói.

Hà Thu (theo Tech In Asia)

Bán 50.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Habeco, Sabeco trong 16 tháng

Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra chiều 31/8, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới việc thoái vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho biết, cơ quan này đã "chốt" lộ trình niêm yết, phương án thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Rượu - bia - nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Sài Gòn (Sabeco).

Theo Thứ trưởng Hải, dù Habeco đã cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn giữ gần 82% vốn điều lệ và tỷ lệ này tại Sabeco là gần 89,6%. “Lộ trình thoái vốn tại Habeco và Sabeco được Bộ Công Thương xây dựng dựa trên quy mô vốn của mỗi doanh nghiệp”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. Cụ thể, Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 82% vốn đang nắm giữ tại Habeco, tương đương 9.000 tỷ đồng trong năm 2016.

Riêng lộ trình thoái vốn tại Sabeco sẽ chia làm 2 đợt: Đợt 1 thoái 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.500 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt thứ 2 sẽ thoái tiếp 36% còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

ban-50000-ty-dong-von-nha-nuoc-tai-habeco-sabeco-trong-16-thang

Vốn Nhà nước tại Habeco và Sabeco sẽ được thoái ngay trong năm 2016 - 2017.

“Việc thoái vốn tại 2 doanh nghiệp này sẽ đảm bảo theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, chống độc quyền và lợi ích nhóm”, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Riêng về giá bán, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập (trong nước hoặc nước ngoài) để thẩm định. Trong trường hợp doanh nghiệp đã niêm yết thì lấy giá giao dịch trên sàn làm giá tham chiếu khi đấu giá bán vốn, không phân biệt thành phàn kinh tế, ngành nghề kinh doanh tham gia vào đấu giá.

“Bộ Công Thương hiện đã chỉ đạo hai doanh nghiệp phải niêm yết theo đúng quy định. Sau khi có quyết định của Thủ tướng, Bộ sẽ triển khai các công việc thoái vốn: thuê tư vấn trong ngoài nước để thẩm định giá trị cổ phiếu, đấu giá công khai, tránh trường hợp định giá không sát, không đúng, làm thất thoát phần vốn nhà nước”, ông Hải khẳng định.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là "Chính phủ không đi bán bia, bán sữa". Với Habeco và Sabeco, Thủ tướng chỉ đạo phải tiến hành niêm yết ngay trên sàn chứng khoán theo đúng quy định của luật. “Việc hai doanh nghiệp này phải niêm yết là việc bắt buộc, chứ không phải có hay không”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Nói thêm về quy định bắt buộc doanh nghiệp Nhà nước phải niêm yết trên sàn chứng khoán sau khi cổ phần hoá, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Vũ Thị Mai cho hay, quy định này đã được nêu rõ tại Quyết định 51/2014 về thoái vốn và bán cổ phần doanh nghiệp giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng thực tế “có doanh nghiệp trốn niêm yết”.

“Hiện nay, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là bắt buộc với doanh nghiệp sau cổ phần hóa, nhưng phải đủ điều kiện. Với doanh nghiệp chây ỳ, cơ quan chủ quản cần có sự đôn đốc”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nói.

Khó bán ôtô cũ

Do nhu cầu đổi xe, anh Hoàng Triều (quận 8, TP HCM) có ký gửi một chiếc xe Ford Ranger đời 2013, đã chạy được hơn 44.000km tại một trung tâm chuyên kinh doanh xe cũ tại quận Bình Tân. Anh cho biết xe này chủ yếu do gia đình sử dụng, chạy cẩn thận nên máy móc vẫn còn tốt, nước sơn còn đẹp. Xe của anh được định giá 540 triệu đồng, song sau gần một tháng ký gửi, anh cho biết đã có vài ba người xem nhưng chẳng ai mua. 

Cũng chung cảnh ngộ, một số người bạn của anh Triều dù ký gửi hoặc tự rao bán khá lâu nhưng xe vẫn chưa có chủ mới. Nhiều người cho rằng các dòng xe “cỏ” như Kia Morning, Huyndai i10 đang gặp thời do giá rẻ lẫn thuế giảm, lại được mác xe mới đã khiến xe cũ trở nên khó tiêu thụ trong thời gian gần đây.

Hiện nay, mua bán xe cũ cũng có nhiều dạng. Xe chạy “lướt” mới chỉ vàn nghìn km bán lại cũng đã giảm 10-15% giá trị. Xe chạy lâu hơn thì mỗi năm coi như khấu hao 10%. Người mua xe cũ có thể tìm đến trực tiếp người bán hoặc tại các salon xe. Người bán cũng có hai dạng là mua đi bán lại hoặc nhận xe ký gửi. Khi tìm mua xe, người mua thường không có cách nào thẩm định xe ngoài lời nói của người bán, nên mua bán xe cũ bấy lâu nay cũng là nghề kinh doanh “may rủi”.

kho-ban-oto-cu

Tiêu thụ ôtô cũ đòi hỏi cần có thêm nhiều tiện ích để cạnh tranh với xe mới, nhất là dòng xe có dung tích nhỏ đang được hưởng nhiều ưu đãi. Ảnh: Vĩnh Viễn

Lý giải cho việc xe qua sử dụng khó mua bán trong thời gian này, ông Phạm Văn Thiệt - Chủ tịch Hội đồng thành viên "Chợ" ôtô kiểu Mỹ - Sago Auto, cho rằng việc các đại lý có các đợt khuyến mại nhân tháng thấp điểm (tháng 7), cộng với các ưu đãi về thuế cho dòng xe có động cơ dưới 1,5 lít, khiến cho xe mới cạnh tranh hơn so với xe cũ. Tuy nhiên, ông Thiệt cho rằng nhu cầu thật sự của thị trường dành cho xe cũ chủ yếu tập trung vào xe từng có giá trị, giá trên dưới 1 tỷ đồng. Những dòng xe này có trang bị tốt hơn, không gian rộng rãi, thoải mái hơn những xe mới, giá rẻ nhưng thuộc phân khúc xe nhỏ.

Ông cho biết, riêng tại chợ xe của ông, trung bình mỗi ngày vẫn có 4-5 xe được giao dịch, có ngày cao điểm lên đến 6-7 xe. Từ khi khai trương chợ xe cho đến nay, đã có khoảng 100 giao dịch được thực hiện, dù chợ xe chỉ mới khai trương ngày 13/7. Ngoài ra, giá xe mới đang có xu hướng giảm là do các dòng xe nhập từ các thị trường như Ấn Độ, Indonesia... được cắt giảm các tiện ích để có giá rẻ hơn tại thị trường nội địa, chẳng hạn như vỏ xe mỏng hơn, túi khí ít hơn,...

Ông Nguyễn Thanh Hoàng - Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Ôtô Đại Đô Thành thì cho rằng tình trạng xe cũ bán chậm tại các garage chưa phản ánh đúng hoạt động mua bán xe cũ tại Việt Nam. Theo ông, xe cũ vẫn được giao dịch tấp nập tại các diễn đàn, sàn giao dịch online hơn là tại các garage.

Bản thân ông Hoàng là người điều hành một website mua bán xe cho biết các giao dịch xe cũ chiếm 70% tổng giao dịch các loại ôtô trên website. Còn tình trạng một số cửa hàng xe cũ bán chậm là do số lượng xe ít, không được quảng bá nhiều, trong khi chi phí mặt bằng và nhân viên làm nhiều chủ cửa hàng lo “sốt vó”. Do đó, ông khuyên các chủ xe muốn bán xe nên chuyển sang đăng tin rao bán online. Ưu điểm của việc này là thông tin thể hiện tức thời và lan truyền rộng rãi, giúp khả năng mua hoặc bán được xe cao hơn.

Chia sẻ thêm, ông Phạm Văn Thiệt cho biết các xe được bán ở chợ xe kiểu Mỹ của ông đều là xe ký gửi, được kiểm định bởi bên thứ ba, ngân hàng xét duyệt vay mua xe tại chỗ và không qua bất cứ cò xe nào. Việc ông bán được 4-5 xe một ngày chứng tỏ chợ xe của ông đang hoạt động hiệu quả hơn các garage truyền thống chỉ trưng xe rồi để đó chờ khách.

Một môi giới xe lâu năm cũng cho rằng, mô hình mua bán xe cần phải thay đổi trước thực trạng xe mới giá càng ngày càng rẻ. Để bán được xe, doanh nghiệp nên có những dịch vụ cộng thêm, chuyển sang giao dịch online hoặc tập hợp các cửa hàng nhỏ lẻ lại thành cửa hàng lớn để cạnh tranh hiệu quả hơn so với ôtô mới.

Vĩnh Viễn

Bầu Đức cho vay gần 6.000 tỷ đồng khi chưa được cổ đông đồng ý

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm do Ernst &Young (EY) tiến hành kiểm toán. 

Đơn vị kiểm toán cho biết, tính đến ngày 30/6, Tập đoàn có các khoản cho các bên liên quan vay ngắn hạn và dài hạn với giá trị lần lượt là 722 tỷ đồng và gần 5.200 tỷ đồng nhưng chưa được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt, không đúng với quy định của Bộ Tài chính ban hành áp dụng với các công ty đại chúng. Các khoản vay này, ban giám đốc công ty dự kiến vào giữa tháng 9 tới mới trình Đại hội cổ đông xem xét thông qua.

Cũng theo EY, Hoàng Anh Gia Lai đã trình bày các khoản vay và trái phiếu phải trả gần xấp xỉ 26.700 tỷ đồng, trong đó có gần một nửa sẽ đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ 30/6. Ngoài ra, kiểm toán còn lưu ý khoản nợ ngắn hạn của Hoàng Anh Gia Lai tính đến cuối tháng 6 đã vượt qua tài sản ngắn hạn gần 5.788 tỷ đồng.

Tại ngày lập báo cáo, Hoàng Anh Gia Lai đang trong quá trình chờ nhận được văn bản phê duyệt chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành tái cơ cấu các khoản vay và trái phiếu. Tổ chức kiểm toán nhận định, nếu việc tái cơ cấu các khoản vay và trái phiếu không được thực hiện, những vấn đề nêu trên cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắn chắn trọng yếu, có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. 

Báo cáo soát xét cũng ghi nhận thêm 40 tỷ đồng khoản lỗ sau thuế khiến chỉ tiêu này của Hoàng Anh Gia Lai đã tăng lên hơn 1.191 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016. Lỗ sau thuế riêng cổ đông công ty mẹ hơn 862 tỷ đồng, tăng thêm 24 tỷ đồng so với khoản lỗ đã báo cáo trước đó.

Hạt mắc ca hết thời sốt giá

Anh Hoàng, chuyên bán các sản phẩm đặc sản ở quận 3 (TP HCM) cho biết, hạt mắc ca trong nước tại cửa hàng hiện đã giảm giá gần một nửa so với 2015. Nếu năm ngoái quả mắc ca tươi hút chân không có giá 300.000-320.000 đồng một kg thì nay chỉ còn 150.000 đồng, loại đã sấy rẻ hơn trước 100.000 đồng xuống còn 210.000-230.000 đồng một kg. Đối với mắc ca nhân, nếu trước đây có giá trên một triệu đồng một kg thì nay còn khoảng 700.000-900.000 đồng.

Theo anh Hoàng, sở dĩ mắc ca gần đây giá giảm mạnh vì sức mua ngày càng xuống, mặt khác, các sản phẩm Việt cũng không còn quá khan hiếm nên giá hấp dẫn. “Đa phần sản phẩm tôi bán là hàng Việt Nam được lấy tại các nhà vườn ở Đà Lạt. Đến khi hết hàng thì mới  nhập từ Mỹ, Australia”, anh nói.

hat-mac-ca-het-thoi-sot-gia

Giá sản phẩm mắc ca đã hạ nhiệt. Ảnh minh họa.

Cũng xác nhận giá mắc ca đang hạ nhiệt, chị Hằng, chủ cửa hàng thực phẩm ở quận 1 chia sẻ, cửa hàng của chị hơn một tháng nay đã giảm giá khoảng 30% đối với sản phẩm này. “Trước đây một kg đã chế biến và làm nứt vỏ có giá 410.000 đồng một kg thì nay còn khoảng 320.000 đồng. Đa phần hàng nhập từ Mỹ. Với mắc ca Việt vì không chịu chi phí vận chuyển nên giá rẻ hơn 20.000 đồng. Dẫu giá hạ nhiệt nhưng lượng khách vẫn rất ít, chủ yếu là khách quen và người có thu nhập cao”, chị Hằng nói.

Không chỉ cửa hàng giảm giá mắc ca mà tại các website bán sản phẩm này từ trong nước đến ngoại nhập đều đua nhau giảm giá 20-30%. Hầu hết các website đều cho biết giá gốc thông thường bán 400.000 đồng với mắc ca nứt vỏ, nhưng nay còn 310.000 đồng, hay trên mạng xã hội giá sản phẩm này cũng chỉ giao động 140.000-290.000 đồng một kg (tùy loại).

Bên cạnh website, mạng xã hội thì trên các trang mua bán trực tuyến, mắc ca nhập khẩu từ Austraulia giảm tới 23%, có giá 185.000 đồng nửa kg đã chế biến. Thậm chí, có những trang mua sắm trực tuyến giảm tới 45%, chỉ còn 176.000 đồng nửa kg.

Là nông dân đang canh tác mắc ca ở Lâm Đồng, ông Bảy cho biết, năm nay mắc ca vườn nhà ông cho trái khá đều. Giá bán hạt mắc ca loại tuyển tại vườn 250.000 đồng một kg, riêng với những sản phẩm loại 2,3 giá 90.000-150.000 đồng một kg. “Trước đây, khi mắc ca còn ít người trồng thì giá cả có cao hơn đôi chút nhưng nay đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá tốt với người nông dân”, ông Bảy nói.

Từng sang thăm các khu vực trồng mắc ca của Việt Nam tại Đà Lạt 2015, ông Arona L. Palamo, nguyên lãnh đạo cao cấp ngành nông nghiệp Samoa (thuộc Mỹ) đáng giá, sản phẩm mắc ca của Việt Nam ăn khá ngon. Tuy nhiên, giá sản phẩm vẫn còn khá đắt, cao hơn cả Mỹ và Autralia.

"Tại các vùng trồng mắc ca ở Việt Nam vẫn còn khá manh mún, đa phần người dân trồng xen canh, khi cây cho quả rải rác trong năm mà không dồn vào một nên lúc thu hoạch rất khó. Mặc khác, vì không có chỉ dẫn bài bản nên người dân chưa biết chọn giống, còn trồng lẫn lộn nhiều loại khác nhau", ông Arona nói.

Hồng Châu

Cha đẻ của Boeing 747 qua đời

CEO mảng máy bay thương mại của Boeing - Ray Conner đã gọi Sutter là "một trong những gã khổng lồ của ngành hàng không". "Nhóm của ông ấy, cùng hàng nghìn nhân viên Boeing tham gia dự án đó, được gọi là 'những người phi thường' vì đã tạo ra máy bay lớn nhất thế giới thời bấy giờ, trong thời gian kỷ lục - 29 tháng từ khi hình thành ý tưởng đến giới thiệu sản phẩm. Đến nay, đây vẫn là một thành tựu rất đáng kinh ngạc", ông cho biết.

cha-de-cua-boeing-747-qua-doi

Joe Sutter cùng các kỹ sư và công nhân Boeing đã biến Boeing 747 từ ý tưởng trở thành thực tế trong thời gian kỷ lục. Ảnh: Boeing

Được mệnh danh "nữ hoàng của bầu trời", 747 từ lâu vẫn là phương tiện chuyên chở được ưa chuộng. Conner cho rằng nó đã "mở ra giai đoạn bay quốc tế với giá phải chăng và giúp kết nối cả thế giới".

747 có chuyến bay thương mại đầu tiên năm 1970. Và đến nay, hơn 1.500 chiếc đã xuất xưởng.

Sutter còn tham gia vào nhiều dự án máy bay khác của Boeing, như Dash 80, Boeing 707 và 737. Tuy nhiên, 747 mới chính là sản phẩm "đã giúp ông có chỗ đứng trong lịch sử", thông cáo của Boeing cho biết.

Sau khi nghỉ hưu, Sutter vẫn tiếp tục làm cố vấn cho Boeing. "Khi đó, tóc ông ấy đã bạc trắng rồi. Đi đứng cũng không còn nhanh nhẹn nữa. Nhưng ông ấy vẫn có đôi mắt tinh tường, bộ não nhanh nhạy và đam mê cống hiến cho ngành hàng không", Conner cho biết.

cha-de-cua-boeing-747-qua-doi-1

Những năm cuối đời, Sutter vẫn tâm huyết với "con đẻ" Boeing 747 của mình. Ảnh: Boeing

Sutter qua đời đúng thời điểm tương lai của 747 bấp bênh hơn bao giờ hết. Vài năm gần đây, nhu cầu 747 giảm dần, do các hãng bay chuyển dần sang phi cơ hai động cơ, kích cỡ nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí nhiên liệu.

Tháng trước, Boeing đã cảnh báo có thể ngừng sản xuất máy bay này, nếu số đơn hàng không tăng lên. Trước đó, họ cũng thông báo giảm số lượng 747 được sản xuất hằng năm, từ 12 chiếc xuống 6 chiếc, bắt đầu từ tháng 9 này.

Hà Thu (theo CNN)

Cư dân Morning Star tố chủ đầu tư giam cả chục tỷ đồng quỹ bảo trì

Chung cư The Morning Star do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hồng Hà làm chủ đầu tư. Dự án nằm trên Quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM, được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2011 và đến nay, cư dân đã đóng đủ quỹ bảo trì trị giá 2% giá trị mỗi căn hộ. Đến nay chung cư đã hơn 5 năm sử dụng nhưng người mua nhà cho biết doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ bàn giao toàn bộ quỹ bảo trì cho cư dân quản lý.

Theo ước tính của các hộ dân, hiện Công ty Hồng Hà còn giữ của cư dân The Morning Star hơn 10 tỷ đồng quỹ bảo trì, chưa kể lãi suất hàng năm và các khoản nợ khác. Mặc dù Ban quản trị đã thay mặt cư dân nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao số tiền này để sửa chữa, bảo trì chung cư nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ.

Cộng đồng cư dân nơi đây cũng đã khiếu nại vấn đề này đến các cơ quan chức năng: Sở Xây dựng TP HCM, chính quyền địa phương các cấp (phường, quận) để có biện pháp chế tài đối với Công ty Hồng Hà, song sự việc vẫn dừng lại ở các phản hồi văn bản, chưa có chế tài và xử lý.

cu-dan-morning-star-to-chu-dau-tu-giam-ca-chuc-ty-dong-quy-bao-tri

Dân chung cư The Morning Star đòi quỹ bảo trì của tòa nhà nhiều năm nhưng chủ đầu tư chưa bàn giao. Ảnh: Vũ Lê

Theo Luật Nhà ở sửa đổi và Thông tư 02 về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành, chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng khoản tiền phí bảo trì (bảo dưỡng tòa nhà sau khi hết thời gian bảo hành) trị giá 2% giá trị căn hộ. Khoản phí này được thu trước khi khách hàng nhận nhà. Chủ đầu tư quản lý quỹ bảo trì cho đến khi đã bầu ra ban quản trị, doanh nghiệp phải bàn giao quỹ cho đại diện của cư dân quản lý. 

Trao đổi với VnExpress, Phó ban quản trị chung cư The Morning Star - Lê Thị Hồng Ân cho biết, Công ty Hồng Hà chỉ tạm ứng nhỏ giọt quỹ bảo trì khi bị cư dân đấu tranh quyết liệt. Cụ thể, ngày 1/12/2014 chủ đầu tư tạm ứng đợt đầu là 3 tỷ đồng quỹ bảo trì. Đợt tạm ứng thứ hai vào ngày 29/12/2014 nhưng chỉ trả một tỷ đồng. Đợt tạm ứng thứ ba là vào cuối năm 2015 nhưng số tiền khi đó chỉ ở mức 142 triệu đồng. Như vậy, sau 3 đợt, chủ đầu tư mới trả 4,14 tỷ đồng quỹ bảo trì cho cư dân, số tiền còn lại doanh nghiệp chưa trả ước tính hơn 10 tỷ đồng.

Theo bà Ân, hiện nay chung cư đã có một số hạng mục xuống cấp, cần nguồn tiền từ quỹ bảo trì để làm kinh phí sửa chữa như: sàn hồ bơi bong tróc, sân và nền trong khuôn viên chung cư bị lún, tường thấm dột, nứt, thang máy...  Thời hạn bảo hành phần kết cấu của tòa nhà cũng không còn dài, theo quy định đến tháng 11/2016 hết hạn. "Chủ đầu tư đang giam quỹ bảo trì của chung cư The Harmona một cách trái phép", bà nói.

Trong các biên bản làm việc với chính quyền địa phương có đại diện Công ty Hồng Hà tham dự về việc xử lý những tồn tại ở chung cư The Morning Star, phía chủ đầu tư một mặt thống nhất sẽ bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị. Mặt khác, doanh nghiệp viện lý do chưa bàn giao tiền vì việc quản lý quỹ của Ban quản trị chưa chặt chẽ.

cu-dan-morning-star-to-chu-dau-tu-giam-ca-chuc-ty-dong-quy-bao-tri-1

Cư dân The Harmona cũng đang tố chủ đầu tư giam khoản quỹ bảo trì 17 tỷ đồng chưa bàn giao theo đúng quy định pháp luật. Ảnh: Vũ Lê

Liên quan đến hành trình nhiều năm đòi quỹ bảo trì của cư dân chung cư The Morning Star (phường 26, quận Bình Thạnh), Sở Xây dựng TP HCM đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu Công ty Hồng Hà chuyển giao số tiền hơn 10 tỷ đồng cùng lãi phát sinh cho Ban quản trị chung cư. Thế nhưng, sự việc vẫn giẫm chân tại chỗ và hiện nay đơn cầu cứu của cư dân đã chuyển lên cấp UBND thành phố.

Thực trạng các chủ đầu tư chung cư trì hoãn bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân diễn ra khá phổ biến tại TP HCM và đến nay chưa có trường hợp nào được cơ quan chức năng chế tài, xử lý triệt để. Gần đây nhất, là vụ ồn ào cư dân Harmona đòi chủ đầu tư bàn giao khoản quỹ bảo trì lên đến gần 20 tỷ đồng.

Trao đổi với VnExpress cuối tháng 8/2016, Trưởng ban Quản trị chung cư The Harmona (quận Tân Bình), Bùi Hữu Thuận cho hay, từ tháng 3/2016 đến nay, mặc dù đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì nhưng đều không được phản hồi. Thời gian qua, ban quản trị đã có công văn gửi đến UBND phường, quận và cấp thành phố để phản ánh tình trạng chủ đầu tư chưa bàn giao quỹ bảo trì theo đúng quy định pháp luật, nhưng sự việc chưa được giải quyết. Số tiền quỹ bảo trì chủ đầu tư Tamexim đang tạm giữ của cư dân chung cư này ước tính khoảng 17 tỷ đồng.

Tại buổi tọa đàm Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung cư diễn ra ở TP HCM cuối tháng 6/2016, Cục phó Cục quản lý nhà Bộ Xây dựng, Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, phí bảo trì là tiền của cư dân đóng phục vụ cho việc bảo dưỡng công trình sau khi hết thời hạn bảo hành. Việc thu quỹ bảo trì trước hay sau có thể tùy thuộc vào thời điểm dự án bàn giao các quy định về quỹ bảo trì đã ra đời hay chưa.

Ông Khởi cho rằng trên thị trường vẫn có rất nhiều chủ đầu tư làm ăn uy tín, tuân thủ nghiêm túc các quy định về việc thu, quản lý và bàn giao quỹ bảo trì. Ông cũng thừa nhận có không ít chủ đầu tư chỉ làm một dự án xong là "biến" và có trường hợp doanh nghiệp lạm dụng quỹ bảo trì vào việc riêng. Vị lãnh đạo Cục quản lý nhà cho hay, việc bàn giao quỹ bảo trì nếu ban quản trị gặp khó khăn vì chủ đầu tư không hợp tác thì có thể liên hệ UBND địa phương (phường, quận, tỉnh, thành phố) để được giải quyết.

Vũ Lê

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Chuỗi salon tóc của chàng thanh niên cá biệt

Sau mười năm xuống Sài Gòn lập nghiệp, Nguyễn Văn Thảo hiện không chỉ nắm trong tay hệ thống 5 chi nhánh salon tóc lớn khắp cả nước, 2 viện tóc mà còn được giới showbiz biết tiếng.

Quê gốc Hà Tĩnh, theo gia đình vào Đăk Lăk làm kinh tế mới khi còn nhỏ, Nguyễn Văn Thảo đã sớm bỏ học từ lớp 5. Ngày phụ cha mẹ lên nương rẫy, lúc thì đi phát cỏ mướn, cạo mủ cao su, tối về Thảo lại tụ tập cùng đám trai làng nhậu nhẹt, đua xe, hậu quả là cậu phải nhận một án tù treo. Bị xóm giềng chê cười, nhưng điều làm Thảo day dứt nhất là cha mẹ mang tiếng với dòng họ. Chàng thanh niên nhận ra mình phải làm gì đó để báo đáp cho người thân.

Mùa hè năm 2007, với 80.000 đồng để đi xe, Thảo tằn tiện không dùng mà đi nhờ một tài xế tốt bụng chở hàng về TP HCM, với ước muốn tìm việc kiếm tiền giúp gia đình. Khi đó, Sài Gòn còn xa lạ với chàng trai nghèo. Thảo làm đủ nghề để mưu sinh và nhận ra mình không trình độ, cứ làm thuê như thế này làm sao có tương lai sáng sủa, nên phải kiếm một nghề gì đó. Trong suy nghĩ của chàng trai 20 tuổi lúc đó chợt nghĩ đến nghề cắt tóc.

chuoi-salon-toc-cua-chang-thanh-nien-ca-biet

Thảo hướng dẫn nhân viên làm tóc cho khách hàng. Ảnh: Q.Đ.

Thông qua một người quen, Thảo được nhận vào học nghề. Trong căn phòng ẩm thấp hơn 30m2 ở một con hẻm trung tâm Sài Gòn, với chỉ vài cái ghế, Thảo bắt đầu thực hiện ước mơ. “Vì không có tiền thuê nhà, tôi xin chủ ở lại trông nom tiệm, và ngủ trên cái ghế dài 1,2 m, đồng thời kiêm thêm nhiệm vụ trông giữ xe cho mấy cậu sinh viên trọ trên gác”, Thảo nhớ lại.

Có tư chất thông minh cộng với ý chí cao, sau 6 tháng, Thảo ra nghề, xin vào một tiệm tóc gần đó với mức lương 600.000 đồng một tháng. Vẫn miệt mài vừa làm vừa học, chàng trai trẻ được thầy giáo tận tình chỉ bảo nên không lâu tay nghề được nâng cao. Cũng trong thời gian đó, Thảo còn phải gồng mình nuôi người em xuống thành phố học, nên cứ từ 7h tối, Thảo lại ra khu phố Tây làm phục vụ đến 6h sáng. Một ngày, chàng trai chỉ ngủ được 3 tiếng, vì bắt đầu 9h sáng là lại phải ra tiệm.

Ngành tóc thế giới lúc ấy đang ở thời kỳ phát triển mạnh, nhưng tại Việt Nam thì vẫn giậm chân tại chỗ, điều ấy đã thôi thúc Thảo những kế hoạch lớn. Gom góp bạn bè được hơn 1.000 USD, Thảo quyết định qua Singapore học nghề vỏn vẹn trong một tuần. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, anh vẫn thấy mình liều: “Tiền ăn còn chưa đủ, nhưng bản thân muốn có sự đột phá trong nghề nghiệp, nên phải đi. Qua đất nước họ, nhìn lại thấy mình như người trong rừng vậy, cái gì cũng tụt hậu”. Đó cũng là thời gian Thảo nghiên cứu một loại dây buộc rất độc đáo ở nước bạn, sau này đem về nước phát triển thành công nghề nối tóc nổi tiếng với tên gọi fiber glass. Một tuần học tuy ngắn nhưng được coi là rất quý giá. Trở về nước, Thảo tiến hành đăng ký quảng cáo trên mạng để bắt đầu ra làm riêng.

Sau những năm học nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc, Thảo thấy không có gì tạo ra đột biến, và cũng ít ai làm giàu được tại Việt Nam bằng nghề này. Nhận thấy thị trường nối tóc còn nhiều tiềm năng, ít người làm, mà chi phí nối tóc lại quá cao, giá mỗi lần lúc đó khoảng từ 10 triệu đồng trở lên, trong khi với kỹ thuật của mình, Thảo chỉ lấy giá 5-6 triệu đồng. Hơn nữa, để trở thành một người tạo mẫu tóc đẹp phải mất 3-4 năm, tìm nhân sự rất khó, trong khi nối tóc chỉ cần đào tạo khoảng 15 ngày là biết làm. Thảo quyết tìm cho mình hướng đi riêng.

Năm 2012, bắt tay khởi nghiệp, Thảo bán chiếc xe máy được 5 triệu đồng, cùng với một ít vốn, thuê một gian phòng nhỏ trong con hẻm ở quận 3, mượn người bạn một chiếc ghế rồi bọc lại hết 150.000 đồng, thêm chiếc gương cũng hết 150.000 đồng. Lòng yêu nghề cùng sự nhiệt tình của chàng trai trẻ đã làm những khách hàng khó tính nhất cũng vừa lòng bởi dịch vụ bảo hành trọn gói khi nối tóc nơi này.

“Lúc đầu cũng có nhiều khách phàn nàn, vì mình áp dụng công nghệ cải biến từ sợi fiber glass bên Singapore nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Có lúc nối tóc phải vuốt mãi, khách họ bực. Vậy là tôi tập trung suy nghĩ và sáng tạo ra cách nối tóc như bây giờ. Nối tóc chì thì quá nặng, keo thì quá đau, cách của tôi giúp nếu cần tháo rất dễ, chỉ cắt chỉ là tháo ngay", Thảo nhớ lại.

Tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đông, nhưng vì đặt tiệm trong hẻm nhỏ, xe hơi không vào được, cộng thêm đó là vấn đề nhân sự. Thảo tìm đến các trung tâm, nhận dạy miễn phí, bao ăn bao ở, nhưng hầu như không ai quan tâm. Bí quá, lúc đó Thảo mới điện về quê tìm một số bạn cũ đang không có việc, vừa dạy vừa cho tiền…, dần dần nhân sự đã được ổn định, và sau này hầu hết đều là nhân sự chủ chốt của công ty.

Sáu tháng kể từ lúc mở tiệm đã mang đến kết quả kinh doanh rất khả quan, cộng với việc nhìn thấy thị trường bán hàng qua mạng rất tiềm năng, Thảo quyết định tự nghiên cứu làm marketing, lên kế hoạch và chiến lược quảng cáo phủ một số trang mạng lúc bấy giờ.

Có một khoản tiền trong tay, tháng 9/2012, Thảo tiến thêm một bước đi táo bạo khi quyết định mở một salon ngay mặt tiền đường lớn ở quận 1. "Chỉ riêng tiền thuê mặt bằng lúc đó đã rất lớn. Ai cũng bảo tôi bị khùng, nhưng kết quả doanh thu cuối năm khiến ngay cả tôi cũng không tưởng”, Thảo chia sẻ.

Không dừng lại, tháng 8/2013, Thảo dồn sức tiến quân ra Bắc bằng việc mở một salon tóc đẹp bậc nhất tại Hà Nội. Thảo cho biết, đây là thị trường khó tính, "cứ 100 doanh nghiệp ra Hà Nội đầu tư thì có hơn 90 doanh nghiệp bị phá sản".

"Nhưng kết quả là kinh doanh một năm tại Hà Nội bằng 5 năm ở Sài Gòn, đó là giá trị tôi học được từ thị trường ngoài đó, trong đó có cả việc rèn sự kiên trì. Tôi đưa ra ngoài đó 45 nhân viên, sau một thời gian 25 người đòi nghỉ vì nhiều nơi trả lương cao gấp nhiều lần. Khó khăn đó đã trở thành bài học cho tôi khi mở thêm một chi nhánh khác ở Sài Gòn năm 2014 và cần Thơ năm 2015", Thảo nói.

Có một điều khá đặc biệt ở chàng trai học ít này là rất ham đọc và nghiên cứu sách. Thảo tự nhận người thầy vĩ đại của mình chính là những cuốn sách, từ lịch sử, địa lý, đến chính trị…, đặc biệt là sách dạy kỹ năng làm giàu, quản lý,.

"Có hai từ mà tôi thường nói ra, đó là: 'thép đã tôi thế đấy và hoài bão'. Có nhiều hoài bão thì mới có thành công, thành công phải tạo ra giá trị nữa. Vì mình không được học hành đến nơi đến chốn, nên mình phải tạo ra giá trị cho xã hội", Thảo chia sẻ. Chính từ hoài bão đó, nên đầu năm 2016, Thảo đã thực hiện được giấc mơ của mình là mở hai viện tóc lớn ở TP HCM và Hà Nội. Mục đích của viện tóc là tạo ra cơ hội cho người nghèo khi sẵn sàng hỗ trợ từ kinh phí học tập cho đến khi ra nghề, rồi nhận vào làm luôn.

Mai Hoa

5 bài học từ người có 67 tỷ USD khi 86 tuổi

Nhà thông thái vùng Omaha - Warren Buffett vừa kỷ niệm sinh nhật thứ 86 vào ngày 30/8. Ông lãnh đạo công ty đầu tư Berkshire Hathaway, có 67,3 tỷ USD và là người giàu thứ 3 thế giới, theo Forbes. Nhưng Buffett lại thích uống Cherry Coke, sống trong căn nhà đã mua từ năm 1958 và tổ chức đám cưới lần 2 bằng bữa tiệc tại một nhà hàng bình dân.

Ông luôn sống theo các quy tắc của cá nhân mình và trí tuệ của một bậc lãnh đạo. Entrepreneur cho rằng dưới đây là 5 bài học ai cũng có thể rút ra từ cuộc đời Buffett.

1. Đầu tư theo giá trị

5-bai-hoc-tu-nguoi-co-67-ty-usd-khi-86-tuoi

Warren Buffett nổi tiếng với lối sống tiết kiệm. Ảnh: AFP

Buffett là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Ông chỉ mua cổ phiếu bị thị trường định giá thấp và có giá trị nội tại cao, sau đó chờ đến lúc thị trường nhận ra điều đó. Phương pháp này mất nhiều năm mới cho thành quả. Tuy nhiên, phương châm thành công của ông là đầu tư vào cái chắc chắn hơn là ăn quả lớn trong ngày.

Kết quả là giai đoạn 1964 - 2005, Berkshire Hathaway thu lời đến 22% mỗi năm. Một số khoản đầu tư thành công của ông là Coca Cola, Geico và Gilette. Ông cũng là người nhìn thấy tương lai của Trung Quốc từ rất sớm, và đầu tư vào hãng dầu khí PetroChina năm 2002. Vài năm sau, số cổ phiếu này mang về cho Berkshire Hathaway 3,6 tỷ USD.

Buffett cũng không mấy khi đầu tư vào cổ phiếu công nghệ, trừ vài tỷ USD rót vào IBM và Verizon. Tuy nhiên, gần đây, ông lại mua tới 1 tỷ USD cổ phiếu Apple.

Nhiều người cho rằng chiến lược của ông đã thay đổi. Tuy nhiên, giới phân tích cho biết chẳng qua đây là tuyên bố của Buffett rằng Apple đã chuyển từ loại "cổ phiếu tăng trưởng" sang "cổ phiếu giá trị" mà thôi. Và điều này hoàn toàn khớp với chiến lược đầu tư của Buffett.

2. Chiến đấu cho những gì mình tin tưởng

Buffett từ lâu đã ủng hộ tăng thuế với người giàu. Ông từng cho biết trên New York Times: "Tôi và các bạn bè của mình đã được chiều chuộng quá lâu bởi một Quốc hội thân tỷ phú. Đã đến lúc Chính phủ nghiêm túc về việc chia sẻ sự hy sinh rồi. Trong khi phần lớn người Mỹ vẫn phải chật vật sống, người siêu giàu chúng tôi lại được hưởng lợi thuế quá nhiều".

3. Học hỏi từ sai lầm của bản thân

Khoản đầu tư đầu tiên của Buffett là năm 11 tuổi. Khi đó, ông mua 3 cổ phiếu với giá 38 USD một cổ phiếu. Khi giá lên 40 USD, ông bán đi và kiếm khoản lời nhỏ. Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó lại lên gần 200 USD. Và Buffett bắt đầu hối tiếc vì đã bán quá sớm. Ông cho biết đây là kinh nghiệm đầu đời về sự kiên nhẫn khi đầu tư.

Lần khác, ông mua Trung tâm thương mại Hochschild Kohn với giá rẻ, và 3 năm sau bán đi với đúng giá đó. Đây là một ví dụ của "sự lãng phí khi mua với giá hời", ông cho biết, "Thà mua một công ty tuyệt vời với giá vừa phải, còn hơn mua công ty vừa phải với giá tuyệt vời".

4. Khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn

Buffett nổi tiếng với cuộc sống tằn tiện, nhưng ông không keo kiệt. Ông đã đóng góp cả tiền bạc và công sức hỗ trợ người trẻ trên toàn thế giới, cải thiện giáo dục, giúp đỡ người vô gia cư và cả vật nuôi nữa.

Năm 2010, Buffett cùng vợ chồng Bill Gates sáng lập Cam kết Cho đi. Họ đã thuyết phục được 137 người giàu cam kết cho đi phần lớn tài sản làm từ thiện. Bản thân Buffett cũng đóng góp vào Quỹ Bill & Melinda Gates.

5. Luôn thành thực

Năm 2012, tỷ phú được chẩn đoán mắc ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn 1. Ông đã công khai tin này trong thư gửi cổ đông tháng 4 năm đó, bất chấp việc nó có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu công ty.

"Tin tốt là bác sĩ nói tình hình của tôi không đe dọa tính mạng hay làm cơ thể yếu đi. Tôi đã nhận được kết quả chẩn đoán hôm thứ Tư, đã chụp CT và xương hôm thứ Năm. Còn hôm nay chụp MRI. Chúng đều cho thấy không phát hiện tế bào ung thư ở chỗ nào khác nữa", ông viết.

Ông cũng thông báo bắt đầu trị liệu từ tháng 7. Và đến tháng 9, ông chia sẻ tin vui rằng hôm đó là ngày cuối phải xạ trị.

Từ đó, sức khỏe của ông đã ổn định hơn. Nhưng Buffett vẫn chỉ định con trai cả - Howard là người sẽ kế nhiệm ông trong tương lai, với vai trò Chủ tịch không điều hành của Berkshire Hathaway.

Hà Thu (theo Entrepreneur)

Hàng trăm hộ dân trong khu chung cư vô thừa nhận

Chị Lan - một cư dân tòa nhà Đông Đô (ngõ 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã chuyển về sinh sống tại đây được một năm, ngay khi chủ đầu tư bàn giao căn hộ. Tuy nhiên, hiện chị vẫn chưa làm được hộ khẩu ở nhà mới mà vẫn phải để ở địa chỉ cũ vì cả 2 phường Nghĩa Đô và Xuân La đều không chấp thuận cho chị nhập hộ khẩu. Lý do là chung cư Đông Đô nằm trên địa bàn cả 2 phường Xuân La (thuộc quận Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). 

Cùng với đó, khi cần làm bất kỳ thủ tục nào yêu cầu xin xác nhận của địa phương thì chị Lan cũng phải về nhà cũ.

"Chúng tôi lên phường Nghĩa Đô nhưng chính quyền không dám xác nhận rồi chỉ sang phường Xuân La. Tuy nhiên, đến phường Xuân La, họ cũng lắc đầu với lý do chưa xác định được địa giới hành chính", chị Lan nói. Do không có phường nào xác nhận nên gia đình chị không thể xin được cho con vào học trường công nên đành phải học trường tư thục.

hang-tram-ho-dan-trong-khu-chung-cu-vo-thua-nhan

Hàng trăm hộ dân tại chung cư Đông Đô không thể làm hộ khẩu hay xin học cho con vì không biết mình thuộc phường nào. Ảnh: NT

Ông Đát, một cư dân khác cũng bức xúc cho biết, hơn 100 hộ dân trong tòa nhà cũng gặp tình cảnh tương tự. Tuy đã đến ở được hơn một năm nhưng cư dân tại đây cũng không thể nhập hộ khẩu, hàng trăm trẻ em trong tòa nhà đều phải xin học trái tuyến ở nơi khác hoặc xin học trường tư. Ông cũng cho biết, các hộ gia đình hầu hết đều đã nhiều lần các phường để hỏi nhưng đều nhận được câu trả lời là do chưa xác định được vị trí nên không thể làm các thủ tục liên quan. 

Theo một cư dân khác, do không có hộ khẩu nên trong đợt bầu cử hồi tháng 5 vừa qua, cả khu suýt nữa không được đi bầu cử. Sau khi có phản ánh lên lãnh đạo thành phố thì các cư dân tạm thời tạm thời được đến bầu cử ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Bên cạnh đó, do không có hộ khẩu nên người dân tại đây cũng phải trả tiền điện, nước cao gấp đôi so với thông thường. 

Chung cư Đông Đô là dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ Học viện Quốc phòng, do Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Đông Đô làm chủ đầu tư, khởi công từ giữa năm 2013 và bàn giao cho các hộ dân chuyển về sinh sống từ tháng 8/2015. Trước tình trạng này, đại diện chủ đầu tư cho biết, đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị thành phố. Thành phố cũng giao Sở Nội vụ sớm hoàn tất thủ tục xác định quản lý hành chính dân cư thuộc chung cư Đông Đô nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong. 

Vị này cũng cho biết, với diện tích 1.146m2, chung cư Đông Đô có 830m2 thuộc đất phường Xuân La và 315m2 thuộc phường Nghĩa Đô. 

Theo ông Nguyễn Minh Cường - Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô, thông thường, đất thuộc phường nào, phường đó quản lý. Tuy nhiên, tòa nhà Đông Đô chỉ có một phần tư diện tích thuộc phường Nghĩa Đô, còn lại thuộc Xuân La. Do đó, 2 phường không biết phân chia như thế nào để quản lý. 

"Nếu là 2 tòa nhà khác nhau sẽ dễ quản lý nhưng đây lại là cùng một toà. Có một số trường hợp cùng một căn hộ nhưng nằm trên 2 phường nên chúng tôi không biết phân chia thế nào. Do đó, chúng tôi chỉ biết chờ UBND thành phố có văn bản giao cho địa bàn phường nào quản lý từ đó mới có căn cứ để làm những thủ tục khác cho cư dân”, ông Cường lý giải. 

Ông cũng cho biết, Sở Nội vụ cũng đang xin điều chỉnh địa giới để chung cư Đông Đô thuộc sự quản lý của phường Nghĩa Đô. 

Mở bán đợt cuối căn hộ phong cách nhiệt đới The Ocean Suites

Từ 2/9 đến 4/9, tại CLB Beach Bar - The Ocean Villas (Đà Nẵng), VinaLiving, thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam thuộc Tập đoàn VinaCapital sẽ giới thiệu và chào bán các sản phẩm bất động sản tại Đà Nẵng gồm The Ocean Estates và The Ocean Suites, thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng The Ocean Resort với nhiều ưu đãi và các giải thưởng hấp dẫn.

Nằm liền kề khu biệt thự The Ocean Villas, một trong những dự án nổi bật nhất của VinaLiving là 70 căn hộ The Ocean Suites được thiết kế theo phong cách nhiệt đới đương đại kết hợp không gian mở thoáng rộng, hòa quyện cùng thiên nhiên. Hầu hết các căn hộ đều có tầm nhìn hướng biển và Cù Lao Chàm.

Với loại hình đa dạng từ một đến 2 phòng ngủ, diện tích 56-104,5m2, các gia đình có thể lựa chọn một tổ ấm phù hợp với nhu cầu riêng. Các căn hộ có thiết kế hiện đại, tối đa hóa không gian sử dụng, kết hợp cùng các trang thiết bị nội thất cao cấp để tạo thành một sự kết nối liên hoàn cho phòng khách, phòng ăn và khu vực bếp, tạo thành không gian sinh hoạt chung rộng rãi và tiện nghi.

polyad

Phối cảnh khu căn hộ The Ocean Suites.

Sau khi mở bán vào cuối tháng 4/2016, đến nay 50% số căn hộ The Ocean Suites đã có chủ nhân và dự án dự kiến sẽ bàn giao vào quý IV/2017.

Cũng tại sự kiện lần này, khách hàng và các nhà đầu tư còn có cơ hội sở hữu một dự án khác cũng thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng The Ocean Resort là khu biệt thự The Ocean Estates. Các căn biệt thự đẳng cấp nằm cạnh lỗ golf thứ 15 và 16 của sân golf Đà Nẵng, có diện tích lên tới 800m2, 3 đến 5 phòng ngủ.

polyad

Phối cảnh nội thất phòng khách biệt thự The Ocean Estates.

Những biệt thự này không chỉ mang đến cho chủ nhân tiêu chuẩn cao nhất về môi trường sống mà còn mang đến một không gian sống hiện đại. Điểm nhấn của The Ocean Estates là có thiết kế mở, kết hợp tường kính trong suốt trải dài từ sàn tới trần nhà, đem lại cho mỗi căn biệt thự góc nhìn bao quát, không gian thoáng đãng ngập tràn ánh sang tự nhiên và gió trời.

Ngoài ra, các phòng chức năng bên trong căn biệt thự được thiết kế đặc biệt, phù hợp với lối sống hiện đại, cộng đồng như phòng khách, hồ bơi, sân hiên và ban công thoáng rộng tạo không gian mở lý tưởng cho các hoạt động trong nhà lẫn ngoài trời của gia chủ.

Theo đại diện VinaLiving, cơ sở hạ tầng quanh khu đã được hoàn thiện và toàn bộ khu biệt thự dự kiến được hoàn thành vào quý III/2017.

Cả hai dự án trên đều nằm ở vị trí đắc địa của thành phố, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ 20 phút đi xe và trên trục đường nối liền những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận như cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra, các chủ sở hữu còn được thụ hưởng những tiện ích đặc biệt của khu nghỉ dưỡng The Ocean Resort quy mô 260 ha, nhà hàng bên biển WhiteCaps, bể bơi, sân tennis, Tides Spa, sân golf 18 lỗ…

Thu Ngân

Vinh danh nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực kim hoàn

vinh-danh-nghe-nhan-uu-tu-trong-linh-vuc-kim-hoan

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" cho anh Hồ Thanh Tuấn.

Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương tổ chức lễ phong tặng danh hiệu "nghệ nhân nhân dân - nghệ nhân ưu tú" cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Một trong những gương mặt nổi bật tại chương trình là Hồ Thanh Tuấn. Anh từng làm giới mộ ngọc kinh ngạc khi chế tác Ngọc Trai Trống Đồng năm 2011 và nuôi cấy thành công loại ngọc trai có hoa văn tự nhiên. Hồ Thanh Tuấn - Tổng giám đốc thương hiệu Hoang Gia Pearl được chọn để chế tác bộ tặng phẩm ngọc trai gửi tặng phu nhân Michelle Obama trong chuyến công du thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

vinh-danh-nghe-nhan-uu-tu-trong-linh-vuc-kim-hoan-1

Chuỗi ngọc trai Việt Nam gửi tặng phu nhân Michelle Obama do nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn chế tác.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, bắt đầu từ vai trò của người thợ đơn thuần, trải qua nhiều thăng trầm, Hồ Thanh Tuấn được vinh danh là "Vua ngọc trai". Nghệ nhân 7x cũng là một trong những người đi đầu và có công đóng góp lớn trong việc gây dựng, đẩy mạnh hoạt động nuôi cấy ngọc trai tại Việt Nam. Hồ Thanh Tuấn được Chủ tịch nước tặng 2 huân chương lao động về thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, sáng chế ngọc trai và công tác xã hội từ thiện.

vinh-danh-nghe-nhan-uu-tu-trong-linh-vuc-kim-hoan-2

Nghệ nhân ưu tú Hồ Thanh Tuần là hình ảnh tiêu biểu, truyền lửa cho nhiều doanh nghiệp trong ngành ngọc Việt.

Chia sẻ bí quyết thành công, Hồ Thanh Tuấn cho biết: "Thay vì đầu tư sản xuất ngọc trai như nhiều nhà kinh doanh ngọc trên thế giới, tôi chú trọng phát triển về kỹ thuật và sáng tạo để làm nên những giá trị khác biệt cho ngọc trai Việt Nam". Với niềm đam mê ngọc, Hồ Thanh Tuấn là hình ảnh nghệ nhân tiêu biểu, truyền lửa cho những doanh nghiệp trong ngành, tiếp tục đam mê sáng tạo nghiên cứu, đưa ngọc Việt vươn tầm thế giới.

Thu Ngân

Vàng và USD cùng giảm giá

Mở cửa ngày 31/8, giá bán vàng của Tập đoàn DOJI giảm 80.000 đồng so với sáng hôm qua, xuống 36,38 triệu đồng. Giá mua từ khách lùi sát về 36,31 triệu đồng, mua bán sỉ thấp hơn giá lẻ 10.000 đồng mỗi lượng.

Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố giá mua 36,21 triệu đồng, còn bán ra 36,43 triệu đồng một lượng, giảm vài chục nghìn đồng so với hôm qua.

vang-va-usd-cung-giam-gia

Giá vàng điều chỉnh giảm sáng nay. Ảnh: Lệ Chi.

Giá trong nước suy yếu sáng nay do chứng kiến thị trường quốc tế vừa có ngày đi xuống. Theo đó, mỗi ounce giảm khoảng 13 USD khi chốt phiên Mỹ 30/8. Giá tạm thời phục hồi nhẹ 3 USD trong phiên giao dịch châu Á sáng nay. Lúc 9h10, giờ Hà Nội, mỗi ounce đứng quanh 1.315 USD. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế tương đương 35,41 triệu đồng.

Thời gian qua, do tốc độ giảm của giá vàng thế giới nhanh hơn trong nước nên độ vênh giữa hai thị trường ngày càng lớn. Sáng nay, giá bán vàng trong nước cao hơn thế giới quy đổi khoảng một triệu đồng.

Tập đoàn DOJI cho biết, trong suốt phiên giao dịch hôm qua, lượng khách tham gia có phần nhỉnh hơn so với phiên trước đó, tuy nhiên đa số phát sinh chủ yếu từ phía nhà đầu tư nhỏ lẻ.

"Nhiều phiên trở lại đây, các nhà đầu tư giảm dần sự quan tâm tới vàng. Các động thái mua bán đều tỏ ra hết sức cẩn trọng, giao dịch thưa thớt nên giá vàng không được hỗ trợ nhiều từ nhu cầu thị trường", DOJI nhận định và cho biết, chốt ngày 30/8, lượng khách mua vàng chiếm 55% trên tổng số lượng tham gia giao dịch tại hệ thống.

Trên thị trường ngoại hối, giá USD trong ngân hàng tiếp tục đi xuống. Theo đó, Vietcombank công bố giá USD lúc 9h là 22.265-22.335 đồng, giảm 5 đồng so với hôm qua. Các ngân hàng khác có giá tương tự.

Lệ Chi

Đế chế tóc của chàng thanh niên 'cá biệt'

Sau mười năm xuống Sài Gòn lập nghiệp cái tên gọi Thảo Tây, hiện không nắm trong tay hệ thống 5 chi nhánh salon tóc lớn cả nước, 2 viện tóc, tên tuổi của Thảo còn rất có tiếng trong giới showbiz.

Quê gốc Hà Tĩnh, lên 5 tuổi theo gia đình vào Đăc Lăk làm kinh tế mới, Nguyễn Văn Thảo đã sớm bỏ học từ lớp 5. Ngày phụ cha mẹ lên nương rẫy, lúc thì đi phát cỏ mướn, cạo mủ cao su, tối về Thảo lại tụ tập cùng đám trai làng nhậu nhẹt, đua xe, hậu quả là cậu phải nhận một án tù treo. Bị xóm giềng chê cười, nhưng điều làm Thảo day dứt nhất là cha mẹ mang tiếng với dòng họ. Chàng thanh niên nhận ra mình phải làm gì đó để báo đáp cho người thân.

Mùa hè năm 2007, với số tiền ít ỏi chỉ 80.000 đồng để đi xe, Thảo tằn tiện không dùng mà đi nhờ xe của một tài xế tốt bụng chở hàng về thành phố, với ước muốn tìm việc kiếm tiền giúp gia đình. Khi đó, Sài Gòn là khái niệm còn xa lạ với chàng trai nghèo. Thảo làm đủ nghề để mưu sinh và nhận ra mình học thức kém, không trình độ, cứ làm thuê như thế này làm sao có tương lai sáng sủa, nên phải kiếm một nghề gì đó. Trong suy nghĩ của chàng trai 20 tuổi lúc đó chợt nghĩ đến nghề cắt tóc.

de-che-toc-cua-chang-thanh-nien-ca-biet

Thảo Tây hướng dẫn nhân viên làm tóc cho khách hàng. Ảnh:

Thông qua một người quen, Thảo được nhận vào học nghề trong con hẻm sâu đường Cách Mạng Tháng Tám. Trong căn phòng ẩm thấp hơn 30m2, với chỉ vài cái ghế, Thảo bắt đầu thực hiện ước mơ.

“Vì không có tiền thuê nhà, tôi xin chủ ở lại trông nom tiệm, và ngủ trên cái ghế dài 1,2m, đồng thời kiêm thêm nhiệm vụ trông giữ xe cho mấy cậu sinh viên trọ trên gác”, Thảo nhớ lại.

Bản tính thông minh cộng với ý chí cao, sau 6 tháng Thảo ra nghề, xin vào một tiệm tóc gần đó với mức lương ít ỏi 600.000 đồng. Vẫn miết mài vừa làm vừa học, chàng trai trẻ được thầy giáo tận tình chỉ bảo nên không lâu tay nghề được nâng cao. Cũng trong thời gian đó, Thảo còn phải gồng mình nuôi người em xuống Thành phố học, nên cứ từ 7h tối, Thảo lại ra khu phố Tây ba lô làm phục vụ kiếm tiền đến 6h sáng. Thảo tính lại, ngày đó một ngày chỉ ngủ được 3 tiếng, vì bắt đầu 9h sáng là lại phải ra tiệm.

Ngành tóc thế giới lúc ấy đang ở thời kỳ phát triển mạnh, nhưng tại Việt Nam thì vẫn giậm chân tại chỗ, điều ấy đã thôi thúc Thảo những kế hoạch lớn. Gom góp bạn bè được hơn 1.000 USD, Thảo quyết định qua Singapore học nghề vỏn vẹn trong một tuần. Nhớ lại khoảng thời gian ấy Thảo vẫn thấy mình liều: “Tiền ăn còn chưa đủ, nhưng bản thân muốn có sự đột phá trong nghề nghiệp, nên phải đi. Qua đất nước họ, nhìn lại thấy mình như người trong rừng vậy, cái gì cũng tụt hậu”. Đó cũng là thời gian Thảo nghiên cứu một loại dây buộc rất độc đáo ở nước bạn, sau này đem về nước phát triển thành công nghề nối tóc nổi tiếng với tên gọi fiber glass.

Một tuần học, nhưng rất quý giá. Trở về nước, Thảo tiến hành đăng kí quảng cáo trên mạng để làm bắt đầu ra riêng. Điều băn khoăn lúc đó là việc đặt cho mình cái tên riêng để làm thương hiệu: "Người ta Thảo này, Thảo nọ, nhưng tôi thấy sao chung chung quá. Hơn nữa, lúc đó tôi có ước muốn nghành tóc của mình bay xa, thế giới biết đến. Mà ngành làm đẹp cứ nghe đến phương Tây là mọi người thích, chợt nhớ mình ở Tây Nguyên, có một sự trùng hợp, vậy là tôi quyết định lấy thương hiệu Thảo Tây”, Thảo hào hứng kể.

Sau những năm học nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc, Thảo thấy không có gì tạo ra đột biến, và cũng ít ai làm giàu được tại Việt Nam bằng nghề này. Nhận thấy thị trường nối tóc còn nhiều tiềm năng, ít người làm, mà chi phí nối tóc lại quá cao, giá mỗi lần lúc đó khoảng từ 10 triệu đồng trở lên, trong khi với kỹ thuật của mình, Thảo chỉ lấy giá 5-6 triệu đồng. Hơn nữa, để trở thành một người tạo mẫu tóc đẹp phải mất 3-4 năm, tìm nhân sự rất khó, trong khi nối tóc chỉ cần đào tạo khoảng 15 ngày là biết làm. Thảo quyết tìm cho mình hướng đi riêng.

Năm 2012, bắt tay khởi nghiệp, Thảo bán chiếc xe máy được 5 triệu đồng, cùng với một ít vốn, thuê một gian phòng nhỏ trong con hẻm đường Trần Văn Đang, mượn người bạn một chiếc ghế rồi bọc lại hết 150.000 đồng, thêm chiếc gương cũng hết 150.000 đồng. Lòng yêu nghề cùng sự nhiệt tình của chàng trai trẻ đã làm những khách hàng khó tính nhất cũng vừa lòng bởi dịch vụ bảo hành trọn gói khi nối tóc nơi này.

“Lúc đầu cũng có nhiều khách phàn nàn, vì mình áp dụng công nghệ cải biến từ sợi fiber glass bên singapore nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Có lúc nối tóc phải vuốt mãi, khách họ bực. Vậy là tôi tập trung suy nghĩ và sáng tạo ra cách nối tóc như bây giờ. Nối tóc chì thì quá nặng, keo thì quá đau, cách của tôi giúp nếu cần tháo rất dễ, chỉ cắt chỉ là tháo ngay", Thảo nhớ lại.

Tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đông, nhưng vì đặt tiệm trong hẻm nhỏ, xe hơi không vào được, cộng thêm đó là vấn đề nhân sự. Thảo tìm đến các trung tâm, nhận dạy miễn phí, bao ăn bao ở, nhưng hầu như không ai quan tâm. Bí quá, lúc đó Thảo mới điện về quê tìm một số bạn cũ đang không có việc, vừa dạy vừa cho tiền…, dần dần nhân sự đã được ổn định, và sau này hầu hết đều là nhân sự chủ chốt của công ty.

Sáu tháng kể từ lúc mở tiệm đã mang đến kết quả kinh doanh rất khả quan, cộng với việc nhìn thấy thị trường bán hàng qua mạng rất tiềm năng, Thảo Tây quyết định tự nghiên cứu làm marketing, lên kế hoạch và chiến lược quảng cáo phủ một số trang mạng lúc bấy giờ.

Có một khoản tiền trong tay, tháng 9/2012, Thảo tiến thêm một bước đi táo bạo khi quyết định mở một salon ngay mặt tiền đường lớn ở Q.1. "Chỉ riêng tiền thuê mặt bằng lúc đó đã rất lớn. Ai cũng bảo tôi bị khùng, nhưng kết quả doanh thu cuối năm khiến ngay cả tôi cũng không tưởng”, Thảo chia sẻ.

Không dừng lại, tháng 8/2013, Thảo Tây dồn sức tiến quân ra Bắc bằng việc mở một salon tóc đẹp bậc nhất tại Hà Nội. Thảo cho biết, đây là thị trường khó tính, "cứ 100 doanh nghiệp ra Hà Nội đầu tư thì có hơn 90 doanh nghiệp bị phá sản".

"Nhưng kết quả là kinh doanh một năm tại Hà Nội bằng 5 năm ở Sài Gòn, đó là giá trị tôi học được từ thị trường ngoài đó, trong đó có cả việc rèn sự kiên trì. Tôi đưa ra ngoài đó 45 nhân viên, sau một thời gian 25 người đòi nghỉ vì nhiều nơi trả lương cao gấp nhiều lần. Khó khăn đó đã trở thành bài học cho tôi khi mở thêm một chi nhánh khác ở Sài Gòn năm 2014 và cần Thơ năm 2015", Thảo nói.

Có một điều khá đặc biệt ở chàng trai học ít này là rất ham đọc và nghiên cứu sách. Thảo tự nhận người thầy vĩ đại của mình chính là những cuốn sách, từ lịch sử, địa lý, đến chính trị…, đặc biệt là sách dạy kỹ năng làm giàu, quản lý,.

"Có hai từ mà tôi thường nói ra, đó là: 'thép đã tôi thế đấy và hoài bão'. Có nhiều hoài bão thì mới có thành công, thành công phải tạo ra giá trị nữa. Vì mình không được học hành đến nơi đến chốn, nên mình phải tạo ra giá trị cho xã hội", Thảo chia sẻ. Chính từ hoài bão đó, nên đầu năm 2016, Thảo Tây đã thực hiện được giấc mơ của mình là mở hai viện tóc lớn ở TP HCM và Hà Nội. Mục đích của viện tóc là tạo ra cơ hội cho người nghèo khi sẵn sàng hỗ trợ từ kinh phí học tập cho đến khi ra nghề, rồi nhận vào làm luôn.

Mai Hoa