Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Muốn bỏ lương 4.500 USD ở trời Tây về Việt Nam khởi nghiệp

Sau hơn chục năm xuất khẩu lao động, tôi là Phó giám đốc nhà máy cho một công ty ở nước ngoài với mức lương 4.500 USD nhưng đang ấp ủ ước mơ về Việt Nam mở quán ăn chất lượng cao cho công nhân, sinh viên. (Nguyễn Hạnh Phúc)

Tôi năm nay 29 tuổi, sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo, có hoàn cảnh rất khó khăn nên học hết lớp 9, tôi phải nghỉ học để đi làm thuê giúp đỡ bố mẹ. Năm 18 tuổi, tôi quyết định đi xuất khẩu lao động làm thợ hàn với mức lương cơ bản khoảng 4 triệu đồng một tháng.

Gửi câu hỏi tư vấn hoặc chia sẻ các bài viết, kinh nghiệm khởi nghiệp, quản lý tài chính cá nhân về kinhdoanh@vnexpress.net

Sau 11 năm cố gắng phấn đấu và gặp nhiều may mắn tôi đã được bổ nhiệm nắm giữ qua nhiều chức vụ như tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc, tổng quản đốc cho 2 công ty lớn và hiện tại tôi làm Phó giám đốc nhà máy cho một công ty bên nước ngoài với mức lương 4.500 USD. Sau khi trừ một vài khoản chi tiêu, tôi vẫn tiết kiệm được khoảng 3.500 USD gửi về cho gia đình.

Mặc dù mức thu nhập này không phải là thấp đối với những người không có bằng cấp như tôi nhưng từ bé tôi đã có mong muốn được tự mình kinh doanh hay sản xuất cái gì đó để tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người.

Hiện tại tôi đã có gia đình, đã mua một ngôi nhà hai mặt tiền giữa ngã tư 2 trục đường lớn trong khu đô thị tập trung đông dân ở Việt Nam. Đặc biệt là xung quanh có nhiều trường học sinh viên. Xa gia đình đã lâu, nay tôi muốn về Việt Nam để khởi nghiệp thực hiện ước mơ của mình và sum họp gia đình. Hiện tôi có số vốn khoảng 2,5 tỷ đồng.

Tôi dự định về đi học hỏi thêm về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và bỏ ra khoảng một tỷ để mở nhà hàng tận dụng tầng 1 và tầng 2 của ngôi nhà với diện tích khoảng 120 mét vuông mỗi tầng. Khu bếp chế biến sẽ ở trên tầng 3. Kế hoạch của tôi là phục vụ các món ăn nhậu và lẩu với giá cả bình dân. Ngoài ra tôi có ý định phục vụ cơm văn phòng, cơm giá bình dân phục vụ công nhân, các bạn học sinh, sinh viên mà vẫn được thưởng thức trong 1 môi trường sạch sẽ thoáng mát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ra nước ngoài đã 11 năm nay, mỗi năm tôi chỉ về phép một tháng tết sum họp với gia đình nên không hiểu biết nhiều về mức cung cầu của thị trường Việt Nam cho lắm. Tôi mong muốn độc giả có kinh nghiệm hãy cho tôi một lời khuyên nếu kinh doanh nhà hàng tôi phải làm gì, làm như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tôi biết khởi nghiệp đã rất khó và với lĩnh vực nhà hàng lại càng khó hơn. Ngoài ra nếu có một vài mảng kinh doanh hay sản xuất nào khác có thể đầu tư với số vốn trên tôi cũng mong nhận được những ý kiến tham gia chân thành của độc giả.

Nguyễn Hạnh Phúc

Bóng đá Anh đạt doanh thu kỷ lục

92 câu lạc bộ bóng đá tại các hạng đấu chính thức của nước này đã thu về hơn 4 tỷ bảng mùa giải 2014-2015, báo cáo của Deloitte cho biết.

Chi tiêu vốn của các câu lạc bộ là 305 triệu bảng - kỷ lục trong một mùa giải. Theo bản quyền truyền hình, riêng các câu lạc bộ tại Premier League - hạng đấu cao nhất - đã tạo ra 3,3 tỷ bảng doanh thu, tăng 3%. Các câu lạc bộ top đầu cũng đạt lợi nhuận trước thuế năm thứ 2 liên tiếp trong mùa giải trước, lần đầu tiên kể từ năm 1999.

bong-da-anh-dat-doanh-thu-ky-luc

Thu hút nhiều nhà tài trợ, bóng đá Anh luôn là một cỗ máy thương mại khổng lồ.

"Tốc độ tăng trưởng tài chính trong lĩnh vực bóng đá trong hơn 20 năm qua là rất lớn", Dan Jones - Giám đốc mảng Kinh doanh Thể thao tại Deloitte cho biết, "Ảnh hưởng của các hợp đồng truyền hình tại Premier League rất rõ ràng. Lần đầu tiên, giải này dẫn đầu mảng bóng đá về cả 3 số liệu doanh thu chính - quảng cáo, tiền vé và bản quyền truyền hình. Đến mùa giải 2016-2017, các hợp đồng truyền hình mới có thể đẩy lợi nhuận hoạt động lên tới 1 tỷ bảng".

Hợp đồng phát sóng giúp các câu lạc bộ Premier League có lợi nhuận hoạt động cao gần kỷ lục - 546 triệu bảng và lợi nhuận trước thuế 121 triệu bảng. Trong đó, 14 có lãi trước thuế. Họ thường dùng nguồn thu từ truyền hình để cải thiện sân vận động và cơ sở hạ tầng.

Chi phí lương của các câu lạc bộ tăng 7%, lần đầu lên trên 2 tỷ bảng. Tổng tiền mua các cầu thủ cũng lên kỷ lục là 1,1 tỷ bảng.

Bản đánh giá Tài chính Bóng đá thường niên lần thứ 25 của Deloitte ũng cho thấy tổng doanh thu của 5 giải đấu lớn tại châu Âu - Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Pháp tăng 6% lên kỷ lục 9,2 tỷ bảng mùa giải 2014-2015. Trong khi Premier League, Bundesliga và La Liga đều có lãi, Serie A và Ligue 1 lại lỗ.

Hà Thu (theo BBC)

USD tiếp tục tăng, vàng SJC lên 33,34 triệu đồng

Mỗi lượng vàng miếng trong nước sáng nay tăng cả trăm nghìn đồng sau khi chứng kiến thị trường quốc tế đi lên. USD ngân hàng cũng nhích thêm 10 đồng.

Mở cửa lúc 8h15, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giao dịch ở 33,32-33,40 triệu đồng một lượng, tăng 90.000 đồng so với giá đóng cửa hôm qua. 

Trong khi đó, giá vàng miếng SJC niêm yết tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay ở TP HCM, Đà Nẵng lúc 8h20 là 33,21-33,46 triệu đồng một lượng. 

usd-tiep-tuc-tang-vang-sjc-len-33-34-trieu-dong

Giá vàng tăng vài chục nghìn đồng mỗi lượng trong sáng nay. Ảnh: Lệ Chi.

Trên thị trường thế giới, sau khi giảm phiên thứ 9 liên tiếp, giá mỗi ounce đã phục hồi gần 11 USD hôm qua nhờ đồng đôla Mỹ yếu đi. Lúc 9h sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng chạm 1.218 USD, tăng khoảng 3 USD. Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng có giá khoảng 32,96 triệu đồng (chưa kể thuế, phí), thấp hơn giá mua trong nước khoảng 360.000 đồng.

Theo nhận định của Tập đoàn DOJI, giá vàng bật tăng ở phiên giao dịch hôm thứ Ba nhưng chưa tạo đủ niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Đa số lựa chọn phương thức mua bán nhỏ để chờ những thông tin rõ ràng hơn.

DOJI cho rằng, thông tin thị trường hiện nay còn khá mỏng trong khi giá vàng có thể bật tăng hoặc đảo chiều bất cứ lúc nào. Do vậy, thị trường luôn đan xen những cách thức đầu tư không giống nhau. Theo các chuyên gia, giá vàng trong nước đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các kênh thông tin thế giới, nhà đầu tư nên có cái nhìn đa chiều để nắm bắt tốt tình hình, từ đó đưa ra phương án đầu tư tối ưu nhất.

Trên thị trường ngoại hối, đôla Mỹ sáng nay tiếp tục tăng. Theo đó, Vietcombank niêm yết quanh 22.390-22.460 đồng, tăng 10 đồng so với hôm qua. Trong khi đó, Techcombank vẫn neo giá bán ở mức cao 22.500 đồng.

Lệ Chi

Giải pháp chống thất thoát cho chuỗi kinh doanh bán lẻ

Camera dòng C-Series của Panasonic sở hữu nhiều ưu điểm, giúp các nhà quản lý tránh được thất thoát trong kinh doanh chuỗi nhà hàng bán lẻ.

Trong kinh doanh bán lẻ, việc chống thất thoát hàng hoá đang là vấn đề đau đầu của nhiều nhà quản lý. Quy mô cửa hàng càng lớn thì việc thất thoát hàng hóa cũng tăng theo. Theo thống kê của cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, trong năm 2014, số vụ trộm cắp tài sản chiếm đến hơn 50% số vụ phạm pháp hình sự và con số này ngày càng tăng. Tổng giá trị thiệt hại lên tới hơn 259 tỷ đồng.

Thực tế, có một số người tự nhiên ăn uống thực phẩm trong siêu thị mà "quên" trả tiền hoặc ngang nhiên lấy trộm hàng. Tật xấu của không ít "thượng đế" càng làm tăng thêm nỗi đau đầu cho các nhà quản lý của chuỗi cửa hàng bán lẻ. Vì thế, giải pháp hỗ trợ quản lý giám sát ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, chi phí cho các vấn đề này cũng không hề nhỏ.

giai-phap-chong-that-thoat-cho-chuoi-kinh-doanh-ban-le

Hiểu được nỗi bất an và mong muốn chia sẻ tới khách hàng những giải pháp và thiết bị giám sát tối ưu, Tập đoàn Panasonic Nhật Bản đã nghiên cứu, thiết kế, cho ra đời giải pháp giám sát chuỗi cửa hàng với tiêu chí: "hàng hiệu giá rẻ - giải pháp cân bằng" với dòng sản phẩm C-Series.

Sản phẩm camera dòng C-Series của Panasonic mang ưu điểm nội bật bên cạnh các tính năng hiện có của dòng analog. Đây là hệ HD analog - video có phân giải Full HD, sáng rõ trong điều kiện ngược sáng, kết nối dễ dàng và thuận tiện.

giai-phap-chong-that-thoat-cho-chuoi-kinh-doanh-ban-le-1

Bên cạnh đó, camera C-series còn được bán với giá ưu đãi, chỉ bằng 50% so với các model cao cấp tương đương khác trên thị trường. Người sử dụng hệ camera analog thông thường có thể nâng cấp lên độ phân giải cao HD không cần thay thế dây. Ngoài ra, Panasonic còn cung cấp phần mềm quản lý VI-VMS thích hợp với các chuỗi cửa hàng.

giai-phap-chong-that-thoat-cho-chuoi-kinh-doanh-ban-le-2

Với quyết tâm Panasonic "Change the game", công ty cam kết mang tới cho khách hàng giải pháp cân bằng, thiết bị chất lượng, chi phí tối ưu. Đó cũng là lý do nhiều thương hiệu hàng đầu trong ngành bán lẻ tin tưởng và lựa chọn Panasonic CCTV cho giải pháp an ninh trong kinh doanh chuỗi của mình tại Việt Nam. Năm 2015, công ty góp phần giám sát an ninh, chống thất thoát cho nhiều ngành hàng khác nhau từ chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ, chuỗi tiện ích của Nhật đến hàng trăm chuỗi thực phẩm tươi sống, điện thoại di động, các sản phẩm tin học, viễn thông khác trên khắp cả nước. 

Liên hệ: Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Sao Nam An
Địa chỉ: 27/4-6 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, TP HCM
Website: www.soeco.com
Tel: (08) 3817.2440 (Mr. Phạm Minh).
Email: 
npminh@soeco.com.vn.

(Nguồn: Sao Nam An)

Thương mại điện tử châu Âu đạt hơn 500 tỷ euro năm 2016

Gần một nửa doanh số đến từ Tây Âu, ngược lại, Đông Âu là nơi tăng trưởng chậm nhất châu lục.

Theo báo cáo thương mại điện tử B2C châu Âu, kim ngạch thương mại điện tử năm nay dự kiến tăng 12%, với tổng doanh số 509,9 tỷ euro. Trong đó, khoảng một nửa doanh thu đến từ Tây Âu - nơi mà năm ngoái thu về 252,9 tỷ euro, trong khi Đông Âu đạt 245 tỷ euro.

thuong-mai-dien-tu-chau-au-dat-hon-500-ty-euro-nam-2016

Hiện có khoảng 296 triệu người mua sắm trực tuyến ở châu Âu, trung bình mỗi người chi 1.540 euro cho việc mua hàng trên mạng trong năm ngoái. Bà Marlene ten Ham - Tổng thư ký thương mại điện tử châu Âu cho rằng, báo cáo vừa công bố đã vẽ ra viễn cảnh đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp thương mại điện tử.

"Chỉ có 43% dân số châu Âu từ 15 tuổi trở lên mua hàng trực tuyến, 16% trong số này mua hàng ở nước khác. 16% doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng qua mạng, một nửa số này kinh doanh xuyên biên giới. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường thương mại điện tử châu Âu vẫn chưa khai phá hết", bà Marlene ten Ham nhận xét.

Tổ chức thương mại điện tử châu Âu dự báo, qua năm 2017, tổng doanh số bán hàng trực tuyến hàng hóa, dịch vụ sẽ đạt 598 tỷ euro và lên 660 tỷ euro vào năm 2018.

Anh, Pháp và Đức vẫn là những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử ở lục địa già. Năm ngoái, chỉ 3 quốc gia này chiếm hơn 60% tổng doanh thu trực tuyến châu lục. Với 157,1 tỷ euro, Anh đang dẫn đầu quy mô thị trường thương mại điện tử B2C. Nhưng về số lượng người mua sắm trực tuyến, Đức mới chiếm ngôi vị quán quân 51,6 triệu so với 43,4 triệu tại Anh. Ukraina là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 35% so với năm 2014, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (34,9%) và Bỉ (34,2%).

Các chuyên gia cho rằngm bên cạnh những số liệu tích cực, thương mại điện tử châu Âu còn phải giải quyết nhiều vấn đề để thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường. Cụ thể là thách thức cho những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới, gồm sự đối lập về quy định pháp luật quốc gia, thuế (VAT), hệ thống hậu cần và phân phối.

Minh Trí

SCB hợp tác phát triển ví điện tử Vimo

Ứng dụng Vimo được phép cung cấp 3 nhóm dịch vụ gồm thanh toán điện tử, dịch vụ ví điện tử và thu - chi hộ.

Lễ ký kết hợp tác giữa SCB và Công ty công nghệ Vi Mô để triển khai sản phẩm "Ví điện tử Vimo" vừa diễn ra.

polyad

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cùng đại diện SCB và Công ty Vi Mô tại lễ ký kết.

Theo đó, ứng dụng Vimo được phép cung cấp 3 nhóm dịch vụ gồm cổng thanh toán điện tử, ví điện tử và dịch vụ thu - chi hộ.

Ví điện tử Vimo cho phép khách hàng sử dụng máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng có kết nối Internet để thực hiện các giao dịch trên website, ứng dụng cài đặt trên điện thoại (application) của Vimo. Bên cạnh môi trường web và application, mọi thuê bao của Mobifone có thể bắt đầu sử dụng qua đầu số *234# mà không phải thay sim hay cài đặt ứng dụng.

polyad

Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Vimo.

Ông Nguyễn Văn Thanh Hải - Phó tổng giám đốc phụ trách Khối ngân hàng bán lẻ SCB chia sẻ, việc triển khai ví điện tử Vimo cho thấy SCB bắt kịp thời xu hướng thị trường, giúp ngân hàng cạnh tranh trên thị trường. Điều này đem đến cho khách hàng những tiện ích thanh toán như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ, rút tiền về tài khoản ngân hàng, rút tiền về thẻ…

Đại diện Công ty CP Công nghệ Vi Mô cho biết, ví điện tử Vimo là giải pháp thanh toán thông minh không cần dùng tiền mặt giúp đảm bảo an toàn và bảo mật cho khách hàng, đồng thời hình thành thói quen tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt. Nhờ đó, người dân có thể quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và linh hoạt.

polyad

Nhờ ví điện tử Vimo người dân có thể quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và linh hoạt.

Dịp này, SCB và Vi Mô triển khai chương trình khuyến mại “Trải nghiệm Vimo - Nhận ngay ưu đãi”, cụ thể, khách hàng có cơ hội được nhận 100.000 đồng khi thực hiện giao dịch bất kỳ qua ví điện tử Vimo từ nay đến hết 15/6.

​Thanh Thư

Bầu Thắng lãi hàng trăm tỷ nhờ đá 'hiệp phụ' với Kinh Đô

Thương hiệu gạch Đồng Tâm của ông bầu bóng đá nổi tiếng Võ Quốc Thắng vừa có một năm lãi  kỷ lục nhờ khoản đầu tư vào Công ty Kinh Đô.

Công ty cổ phần Đồng Tâm vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2016. Tại đại hội, Đồng Tâm cho biết, năm 2015 công ty đạt doanh thu thuần 1.886 tỷ đồng, tăng 6,88% so với năm 2014. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Đồng Tâm lại tăng tới 58,09%, lên mức 279 tỷ đồng.

bau-thang-lai-hang-tram-ty-nho-da-hiep-phu-voi-kinh-do

Bầu Thắng rất tâm huyết với nền bóng đá Việt Nam. Ảnh: An Nhơn

Đây là mức lãi lớn nhất của Đồng Tâm, ghi nhận dấu ấn trở lại của Bầu Thắng sau giai đoạn làm ăn sa sút. Năm 2011-2012, Đồng Tâm đã lỗ 230 tỷ đồng và gặp nhiều sóng gió. Ngay sau đó, dưới sự dẫn dắt của ông Thắng công ty đã dần tăng trưởng trở lại, đến năm 2014 lấy lại vị thế với mức lãi 176 tỷ đồng.

Khoản lợi nhuận lớn của Đồng Tâm là do chiến lược đầu tư táo bạo trước đó của Chủ tịch Đồng Tâm.

Với 45 năm gắn với thương hiệu sản xuất các loại gạch, ngói, bê tông và sơn nước…, nhưng Bầu Thắng đã gây bất ngờ khi quyết định đầu tư vào "đế chế" bánh kẹo Kinh Đô (sau này đổi tên là KiDo). Cuối tháng 5/2014, Bầu Thắng và ban lãnh đạo Đồng Tâm đã quyết định chi gần 460 tỷ đồng mua hơn 10,4 triệu cổ phần KDC. Khoản đầu tư này đã gặp nhiều ý kiến trái chiều, lúc đó giới đầu tư cho rằng đây là một quyết định đầu tư mạo hiểm bởi nguồn tiền đầu tư lớn này chiếm tới hơn 80% vốn chủ sở hữu của Đồng Tâm lúc đó. Đặc biệt, cổ phiếu KDC khi đó cũng được định giá ở mức khá cao.

Hơn nữa, trong nửa đầu năm 2014, kết quả kinh doanh của Đồng Tâm kém khả quan khi doanh thu giảm tới 35% và lợi nhuận chỉ đạt 32,4 tỷ đồng, giảm tới 65% so với cùng kỳ. Lợi nhuận chủ yếu đến từ tiền bồi thường, vi phạm hợp đồng. Khi đó Bầu Thắng giải thích quyết định đầu tư vào Kinh Đô vì đây là doanh nghiệp tốt, có chiến lược kinh doanh mới tiềm năng và cổ tức hàng năm chi trả ở mức khá cao. Giữa Bầu Thắng và ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch của Kinh Đô cũng có mối quan hệ thân thiết.

Cuối năm 2014, khoản đầu tư đã cho "quả ngọt" khi giá cổ phiếu tăng chóng mặt do thông tin Kinh Đô đã hoàn tất thương vụ bán 80% mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International thu về 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD). Ngay sau đó, Kinh Đô quyết định trả cổ tức khủng 200%, cổ phiếu KDC được nhà đầu tư săn lùng và luôn trong tình trạng cháy hàng. Tất nhiên, Bầu Thắng cũng được cho là "trúng số" với khoản đầu tư ngọt ngào này.

Đến tháng 8/2015, Đồng Tâm với việc sở hữu gần 12,5 triệu cổ phiếu (tăng do chia cổ phiếu thưởng) đã nhận về khoảng 260 tỷ đồng tiền mặt. Trước đó năm 2014 cũng nhận về 23 tỷ đồng tiền cổ tức. Khoản tiền này đã góp phần lớn vào lợi nhuận của Đồng Tâm năm 2015.

Sau khi nhận cổ tức khủng, Đồng Tâm đã có động thái thoái vốn và không còn là cổ đông lớn của Kinh Đô nữa.

Năm 2016, Công ty đặt mục tiêu doanh thu 2.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm xuống 210 tỷ, trả cổ tức dự kiến là 25%.

Ông Võ Quốc Thắng sinh năm 1967 tại Long An. Thời trẻ ông du học ở Đại học Quebec Montreal (Canada). Bầu Thắng nổi tiếng trên cả lĩnh vực kinh doanh và bóng đá.

Trong kinh doanh, Bầu Thắng đang cùng lúc giữ chức Chủ tịch của Đồng Tâm và Ngân hàng Kiên Long. Hai thương hiệu này đang hồi phục và phát triển. Năm 2015 lợi nhuận của Kiên Long khoảng 216 tỷ đồng và đặt mục tiêu vượt 300 tỷ trong năm nay.

Trong bóng đá, ông được biết đến với với vai trò ông bầu của hai Câu lạc bộ Gạch Đồng Tâm và Kiên Long. Tâm huyết với sự nghiệp thể thao, Bầu Thắng còn giữ chức Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp (VPF) - đơn vị tổ chức  điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Giá vàng tăng mạnh

Vàng đã tăng gần 11 USD mỗi ounce sau khi vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 1.210 USD nhờ lực đẩy từ nhu cầu trú ẩn và đồng USD yếu.

Giá vàng tăng vì nhiều lý do, một trong số đó là việc nhiều nhà đầu tư bắt đầu xuất hiện những mối lo ngại về kết quả kinh tế trong tháng 5. Cùng với đó là sự suy yếu của thị trường chứng khoán là những nguyên nhân hỗ trợ giá vàng đi lên.

Theo đó, thị trường đã tạo lực đẩy cho kim loại quý tăng vọt và dễ dàng phá vỡ ngưỡng kháng cự tâm lý 1.210 USD ngay đầu phiên châu Á 31/5. Sau đó, lực mua kỹ thuật được châm ngòi càng khiến giá tăng nhanh và mạnh hơn, có lúc lên sát 1.220 USD.

gia-vang-tang-manh

Giá vàng thế giới vẫn thấp hơn hàng trăm nghìn đồng so với vàng trong nước. 

Tuy nhiên, giá không thể phá tiếp ngưỡng này mà quay đầu giảm nhẹ. Chốt phiên giao dịch tại New York, giá giao ngay tăng gần 11 USD, đứng ở 1.215 USD. Các hợp đồng giao tháng 8 cũng chốt ngày quanh 1.217,2 USD, tăng khoảng một USD so với phiên liền trước.

Đà tăng tiếp tục lan sang phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Tính đến 8h20, giờ Hà Nội, mỗi ounce có giá 1.219 USD, tăng gần 4 USD so với mở cửa.

Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 32,97 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá đóng cửa của vàng miếng trong nước xoay quanh 33,32-33,4 triệu đồng, tức thấp hơn giá thế giới 350.000-430.000 đồng mỗi lượng.

Từ đầu năm đến nay, vàng đã tăng giá khoảng 16%. Hiện các nhà đầu tư đang quan tâm đến thông tin Ngân hàng Trung ương châu Âu họp chính sách tiền tệ vào thứ Năm và các báo cáo việc làm của Mỹ sẽ diễn ra vào thứ Sáu. Nó sẽ có những tác động nhất định đến thị trường vàng.

Lệ Chi

Agribank áp dụng ưu đãi cho ứng dụng E-Mobile Banking

Khách hàng có cơ hội nhận thẻ nạp 50.000 đồng, iPhone 6S, iPad mini khi đăng ký và sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking.

Từ 1/6 đến 31/7, Agribank triển khai chương trình "Trải nghiệm ứng dụng Agribank E-Mobile Banking: Đăng ký ngay - nhận quà liền tay" với 10.004 giải thưởng giá trị. Trong đó có 10.000 giải đăng ký mới với tổng trị giá 500 triệu đồng. Mỗi tháng 5.000 khách hàng đăng ký mới dịch vụ Agribank E-Mobile Banking đầu tiên sẽ được nạp 50.000 đồng vào tài khoản điện thoại.

Ngoài ra, trong thời gian khuyến mãi, với mỗi giao dịch thanh toán nạp tiền điện thoại hoặc thanh toán hóa đơn từ 100.000 đồng trở lên qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, khách hàng sẽ nhận được một mã dự thưởng để tham gia quay số cuối chương trình với một giải nhất là điện thoại iPhone 6S 64GB và 3 giải nhì là máy tính bảng iPad Mini.

agribank-mo-thuong-voi-ung-dung-e-mobile-banking-xin-edit

Agribank E-Mobile Banking là ứng dụng trên điện thoại di động giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Ứng dụng tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tiện dụng như vấn tin tài khoản; chuyển khoản (ATransfer); nạp tiền điện thoại trả trước và trả sau (VnTopup); thanh toán hóa đơn (APayBill); báo cáo giao dịch; mua vé máy bay...

Bên cạnh các tính năng tài chính cơ bản, Agribank E-Mobile Banking còn có nhiều tiện ích gia tăng hướng tới sự thuận tiện và đơn giản cho khách hàng như trao đổi thông tin (gửi tin nhắn, chia sẻ hình ảnh, âm thanh… miễn phí); tra cứu tỷ giá ngoại tệ, lãi suất, giá vàng, chứng khoán; tìm kiếm ATM, chi nhánh, phòng giao dịch; đọc báo trực tuyến…

Một điểm cộng nữa cho Agribank E-Mobile Banking là ứng dụng tương thích với tất cả các dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS (version 7.0 trở lên), Android (version 2.3 trở lên), Windows Phone. Để tải và cài đặt ứng dụng, khách hàng truy cập website: http://ift.tt/1MUBFEB. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm từ khóa "Agribank E-Mobile Banking" tại các chợ ứng dụng như Apple App Store (đối với thiết bị iOS), Google Play (đối với thiết bị Android) và Windows Phone Store (đối với thiết bị Windows Phone).

Thông tin chi tiết liên hệ các điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc; truy cập website http://ift.tt/1MUBFEB hoặc hotline 1900 55 55 77.

(Nguồn: Agribank)

Chức năng ít được biết tới của glutamate

Axit amin này giúp tăng tiết nước bọt, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của khoang miệng, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

Tại hội thảo khoa học "Vị Umami và Glutamate" do Đại học Y dược Huế tổ chức tại Khách sạn Indochine Palace, TP Huế, các nhà khoa học đã công bố thông tin thú vị về vai trò sinh lý, dinh dưỡng của glutamate với hoạt động của cơ thể người. Hội thảo quy tụ hơn 300 khách mời là giảng viên của Đại học Y dược Huế; các trường đại học thuộc khối ngành khoa học tại Huế; bác sĩ từ bệnh viện Đại học Y dược Huế và những bệnh viện lớn tại Huế và Đà Nẵng... Chương trình còn có sự tham gia của các diễn giả uy tín như giáo sư, tiến sĩ John D. Fernstrom từ Đại học Y Pittsburg, Mỹ; tiến sĩ Hisayuki Uneyama từ Trung tâm thông tin Umami quốc tế.

- GS TS. John D Fernstrom_Khoa Dược lý và Tâm thần học, Trường ĐH Y Pittsburgh, Hoa Kỳ

Giáo sư, tiến sĩ John D Fernstrom đến từ khoa Dược lý và Tâm thần học, Đại học Y Pittsburgh, Mỹ.

Theo đó, glutamate chiếm khoảng 10% trong tổng số các axit amin cấu thành nên chất đạm (protein). Đây còn là chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ và chất trung gian quan trọng cho nhiều quá trình chuyển hóa. Các nghiên cứu đã chứng minh glutamate giúp gia tăng việc tiết nước bọt qua đó hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của khoang miệng và tăng tiết dịch vị, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Nghiên cứu còn cho thấy việc bổ sung glutamate vào khẩu phần ăn có thể góp phần nâng cao chất lượng sống, đặc biệt là người cao tuổi.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Thực tế, glutamate đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực và được tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày qua nhiều loại thực phẩm tự nhiên giàu glutamate như thịt gia súc, gia cầm, hải sản, rau củ quả cho đến các thực phẩm chế biến như thực phẩm lên men, nước tương, nước mắm, bột ngọt… Glutamate tạo ra một vị đặc trưng đã được các nhà khoa học đặt tên là vị umami, có thể hiểu là vị ngon, vị ngọt thịt. Đây là một trong năm vị cơ bản trong tự nhiên giúp mang lại bữa ăn ngon cho con người. Tại Việt Nam và trên thế giới, chúng ta thường sử dụng glutamate dưới dạng bột ngọt.

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, các diễn giả còn giải đáp những vấn đề liên quan đến khía cạnh sức khỏe của việc sử dụng glutamate trong khẩu phần ăn và tính an toàn của bột ngọt với thành phần chính là glutamate. Dưới góc độ khoa học, các nghiên cứu được tiến hành trên quy mô lớn cho thấy bột ngọt an toàn cho người dùng khi được sử dụng đúng cách dưới dạng gia vị trong chế biến món ăn.

Thu Ngân

Những dự án tháp cao tầng tỷ đô ở Thủ Thiêm

Được kỳ vọng sẽ là khu đô thị mang tầm cỡ quốc tế, Thủ Thiêm thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại sẵn sàng bỏ hàng tỷ USD để xây các tòa tháp cao tầng.

Dù chưa được định hình rõ ràng nhưng siêu dự án 4 tỷ USD mà nhóm nhà đầu tư Mỹ đề xuất với ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP HCM trong tháng 5 khiến dư luận đặc biệt quan tâm. 

Theo đó, dự án này được đề xuất bởi 3 doanh nghiệp Mỹ bao gồm Steelman Partners, Cantor Fitzgerald (tổ chức tài chính, đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính, hiện diện tại hơn 30 thị trường lớn trên thế giới), Weidner Resorts (thuộc Weidner Holdings, phát triển và quản lý nhiều khách sạn, khu phức hợp nghỉ dưỡng 5 sao ở Mỹ, châu Á…) và Tập đoàn IPP của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. 

nhung-du-an-thap-cao-tang-ty-do-o-thu-thiem

Dự án 4 tỷ USD với tòa tháp 70 tầng mà nhà đầu tư Mỹ đề xuất. Ảnh: HM.

Theo hồ sơ dự án, đây sẽ là khu phức hợp nằm trong Khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô khoảng 11ha với tổ hợp 70 tầng, có trên 10 hạng mục trung tâm hội nghị, khách sạn cao cấp, khu bán lẻ, khu vui chơi giải trí, nhà hát opera… Riêng với tòa tháp văn phòng được kỳ vọng sẽ là trung tâm tài chính - chứng khoán, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến làm việc. Dự án trên dự kiến triển khai trong thời gian 3 năm 2 tháng, với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD. 

Tiến độ của dự án được nhà đầu tư tính toán như sau: 15 tháng đầu sẽ là thời gian để hoàn thành thiết kế chi tiết hạng mục công trình, giai đoạn xây dựng sẽ kéo dài 2 năm 5,5 tháng, giai đoạn này được phân bổ thành 6 hạng mục khác nhau từ làm móng cho tới giao thông của tòa nhà và đưa vào vận hành thử nghiệm trong vòng 3 tháng.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), một trong 4 cổ đông đề xuất đầu tư dự án cho biết, các nhà đầu tư đã hoàn tất các khâu chuẩn bị vốn, thiết kế bản vẽ nên chờ chỉ đạo của UBND TP HCM và Chính phủ chấp thuận, cấp giấy phép đầu tư là triển khai ngay.

Cũng chộn rộn từ tháng 4 đến nay, một dự án "khủng” khác của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đang kỳ vọng sẽ được triển khai trong tháng 7 năm nay là Thu Thiem Eco Smart City với vốn đầu tư lên tới 2,2 tỷ USD. 

Đại diện của Lotte cho biết, hôm 15/4 công ty đã có buổi gặp gỡ với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng để trình bày về ý tưởng của dự án và được tán thành. Tuy nhiên, để được chấp thuận Lotte cũng đang chờ ý kiến chỉ đạo của Chính Phủ. Tổng số vốn đầu tư mà liên doanh Lotte cam kết rót vào khoảng 2,2 tỷ USD. Dự án có diện tích khoảng 16,71 ha bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, khu căn hộ dịch vụ, văn phòng, chung cư... và điểm nhấn là tòa cao ốc 50 tầng. Liên doanh nhà đầu tư này thậm chí chấp nhận ký quỹ và đóng gần 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô đất tại Thủ Thiêm và sớm triển khai dự án.

Đại điện đơn vị này còn cho biết thêm, công ty đã theo đuổi dự án từ 7 năm trước, cùng thời điểm triển khai Lotte Center ở Hà Nội nhưng do còn nhiều vướng mắc nên dự án kéo dài cho tới nay.

nhung-du-an-thap-cao-tang-ty-do-o-thu-thiem-1

Tòa tháp 86 tầng đang được xây dựng.

Một dự án nổi bật khác đã nhận được sự đồng ý của Thành phố từ 2014 là Tháp quan sát Emprie City nằm trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Công trình này được coi là điểm nhấn của trung tâm mới tại quận 2. Dự án đã được UBND Thành phố cho phép liên doanh Tiến Phước - Keppel Land (Singapore) thực hiện trên khu đất 8,7 ha và sẽ là công trình cao nhất tại TP HCM khi hoàn thành với 86 tầng. Phần chân đế tháp quan sát sẽ thành trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí... với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Dự án đã được triển khai xây dựng từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo 4 giai đoạn.

Trao đổi với VnExpress, đại diện Ban quản lý khu đô thị Thủ Thiêm cho biết, nhu cầu vốn cho khu đô thị này là rất lớn. Khá nhiều nhà đầu tư ngỏ ý xây dựng các tòa tháp cao, tuy nhiên, tới nay mới chỉ có dự án tòa tháp 86 tầng được cấp phép và triển khai từ năm 2015. Còn dự án của liên doanh các công ty con của Tập đoàn Lotte đã trình Chính phủ và được chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Riêng với dự án 4 tỷ USD xây khu phức hợp có tòa tháp cao 70 tầng của các nhà đầu tư Mỹ, theo Ban quản lý Thủ Thiêm, đơn vị đã 2 lần gặp gỡ nhóm nhà đầu tư Mỹ. Phía nhà đầu tư này mới chỉ trình bày ý tưởng chứ chưa có hồ sơ hay phác thảo dự án chi tiết gửi tới ban quản lý. Tuy nhiên, sau quá trình họp nghe ý tưởng, ban quản lý cũng đã báo cáo UBND TP HCM xem xét.

Năm 2003, Công ty tư vấn của Mỹ là Sasaki được chọn để lên quy hoạch nhằm biến Thủ Thiêm thành một khu trung tâm thương mại và tài chính tầm cỡ quốc tế (sánh ngang với Thượng Hải, Duba…). Nơi đây sẽ là một khu đô thị phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở vật chất hiện đại với điều kiện môi trường cảnh quan tự nhiên để nâng cao chất lượng sống và làm việc. Khu phức hợp bao gồm các dự án trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, dân cư đa chức năng và các dự án văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của TP HCM.

Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm thuộc địa bàn các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, một phần phường Bình An, Bình Khánh và được chia làm 5 khu vực chính gồm: Khu lõi trung tâm chính, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư dọc đại lộ Mai Chí Thọ, Khu dân cư phía Đông, Khu châu thổ phía Nam. Dân số cư trú thường xuyên tại đây là khoảng 145.400 người, sẽ có hơn 217.000 người đến làm việc thường xuyên và khoảng một triệu khách vãng lai ghé đến trong các dịp lễ hội.  

Thi Hà

Chiều nay tư vấn trực tuyến vay tiêu dùng hiệu quả

14h30 chiều nay, ông Godfrey Swain, Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ ngân hàng VIB sẽ tư vấn cho độc giả cách vay tiêu dùng hiệu quả.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Theo thống kê của StoxPlus mới đây, quy mô cho vay tài chính tiêu dùng của Việt Nam tăng gần gấp rưỡi, lên 15,12 tỷ USD trong năm 2015.

Lãi suất luôn là một trong những yếu tố hấp dẫn đầu tiên với khách hàng khi lựa chọn ngân hàng đi vay. Song, trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, bên cạnh lãi suất, một số ngân hàng còn phân tích nhu cầu, xu hướng, kế hoạch tài chính của khách hàng để tư vấn và hoạch định một cách toàn diện.

Bên cạnh đó, với xu hướng hợp tác ngân hàng - bảo hiểm, sự hỗ trợ từ ngân hàng ngày càng mang tính toàn diện hơn, từ vay đảm bảo nhu cầu của cuộc sống, lên kế hoạch cho tương lai đến yếu tố dự phòng như bảo hiểm... Qua đó, người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin về các gói vay ưu đãi và nhận được sự trợ giúp để hoạch định tương lai tốt nhất cho bản thân, gia đình.

polyad

Ông Godfrey Swain - Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ VIB.

Thực tế, thời gian qua, nhu cầu vay tiêu dùng được ghi nhận tại các ngân hàng khá cao, trong đó, mua bất động sản, mua xe hơi, du học, đầu tư giáo dục... đang là những khoản vay được nhiều người lựa chọn. Dù vậy, không ít trường hợp có muốn mua sắm, tiêu dùng vẫn e ngại thủ tục ngân hàng phức tạp, số khác băn khoăn về hạn mức vay, thời hạn trả nợ...

Để giải đáp các thắc mắc của độc giả xung quanh vấn đề vay tiêu dùng, lúc14h30 chiều 1/6, VnExpress tổ chức buổi tư vấn trực tuyến "Vay tiêu dùng hiệu quả".

Vị chuyên gia của VIB sẽ giúp người vay hoạch định đầu tư cho tương lai với sự hỗ trợ từ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tiết kiệm, vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng. Ông cũng phân tích lợi ích của các gói ưu đãi hiện có và chỉ ra sự tiện lợi khi khách hàng sử dụng tất cả các gói dịch vụ sản phẩm bán lẻ tại duy nhất một ngân hàng. Bên cạnh đó, ông Godfrey Swain cũng giới thiệu chương trình “Vun đắp tương lai cùng VIB” với những sản phẩm ưu đãi hướng trọng tâm vào giáo dục.

Ông Godfrey Swain tốt nghiệp cử nhân kinh doanh tại Đại học Monash (Australia), hoàn tất chứng chỉ quản trị chiến lược của Học viên quản lý Henley (Anh), đã tham dự nhiều khóa đào tạo liên quan tới lĩnh vực ngân hàng tại Anh, Australia và Hong Kong. Gia nhập VIB với chức danh Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ từ tháng 11/2014, ông đã áp dụng thành công các trọng tâm về định hướng chiến lược, phát triển sản phẩm mới, cũng như các giải pháp hướng tới khách hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng.

Thanh Thư

Mô hình trồng cây online cho hiệu quả kinh tế cao

Dự án được Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Sơn (HSAgri) xây dựng, mở ra một hướng đi mới cho nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, nhiều người muốn trồng cây và sử dụng sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng nhưng lại không có quỹ đất, thời gian, kinh nghiệm chăm sóc... Nhận thấy nhu cầu đó, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên HSAgri đã xây dựng chương trình trồng cây online với mong muốn đáp ứng sở thích của mọi người đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mô hình góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng công nghệ cao, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội thiết thực hơn.

polyad

Dù là mô hình nông nghiệp nhưng HSAgri lại được thiết kế linh động trong việc kết hợp những ứng dụng mạng truyền thông, mạng xã hội cũng như phương tiện Internet, điện thoại phổ biến hiện nay. Khi khách hàng mua gói dịch vụ trồng cây online tại HSAgri, công ty sẽ cập nhật thông tin qua những phương tiện như điện thoại, facebook, zalo, website, viber, gmail… Khách hàng chỉ cần ở nhà và cập nhật thông tin về cây trồng qua những kênh này.

polyad

Không chỉ mang những sản phẩm nông nghiệp sạch tới khách hàng, mô hình này còn mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà đầu tư. Công ty mong muốn góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp sạch cũng như góp phần xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh. Ngoài ra, công ty còn nghiên cứu và cung ứng ra thị trường nhiều loại cây giống nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, mang lại những giá trị thiết thực cho giá trị nền kinh tế Việt Nam. Chi tiết xem tại đây.

Liên hệ: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Sơn
Địa chỉ: 72 đường số 9, phường 9, quận Gò Vấp, TP HCM
Hotline: 0873 008 492
ĐT: 0941 482 480,  0937 798 492 (Anh Sơn); 01636 453 464 (Anh Phú); 0986 567 309 (Anh Chung)
Email: hoangsonhsa@gmail.com
Website: nongnghiephoangson.com

(Nguồn: Hoàng Sơn)

Doanh nhân Venezuela chật vật bám trụ quê hương

Đã 5 tháng nay, Alejandro Martinez không thể đến nhà máy, vì sợ bị nhóm côn đồ giết hoặc bắt cóc.

Martinez (40 tuổi) có một nhà máy tại khu vực rất phức tạp ở thủ đô Caracas (Venezuela). Ở đây có một nhóm đầu gấu trang bị vũ khí, thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp phải "trả thuế" thì mới không bị chúng tấn công.

"Chúng sẽ dí súng vào đầu những ai không trả loại thuế này và đe dọa sẽ giết hoặc bắt cóc họ", ông nói. Tuy nhiên, Martinez lại không muốn trả tiền, hùa theo những hành động phạm pháp của chúng. Thế nên ông đành chọn cách ngồi nhà.

Martinez bị liệt sau một tai nạn lướt sóng năm 20 tuổi. Ông là chủ của Discapaland - công ty duy nhất ở Venezuela chuyên thiết kế các sản phẩm dành cho người khuyết tật, như nạng, đường dốc cho xe lăn, và xà kép.

doanh-nhan-venezuela-chat-vat-bam-tru-que-huong

Alejandro Martinez không thể đến nhà máy vì nhóm côn đồ. Ảnh: BBC

Sau khi chứng kiến một người bạn bị bắt cóc vì không trả "thuế bảo vệ", ông bắt đầu lo sợ rằng nhóm côn đồ kia sớm muộn gì cũng sẽ chĩa súng vào đầu ông. Tất nhiên, bạn ông sau đó cũng được thả ra sau khi gia đình bà trả cho chúng một khoản tiền chuộc.

"Ngày nào tôi cũng bị dày vò bởi tâm lý sợ hãi ấy. Cứ nghĩ đến việc mình có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo bị bắt cóc là tôi là không thể yên tâm làm việc được", ông Martinez nói.

Kết quả là, suốt 5 tháng qua, ông Martinez và hai nhân viên của mình không tới nhà máy làm việc. Họ sống nhờ vào việc bán một số sản phẩm tồn kho của công ty. Lần gần đây nhất Martinez tới thăm nhà máy là vào tháng 12/2015. Ông cho biết không còn khả năng đối phó lại nhóm mafia tư xưng là "Công đoàn" đó.

Nhưng dù không bị các nhóm đầu gấu có vũ trang đe dọa, đây vẫn là thời điểm rất khó khăn để kinh doanh ở Venezuela, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng cao.

Theo báo cáo "Doing Business 2016" của Ngân hàng Thế giới, Venezuela là nền kinh tế khó làm ăn thứ 4 thế giới, sau Nam Sudan, Libya và Eritrea. Nước này có điểm rất thấp ở 10 chỉ tiêu đánh giá, từ mức độ dễ dàng để khởi nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư cho tới xuất - nhập khẩu.

Kinh tế Venezuela đang tiếp tục lún sâu vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua. GDP nước này được dự báo giảm 8% năm nay. Hai thách thức lớn nhất với doanh nghiệp nhỏ tại Venezuela là lạm phát cao nhất thế giới - gần 700% và những biện pháp kiểm soát ngoại tệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, những áp đặt của chính phủ về giá cả đối với khu vực tư nhân và nạn tham nhũng cũng là những trở ngại lớn.

Trong bối cảnh này, ba nhà sáng lập ra nhà máy bia Coronarias (Caracas) – anh Juan Manuel Torres, Daniel Dimas, và Rafael Rojas cũng đành phải buôn lậu các nguyên liệu thô cần thiết, như lúa mạch và hoa bia, để sản xuất bia trong nước.

"Chúng tôi nhét các nguyên liệu vào hành lý mỗi khi đi ra nước ngoài. Đó có lẽ là giải pháp duy nhất", anh Juan Manuel Torres, 24 tuổi, cho biết. Ba người tiết lộ rằng họ cũng phải mua USD từ chợ đen. 

Đổi lại, nhà máy ở phía đông Caracas của họ lại có thể sản xuất ra 1000 lít bia mỗi tháng. "Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho khách hàng của chúng tôi rồi", họ nói.

Điều kiện kinh tế khó khăn càng càng làm tăng xu hướng di cư của người Venezuela. Theo ước tính, 1,5 triệu người - gần 6% dân số - đã di cư ra nước ngoài từ năm 2010.

doanh-nhan-venezuela-chat-vat-bam-tru-que-huong-1

Anh em nhà Maduro chụp ảnh cùng một người bạn. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nhân trẻ khác quyết tâm ở lại với nỗ lực cải thiện đất nước. Ba anh em nhà Maduro, gồm Alejandro (27 tuổi), Enrique (24 tuổi), và Carlos (30 tuổi) là một ví dụ điển hình. Họ thành lập và quản lý chuỗi siêu thi Rapikito (gồm 4 siêu thị nhỏ) từ năm 2012 bằng cả tiền túi và đi vay ngân hàng.

Do tình trạng thiếu thực phẩm trầm trọng tại Venezuela, hiện họ không thể tìm được nguồn cung bánh mỳ, rau hay thịt. Vì vậy, Rapikito tập trung bán khoai tây chiên, bánh kẹo, rượu và nước ngọt.

Anh Alejandro cho biết, họ vẫn bám trụ với việc kinh doanh hiện tại nói riêng và Venezuela nói chung, bất chấp lạm phát trên trời và các biện pháo kiểm soát của Chính phủ. "Nếu chúng tôi mà rời đi, Venezuela còn lại cái gì nữa?", anh nói.

Martinez cũng vậy. Dù bị ám ảnh tâm lý, ông cho biết sẽ xây một nhà máy mới tại khu vực an toàn hơn của Caracas. Ông nói: "Chúng ta cần phải dần quen với cụm từ "Made in Venezuela".

Kim Dung (theo BBC)

Chất lượng sản phẩm online có đúng như quảng cáo

Ngành thương mại điện tử có thể phát triển được không khi giá trị thực tế của hàng hóa đôi lúc khác xa với quảng cáo trên website? (Thành Tâm, Hà Nội)

Trả lời:

Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015, việc hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo vẫn là một trong những trở ngại lớn trong thương mại điện tử.

Để khắc phục điều này đòi hỏi có sự thay đổi nhận thức đúng đắn từ phía người bán hàng và sự thông thái của người tiêu dùng để lựa chọn website bán hàng uy tín khi mua hàng.

Hiện nay, phần lớn các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn đều đã có tính năng cho người mua hàng để lại nhận xét về mặt hàng cũng như về người bán, tạo điều kiện tham khảo cho người mua hàng sau. Ngoài ra, việc các sàn hoặc website thương mại điện tử cho phép người mua trả lại hàng khi không hài lòng về sản phẩm (giày, quần áo không vừa size hoặc bị lỗi) cũng dần trở nên phổ biến. Những động thái tích cực này của các website thương mại điện tử hy vọng sẽ giúp người tiêu dùng an tâm và thiện chí hơn với mua hàng online.

Chuyên gia Cục Thương mại Điện tử

Giám đốc kỹ thuật số ngày càng có giá

Nhiều hãng bổ nhiệm chức danh giám đốc kỹ thuật số phụ trách truyền thông trực tuyến nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử.

Giám đốc kỹ thuật số (Chief Digital Officer - CDO) là vị trí quan trọng trong nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ. CDO sẽ tiến hành các chiến dịch marketing kỹ thuật số, quản lý tiếp thị và thúc đẩy thương mại điện tử.

giam-doc-ky-thuat-so-ngay-cang-co-gia

Tháng 2 vừa qua, hãng sản xuất đồ thể thao Nike đã bổ nhiệm Adam Sussman vào vị trí giám đốc kỹ thuật số phụ trách chiến lược và phát triển toàn cầu của thương hiệu. Nhà bán lẻ cao cấp LVMH Group cũng mời Ian Rogers đang là CEO Beats Music về làm CDO cho mình.

Tháng 6 năm ngoái, chuỗi bán lẻ hàng may mặc Boot Barn thuê Jon Kubo đảm nhiệm mảng marketing số. Trước đó, Kubo phụ trách vị trí tương đương tại hãng bán lẻ quần áo The Wet Seal từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.

Ông Denise Kramp - Giám đốc vùng Bắc Mỹ của công ty cung cấp nhân sự cao cấp Korn Ferry cho biết, trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhân sự cao cấp về quản trị kinh doanh kỹ thuật số ngày càng tăng ở các hãng bán lẻ. Điều này thể hiện đúng xu thế thị trường bán hàng trực tuyến tại Mỹ đã tăng trưởng 14,6% trong năm qua, so với mức chỉ 3,1% trong 5 năm gần nhất.

"Kỹ thuật số không còn quá xa lạ với doanh nghiệp và nó giúp người dùng tiếp cận thương hiệu ở bất cứ đâu, từ bất cứ nơi nào. Do vậy, các hãng cần tuyển người tài để đẩy mạnh yếu tố này cũng là điều hiển nhiên", ông Denise Kramp nói.

Theo bà Rose Hamilton - người đã gia nhập chuỗi bán lẻ sản phẩm dinh dưỡng Vitamin Shoppe tháng 11 năm ngoái với vai trò CDO, giám đốc kỹ thuật số có nhiệm vụ rất rộng. Hiện bà Hamilton quản lý đội ngũ nhân viên 60 người gồm bộ phận thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng, phương tiện truyền thông xã hội, phân tích và quản lý sản phẩm kỹ thuật số.

"Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích toàn bộ quy trình của khách hàng. Điều này giúp công ty hiểu được nhu cầu của họ, người dùng cần thông tin và trợ giúp gì, có những yêu cầu đặc biệt ra sao, xu hướng thay đổi thế nào, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp", bà Hamilton chia sẻ.

Tuy chưa từng đảm trách vị trí này nhưng Hamilton vẫn điều hành tốt nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử tại đại gia bán lẻ Best Buy và chuỗi bán lẻ quần áo Ann Taylor.

"CDO phải có tầm nhìn và kỹ năng lãnh đạo, thúc đẩy và tạo nên sự thay đổi hiệu quả. Họ sẽ phải làm việc mới mọi phòng ban, từ chuỗi cung ứng, đội ngũ bán hàng, truyền thông... để hiểu rõ cách thức vận hành, những tồn tại trong hệ thống. Từ đó mới xây dựng được chương trình truyền thông số hiệu quả, kịp thời và phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp", bà Hamilton nhấn mạnh.

Ông Margot McShane - chuyên gia tiêu dùng kỹ thuật số tại công ty tuyển dụng Russell Reynolds Associates cho rằng, giám đốc kỹ thuật số chỉ là bước đệm để bước lên những vị trí cao hơn trong doanh nghiệp thương mại điện tử.

Đơn cử tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ Target Corp đã cất nhắc CDO Jason Goldberger lên vị trí phó chủ tịch công ty kiêm giám đốc kinh doanh. Jason Goldberger đã hoành thành tốt việc quảng bá trên các kênh kỹ thuật số ở mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty, tăng doanh số bán hàng trực tuyến.

Nhận xét về sự thăng tiến của mình, Jason Goldberger cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của marketing kỹ thuật số và tương lai sáng sủa cho vị trí CDO ở nhiều công ty trong thời gian tới.

Minh Trí

Chán Trung Quốc, Nhật Bản đổ tiền sang Đông Nam Á

Đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á ngày càng tăng, do tiềm năng phát triển và chi phí nhân công rẻ, trong bối cảnh nước này vẫn căng thẳng với Trung Quốc.

2015 là năm thứ 3 liên tiếp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào ASEAN vượt đầu tư vào Trung Quốc và Hong Kong. Theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), tốc độ này đang tăng lên.

Đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN đã tăng gần gấp 3 so với 5 năm trước, lên 20.100 tỷ yen (180,9 tỷ USD) cuối năm ngoái, số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết.

Sau tranh chấp trên biển Hoa Đông năm 2012, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc chậm dần. Nhiều công ty Nhật Bản phải đa dạng hóa để phân tán rủi ro đầu tư. Tăng trưởng Nhật Bản giảm dần và dân số nước này già đi cũng khiến các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội ngoài châu Á.

"Các thị trường ASEAN rất hấp dẫn, theo góc nhìn của Nhật Bản", Ma Tieying – nhà kinh tế học tại DBS Group nhận xét trên Bloomberg, "rất nhiều nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, nhờ cơ cấu dân số trẻ và thu nhập bình quân đầu người thấp". Sự cởi mở của các thị trường trong khu vực này, cùng chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc cũng là các yếu tố hấp dẫn.

Trong một khảo sát về kế hoạch đầu tư năm 2015, khoảng 48% công ty cho biết có dự định tăng hoạt động tại Trung Quốc, giảm so với 73% năm 2011. Một khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cho thấy khoảng 56% công ty nước này muốn mở rộng hoạt động sang Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Hà Thu

Việt Nam mất 15.000 tỷ đồng vì hạn hán, xâm ngập mặn lịch sử

Thiên tai tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016 được đánh giá là chưa từng có và đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế.

Vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) vừa có báo cáo tình hình hình hạn hán, xâm nhập mặn và hải sản chết bất thường. Theo đó, ngành nông nghiệp và thuỷ sản chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, nhiễm mặn và tình trạng hải sản chết bất thường ở các tỉnh miền Trung.

viet-nam-mat-15000-ty-dong-vi-han-han-xam-ngap-man-chua-tung-co-trong-lich-su

Hạn hán, xâm ngập mặn đã khiến WB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam còn 6,2%. Ảnh: A.X

Các khu vực bị ảnh hưởng nặng là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, khu vực Nam Trung Bộ đã có gần 23.000ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước. Con số này được dự báo có thể tiếp tục tăng lên 57.100 ha. Các tỉnh có diện tích thiệt hại lớn nhất là Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hoà.

Thiếu nước và hạn hán ảnh hưởng lớn đến diện tích cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với tổng tổng diện tích lần lượt là 15.823ha và 28.000ha.

Thống kê thiệt hại của Vụ kinh tế Nông nghiệp cho thấy, tính đến hết tháng tháng 5, số hộ thiếu nước sinh hoạt là 288.259. Thiệt hại về lúa lên tới 249.944 ha, hoa màu 18.960 ha, cây ăn quả 30.522 ha, cây công nghiệp 149.704 ha, thủy sản là 6.857 ha… Ước tính hạn hán, xâm ngập mặn đã làm thiệt hại khoảng 15.183 tỷ đồng.

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016 được đánh giá là nghiêm trọng nhất và chưa từng có trong lịch sử. Việc này đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của người dân và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Thế giới theo đó đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 từ 6,5% xuống còn 6,2% trong lần công bố giữa tháng 4 vừa qua do hiện tượng này.

Về tình hình hải sản chết bất thường tại miền Trung, Vụ Kinh tế Nông nghiệp cho rằng việc này đã ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt. Theo đó, sản lượng khai thác trong tháng 5 ước đạt 247.900 tấn, dù vẫn tăng 1,5% so với cùng kỳ, song tốc độ tăng thấp hơn.

Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng tháng 5 đạt 614.200 tấn, trong đó sản lượng cá và tôm giảm nhẹ. Tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước đạt 2,45 triệu tấn.

Gói 30.000 tỷ được gia hạn giải ngân đến hết năm 2016

Cá nhân mua nhà để ở theo gói 30.000 tỷ đồng đã được ngân hàng cam kết cho vay trước 31/3 vẫn được giải ngân tiếp theo chương trình hỗ trợ với lãi suất ưu đãi.

Chiều ngày 31/5, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin chính thức về phương án xử lý các trường hợp vay mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ kịp thời cho người dân mua nhà ở xã hội. Theo đó, cùng với việc trình Chính phủ gia hạn chương trình cho vay, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục giải ngân cho vay với các cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng trước 31/3. Lãi suất cho vay được áp dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa khách hàng và nhà băng.

goi-30000-ty-duoc-gia-han-giai-ngan-den-het-nam-2016

Các cá nhân vay mua nhà gói 30.000 tỷ đã được ngân hàng cam kết cho vay trước tháng 4 sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi. Ảnh: A.Q.

Tuy nhiên, việc gia hạn này chỉ áp dụng cho khách hàng cá nhân. Còn với các chủ đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn áp dụng theo quy định cũ (dừng giải ngân từ 31/3).

Cũng theo số liệu từ cơ quan này, hiện gói 30.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng thương mại cam kết cho vay hết và thậm chí là vượt "quota". Tính đến 10/5, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 34.826 tỷ đồng. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng, đến 20/5, số tiền đã giải ngân cho khách hàng cá nhân là 21.667 tỷ đồng.

Đến nay, ý kiến của các Bộ chưa thống nhất về đối tượng và tổng số tiền đề nghị giải ngân tái cấp vốn vượt 30.000 tỷ đồng. Trong khi Bộ Tài chính có ý kiến chỉ gia hạn giải ngân tái cấp vốn với các hợp đồng tín dụng đã ký của khách hàng cá nhân thì Bộ Xây dựng lại đề xuất áp dụng việc tái cấp vốn cho cả các hợp đồng với doanh nghiệp cho đến khi giải ngân hết lượng vốn đã cam kết.

Trong thông cáo của mình, Ngân hàng Nhà nước cũng ước tính số tiền tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để giải ngân cho khách hàng cá nhân khoảng 32.738 tỷ đồng. Ngoài việc gia hạn giải ngân cho khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các nhà băng dừng giải ngân với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội và các chủ đầu tư dự án.

Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản hướng dẫn về việc gia hạn tái cấp vốn gửi các nhà băng thương mại để thực hiện.

Trước đó, nhiều người tỏ ra hoang mang, lo lắng vì thông tin các khoản tiền giải ngân sau ngày 1/6 (dù vẫn trong gói 30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở xã hội của Chính phủ) sẽ phải chịu lãi suất thương mại thông thường thay vì ưu đãi 5%. Lãi suất thương mại có thể cao gấp đôi và khiến nhiều người rơi vào bẫy lãi suất, không có khả năng chi trả.

Gói 30.000 tỷ được đưa ra vào đầu năm 2013, giữa lúc thị trường bất động sản đang ở đáy của cuộc khủng hoảng kéo dài từ giữa năm 2011. Tuy nhiên, sau 3 năm, gói tín dụng này liên tục phải điều chỉnh từ điều kiện, đối tượng vay vốn, lãi suất cho đến các thủ tục xác nhận...

BIDV tố chủ đầu tư chung cư Harmona nhiều lần 'bội tín'

BIDV cho rằng phía doanh nghiệp tự ý bán căn hộ cho dân và không chuyển tiền vào ngân hàng là vi phạm nghiêm trọng cam kết giữa hai bên.

Nội dung trên nằm trong thông cáo vừa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát đi sau mấy ngày xuất hiện thông tin chung cư The Harmona đón nhận thông báo thu hồi tài sản đảm bảo từ BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn trước ngày 9/6/2016, khiến gần 600 hộ dân tại đây, ước tính khoảng 2.000 người rơi vào cảnh "ngồi trên chảo lửa" vì lo ngại bị mất nhà. 

Ngân hàng này nêu rõ, từ năm 2008, Công ty cổ phần Thanh Niên đã có quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Sài Gòn để thực hiện dự án The Harmona. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của dự án và quyền tài sản phát sinh từ dự án. Tài sản bảo đảm đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

"Việc BIDV Bắc Sài Gòn nhận thế chấp dự án The Harmona là đúng theo quy định của pháp luật", thông cáo nhấn mạnh và cho biết việc yêu cầu Công ty cổ phần Thanh Niên thực hiện nghĩa vụ trả nợ phù hợp với các quy định, đồng thời cho biết nhà băng không phát ngôn "đuổi người dân ra khỏi nhà". 

bidv-to-chu-dau-tu-chung-cu-harmona-nhieu-lan-boi-tin

BIDV cáo buộc Công ty Thanh Niên liên tục "bội ước".

Liên quan đến việc thế chấp và giải chấp tài sản bảo đảm, ngân hàng cho hay, BIDV Bắc Sài Gòn đã nhận thế chấp tài sản bảo đảm là dự án The Harmona từ năm 2008, tức là trước khi chủ đầu tư bán căn hộ cho người mua. Trong tất cả các hợp đồng tín dụng ký kết giữa BIDV Bắc Sài Gòn và Công ty Thanh Niên liên quan đến việc tài trợ dự án The Harmona đều có điều khoản nêu rõ việc chuyển nhượng tài sản khi chưa trả hết nợ phải có ý kiến chấp thuận của ngân hàng và tiền bán hàng từ dự án phải được chuyển về tài khoản tại BIDV để thu nợ.

"Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 136 tỷ đồng tiền bán căn hộ được chuyển về BIDV Bắc Sài Gòn, trong đó ngân hàng đã giải chấp đối với 19 căn hộ đã nộp đủ tiền qua tài khoản của BIDV Bắc Sài Gòn, tương ứng với 1.424m2, giá trị giải chấp tương đương 40 tỷ đồng.

Theo BIDV, việc Công ty cổ phần Thanh Niên bán hết căn hộ cho khách hàng mà không chuyển tiền về tài khoản của BIDV Bắc Sài Gòn đã vi phạm cam kết giữa hai bên.
Do đó, Công ty cổ phần Thanh Niên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc không thực hiện được giao dịch mua bán nhà theo đúng quy định của pháp luật và cam kết đối với BIDV Bắc Sài Gòn cũng như các bên liên quan.

Ngân hàng này giải thích thêm, từ đầu năm 2016 đến nay, BIDV Bắc Sài Gòn đã nhiều lần nhắc nhở Công ty Thanh Niên không thực hiện việc trả nợ và để phát sinh nợ quá hạn cũng như đã nhiều lần làm việc với đơn vị này để lên phương án trả nợ.

Cụ thể vào lần thứ nhất (ngày 12/4/2016), Công ty cổ phần Thanh Niên (bên vay), Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình (bên bảo đảm) có cam kết với BIDV Bắc Sài Gòn là trước ngày 15/4/2016 sẽ làm việc với tổ chức tín dụng khác để mua lại toàn bộ nợ vay của Công ty cổ phần Thanh Niên tại BIDV Bắc Sài Gòn.

Lần thứ hai (ngày 28/4/2016), Công ty Thanh Niên cam kết với BIDV Bắc Sài Gòn chậm nhất đến ngày 15/5 sẽ thanh toán 300 tỷ đồng bao gồm toàn bộ nợ gốc và một phần lãi vay. Trong trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp là dự án The Harmona tại 33 Trương Công Định để tất toán nợ vay.

Lần thứ ba (ngày 29/4/2016), Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình và BIDV Bắc Sài Gòn tiếp tục có thoả thuận là chậm nhất đến ngày 20/5/2016, nếu Công ty Thanh Niên chưa thanh toán hết nợ quá hạn thì Công ty Tân Bình đồng ý bàn giao tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thế chấp là dự án The Harmona tại 33 Trương Công Định để ngân hàng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay. Ngân hàng sẽ thông báo đến Ban quản lý chung cư The Harmona, các cơ quan chính quyền địa phương để tiến hành thu hồi tài sản đảm bảo.

Thế nhưng, đến ngày 24/5/2016, Công ty Thanh Niên vẫn chưa thanh toán bất kỳ một khoản nợ nào như đã cam kết. Vì vậy, BIDV Bắc Sài Gòn đã phát hành thông báo số 840 "yêu cầu Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình và Ban quản lý chung cư The Harmona thu xếp, thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản bảo đảm nêu trên cho ngân hàng để "xử lý theo thỏa thuận".

Ngân hàng cũng cho biết, căn cứ theo Nghị định 163 và quy chế cho vay về giao dịch bảo đảm và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thế chấp, trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp này, Công ty cổ phần Thanh Niên đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, khoản nợ đã quá hạn và chủ đầu tư cũng cam kết sẽ bàn giao tài sản bảo đảm để ngân hàng xử lý thu hồi nợ.

"Do đó, việc BIDV Bắc Sài Gòn yêu cầu Công ty cổ phần Thanh Niên xử lý tài sản đảm bảo theo đúng Nghị định 163 là phù hợp với quy định của pháp luật. Việc phát hành thông báo gửi các bên liên quan và yêu cầu chủ đầu tư bàn giao tài sản bảo đảm hoàn toàn hợp pháp và không trái với quy định của pháp luật hiện hành", ngân hàng này tái khẳng định.

Nhận được thông báo trên, ngày 25/5/2016, Công ty cổ phần Thanh Niên đã có văn bản thừa nhận chưa thực hiện đúng cam kết trả nợ theo như biên bản làm việc ngày 29/4 và tiếp tục cam kết chậm nhất đến 3/6/2016 sẽ thanh toán toàn bộ nợ gốc, đồng thời đề nghị BIDV Bắc Sài Gòn thu hồi lại văn bản số 840 để tránh ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của công ty này.

BIDV cho rằng, với thiện chí hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trả nợ, ngày 26/5/2016, BIDV Bắc Sài Gòn và Công ty Thanh Niên tiếp tục lập biên bản làm việc thống nhất để Công ty Thanh Niên cam kết sẽ tất toán toàn bộ khoản vay tại BIDV Bắc Sài Gòn trước ngày 15/6/2016 và sẽ tiến hành giải chấp tài sản thế chấp sau khi Công ty cổ phần Thanh Niên thanh toán hết toàn bộ khoản vay tại BIDV Bắc Sài Gòn.

Về vấn đề công khai thông tin với người mua, BIDV cho biết, theo quyết định 172 về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại và căn hộ tại số 33 Trương Công Định, quận Tân Bình có nêu rõ, chủ đầu tư có nghĩa vụ liên hệ với BIDV Bắc Sài Gòn để được chấp thuận xây dựng trên khu đất đang thế chấp.

"Quyết định này đã thể hiện nội dung tài sản đang thế chấp tại BIDV Bắc Sài Gòn. Các hợp đồng mua bán căn hộ căn cứ trên quyết định số 172 nên thông tin về tài sản quyền sử dụng đất tại đây đã được công khai với người mua nhà", ngân hàng này lý giải.

Dự án chung cư The Harmona tọa lạc tại đường Trương Công Định, Tân Bình, trên khuôn viên đất rộng 9.137m2, gồm 3 block nhà cao 19 tầng, quy mô khoảng 600 căn. Công trình được khởi công xây dựng từ quý IV/2009, chào bán rộng rãi ra thị trường từ năm 2010 với giá phổ biến khoảng 20 triệu đồng mỗi m2.

Chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Thanh Niên cam kết sẽ bàn giao căn hộ vào quý I/2012 tuy nhiên do khó khăn tài chính, phải đến quý II-III/2013 doanh nghiệp mới bàn giao những block đầu tiên. Thế nhưng, đến cuối tháng 5/2016 cư dân sống trong tòa nhà này tiếp tục đón cú sốc bị Ngân hàng BIDV ra tối hậu thư siết nợ vào tháng 6 tới.

Cụ thể, ngày 24/5 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn phát văn bản yêu cầu Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình thực hiện bàn giao tài sản thế chấp là chung cư Harmona. Thời gian thực hiện bàn giao tài sản là 9h ngày 9/6/2016.

Văn bản nêu rõ, do Công ty cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình đã sử dụng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 3, Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM (tức chung cư Harmona) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay của Công ty cổ phần Thanh Niên. Hiện khoản nợ vay của Công ty Thanh Niên đã quá hạn nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Hoài Thu

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Đại chiến gia tộc trong các công ty châu Á

Thứ ba, 31/5/2016 | 13:00 GMT+7

Thứ ba, 31/5/2016 | 13:00 GMT+7

Con trai loại bố ra khỏi công ty, anh chị kiện em đòi chia tài sản hay cha con bất đồng quan điểm quản trị là những scandal đình đám trong lòng các đế chế kinh doanh châu Á.

1. Lotte Group

Năm ngoái, Shin Kyuk-ho - nhà sáng lập 94 tuổi của Lotte Group đã bị chính con trai út – Shin Dong-bin hất cẳng khỏi chức vụ lãnh đạo. Lý do Dong-bin đưa ra là vì tuổi tác và bệnh tật, cha mình “gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn”.

Cuộc chiến tiếp diễn vào tháng 12/2015, khi ông cùng con trai cả – Shin Dong-joo kiện Dong-bin và các thành viên hội động quản trị khác của Lotte Holdings vì “bị sa thải bất hợp pháp”.

2. Reliance Industries

Khi Dhirubhai Ambani – nhà sáng lập của tập đoàn đa ngành Ấn Độ - Reliance Industries qua đời năm 2002, ông đã chẳng để lại di chúc nào cả. Việc này đã đẩy hai người con trai - Mukesh và Adil vào một cuộc chiến quyết liệt giành quyền kiểm soát công ty.

Mọi việc chỉ chấm dứt năm 2005, khi mẹ của họ - bà Kokilaben Ambani can thiệp và phân chia quyền kiểm soát công ty cho hai người con.

3. EVA Airways

Chang Kuo-Wei là người thừa kế sáng giá nhất của Evergreen Group, sau khi cha mình - Chang Yung-fa qua đời tháng 1 năm nay. Kuo-Wei khi đó cũng đang là Chủ tịch Eva Airways.

Tuy nhiên, khi chuyến bay của ông vừa hạ cánh xuống Singapore hồi tháng 3/2016, ông nghe tin mình đã bị hất cẳng khỏi hãng bay Đài Loan (Trung Quốc). Ba người anh cùng cha khác mẹ của Kuo-Wei đã đứng sau việc này, thông qua hợp nhất cổ phần của họ trong hãng đóng tàu và vận tải Evergreen.

4. SJM Holdings

Tỷ phú sòng bài Macau – Stanley Ho có tới 4 bà vợ và 17 người con. Vì thế, cuộc chiến phân chia tài sản của họ cũng rất phức tạp. Trung tâm của sự việc là vào tháng 1/2011, Angela Leong - vợ 4 của ông và Pansy Ho - con gái với người vợ hai cáo buộc nhau cố giành 1,7 tỷ USD cổ phần trong SJM Holdings. Vụ việc được giải quyết vào tháng 3 cùng năm đó.

5. Sun Hung Kai

Cuộc chiến giữa anh em nhà Kwok không phải vì lý do thừa kế hay kiểm soát công ty. Trên thực tế, khi tài phiệt Kwok Tak Sang qua đời năm 1990, con trai cả của ông - Walter Kwok đã lên thay cha làm chủ tịch hãng bất động sản Sun Hung Kai (Hong Kong, Trung Quốc).

18 năm sau, Walter bị phát hiện ngoại tình với Lee Shau Kee, khi đó là một giám đốc của Sun Hung Kai. Walter sau đó bị mẹ mình đẩy khỏi quỹ đầu tư của gia đình, châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài đến năm 2014 - khi ông được khôi phục vị trí tại đây. Dù vậy, chức lãnh đạo công ty đã thuộc về hai em trai - Raymond và Thomas Kwok.

6. Otsuka Kagu

Đầu năm 2015, khi doanh thu hãng nội thất Nhật Bản - Otsuka Kagu giảm tới 37,8% so với năm trước đó, cuộc chiến đã nổ ra giữa nhà sáng lập - Katsuhisa Otsuka và con gái - Kumiko Otsuka.

Mấu chốt của cuộc tranh cãi là người cha - Katsuhisa không muốn làm theo gợi ý của Kumiko về việc thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại và cởi mở hơn. Cuối cùng, vài tháng sau đó, Kumiko là người chiến thắng và giữ lại được quyền kiểm soát Otsuka Kagu.

7. Samsung

Đây có lẽ là cuộc chiến gia tộc lớn nhất về giá trị tài sản. Chủ tịch Samsung - Lee Kun-hee đã bị anh chị mình kiện năm 2012, với hy vọng lấy được một phần công ty lớn nhất Hàn Quốc này. Họ cho rằng Lee Kun-hee đã ngăn mình nhận thừa kế năm 1987 bằng cách giấu đi tài sản của người cha. Chủ tịch Samsung đã bác bỏ điều này. Đến năm 2014, anh trai ông chấp nhận thua kiện.

Hà Thu (theo CNBC)

  • http://ift.tt/1XZdfiU
  • http://ift.tt/1X74JQa

Bộ Tài chính yêu cầu VietinBank, BIDV trả cổ tức tiền mặt

Lãnh đạo Bộ Tài chính đã có ý kiến với Thống đốc Lê Minh Hưng sau khi BIDV không trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt và VietinBank thậm chí còn không chia cổ tức, gây ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước.

bo-tai-chinh-yeu-cau-vietinbank-bidv-tra-co-tuc-tien-mat

VietinBank không chia cổ tức năm 2015 nhằm giữ lại 3.660 tỷ lợi nhuận để nâng cao năng lực tài chính. 

Thừa lệnh Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng "chỉ đạo" người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, người đại diện phần vốn Nhà nước tại các đơn vị này cũng chính là những thành viên trong ban lãnh đạo, ban điều hành.

Ban đầu, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, cả hai ngân hàng này đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó đều lỡ hẹn. Nếu như BIDV cho biết sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5% thì VietinBank thậm chí còn tuyên bố không chia cổ tức. Cả hai quyết định này đều đã được cổ đông của hai nhà băng thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra hồi tháng 4.

Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.

Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng dẫn hàng loạt những quy định về luật pháp, trong đó có Luật 69/2014 về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước là yêu cầu đơn vị đó phải nộp vào ngân sách khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn Nhà nước đầu tư.

Ngoài 2 ông lớn này, một nhà băng quốc doanh mà Nhà nước nắm giữ quyền chi phối với tỷ lệ 77% vốn là Vietcombank vẫn trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.

Bộ Tài chính đòi VietinBank, BIDV trả cổ tức tiền mặt

Lãnh đạo Bộ Tài chính đã có ý kiến với Thống đốc Lê Minh Hưng sau khi BIDV không trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt và VietinBank thậm chí còn không chia cổ tức, gây ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước.

bo-tai-chinh-doi-vietinbank-bidv-tra-co-tuc-tien-mat

VietinBank không chia cổ tức năm 2015 nhằm giữ lại 3.660 tỷ lợi nhuận để nâng cao năng lực tài chính. 

Thừa lệnh Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng "chỉ đạo" người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, người đại diện phần vốn Nhà nước tại các đơn vị này cũng chính là những thành viên trong ban lãnh đạo, ban điều hành.

Ban đầu, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, cả hai ngân hàng này đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó đều lỡ hẹn. Nếu như BIDV cho biết sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5% thì VietinBank thậm chí còn tuyên bố không chia cổ tức. Cả hai quyết định này đều đã được cổ đông của hai nhà băng thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra hồi tháng 4.

Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.

Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng dẫn hàng loạt những quy định về luật pháp, trong đó có Luật 69/2014 về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước là yêu cầu đơn vị đó phải nộp vào ngân sách khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn Nhà nước đầu tư.

Ngoài 2 ông lớn này, một nhà băng quốc doanh mà Nhà nước nắm giữ quyền chi phối với tỷ lệ 77% vốn là Vietcombank vẫn trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.

Một công ty đa cấp của Thái Lan giải thể

Công ty đa cấp của ông chủ người Thái đã tiến hành giải thể và xin rút tiền ký quỹ. Trong vòng 30 ngày, đơn vị này phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho những người tham gia trong mạng lưới.  

Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty TNHH Aim Star Network Việt Nam.

Công ty này được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 25/11/2013 và thay đổi lần thứ nhất vào ngày 11/12/2014. Doanh nghiệp có trụ sở chính tại tầng 8, phòng 806, tòa nhà văn phòng, Trung tâm thương mại Indochina Plaza Hà Nội, số 239 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Người đại diện của doanh nghiệp là Panint Jhonlerkieat, quốc tịch Thái Lan, chức vụ Tổng giám đốc. Do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đang tiến hành thủ tục giải thể nên hoạt động bán hàng đa cấp cũng chấm dứt.

Cơ quan quản lý cũng cho biết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 30/5, người tham gia bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Aim Star Network Việt Nam chưa được công ty hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định có quyền thông báo đến Cục Quản lý Cạnh tranh để được hỗ trợ giải quyết, đảm bảo quyền lợi.

Lĩnh vực đa cấp vốn được coi là nhạy cảm sau khi nhiều hoạt động biến tướng bị phát hiện, gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng. Điển hình gần đây nhất là trường hợp Công ty Liên Kết Việt đã lôi kéo, lừa đảo 45.000 người bị phát giác. 

Đây là công ty thứ 8 dừng hoạt động kinh doanh đa cấp từ sau vụ việc này bị phanh phui. Ngoài ra, Bộ Công Thương liên tục rút giấy phép của nhiều công ty đa cấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

BIDV: Ngân hàng Nhà nước mua vào 7 tỷ USD từ đầu năm

Nhà điều hành đã mua thêm khoảng 7 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối trong khi bơm ra hơn 72.000 tỷ đồng trong hai tháng 4 và 5 để góp phần đưa lãi suất VND giảm, theo Trung tâm nghiên cứu của BIDV.

Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5 của Trung tâm nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo báo cáo này, tỷ giá không có nhiều biến động, thị trường ngoại hối hoạt động ổn định, tỷ giá USD/VND có diễn biến tăng nhẹ, dao động trong biên độ 22.290 - 22.320 đồng.

bidv-ngan-hang-nha-nuoc-mua-vao-7-ty-usd-tu-dau-nam

Việc liên tục mua vào ngoại tệ từ đầu năm đã giúp dự trữ ngoại hối của VIệt Nam cải thiện đáng kể.

Dẫn số liệu cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 7 tỷ USD từ đầu năm để tăng dự trữ ngoại hối, Trung tâm nghiên cứu của BIDV cho rằng đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng lãi suất USD. "Do cán cân thương mại vẫn ở mức tích cực trong tháng 6, tỷ giá nửa cuối năm 2016 được dự báo sẽ ổn định, biến động trong biên độ 22.300-22.500 nếu các số liệu kinh tế Mỹ lạc quan", báo cáo của cơ quan này cho hay.

Trung tâm nghiên cứu của BIDV cũng cho biết, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu do tăng trưởng tín dụng VND chưa có nhiều đột biến và tăng chậm hơn tốc độ của huy động vốn. Thị trường VND liên ngân hàng tháng 5 diễn biến trái chiều so với tháng 4 khi thanh khoản dư thừa, các ngân hàng đẩy mạnh cung nguồn khiến lãi suất giảm sâu. Hơn nữa, động thái của Ngân hàng Nhà nước khi tiếp tục bơm VND (khoảng 72.000 tỷ đồng trong tháng 4 và tháng 5) ra thị trường qua kênh ngoại hối cũng giúp lãi suất giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo BIDV, trong tháng 6, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng trở lại do hoạt động bơm tiền của nhà điều hành đang tạm dừng. "Về dài hạn, áp lực tăng lãi suất sẽ tăng dần khi tín dụng chịu áp lực tăng trưởng 18-20% trong năm 2016, trong khi 4 tháng đầu năm chỉ tiêu này mới tăng tổng cộng gần 4%", báo cáo cho hay.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong tháng 6 được các chuyên gia của BIDV dự báo tiếp tục giảm do tín dụng chưa vào mùa vụ giải ngân mạnh cũng như kỳ vọng vào khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tỷ giá trung tâm cao nhất từ đầu năm, vàng SJC tăng gần trăm nghìn đồng

Với tỷ giá trung tâm được công bố ở 21.939 đồng, mỗi đôla Mỹ cũng được các ngân hàng thương mại bán ra ở 22.450 đồng trong khi giá vàng SJC mở cửa tăng nhẹ gần trăm nghìn đồng đầu ngày.

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở 21.939 đồng, tăng 12 đồng so với ngày 30/5 và tăng 43 đồng so với đầu năm. Đây cũng là mức cao nhất của tỷ giá trung tâm kể từ ngày 4/1 - ngày đầu tiên thực hiện cơ chế tỷ giá điều hành lên xuống theo ngày.

Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại sáng nay vẫn neo ở 22.450 đồng, mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây. Tại Vietcombank, VietinBank, một đôla đang được mua bán ở 22.380-22.450 đồng. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại bắt đầu được điều chỉnh tăng từ giữa tuần.

Tại thị trường vàng, mở cửa lúc 8h20 sáng nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI thu mua vàng miếng SJC ở 33,2 triệu đồng và bán ra tại 33,3 triệu một lượng. So với cuối ngày hôm qua, mỗi lượng vàng tăng 90.000 đồng ở cả hai chiều mua vào bán ra. Giá mua sỉ vẫn tháp hơn lẻ 10.000 đồng.

ty-gia-trung-tam-cao-nhat-tu-dau-nam-vang-sjc-tang-gan-tram-nghin-dong

Giá vàng sáng nay bất ngờ tăng gần trăm nghìn đồng khi mở cửa. 

Cùng lúc, tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), mỗi lượng vàng miếng SJC được doanh nghiệp này mua bán ở quanh mức này.

Trên thế giới, giá vàng giảm 0,6% đóng cửa tại 1.205,2 USD mỗi ounce sau khi giảm 1% xuống mức thấp nhất tại 1.199,6 USD. Kim loại quý này đã giảm phiên thứ 9 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 3/2015. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 6 của Mỹ giảm 0,8%, niêm yết tại 1.207,4 USD.

Trong phiên giao dịch hôm qua, vàng trong nước tiếp tục giảm giá khoảng 160.000 đồng mỗi lượng, theo sau những diễn biến trên thị trường thế giới. Trong phiên hôm qua, có lúc vàng quốc tế còn rớt xuống dưới 1.200 USD - mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2 năm nay.

Dù giá giảm nhưng thị trường trong nước lại ghi nhận có giao dịch mua bán đan xen. Tuy nhiên, số lượng tham gia giao dịch mỏng, tập trung chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ. Theo đánh giá của DOJI, thị trường vàng miếng không có sự nổi trội bởi các nhà đầu tư còn đang ẩn mình hoặc dè dặt trong từng bước đi để chờ đón những thông tin lạc quan.

Bên cạnh đó, có nhiều phân hoá trong cách thức đầu tư của các thành viên trên thị trường. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp đa số đều thu hẹp phương hướng bởi sự kỳ vọng vào những gì rõ ràng hơn trước thềm phiên họp chính sách lãi suất của Fed. Còn những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường theo hướng cảm tính chiếm chủ đạo, cũng bởi vậy mà thị trường vàng dường như cũng vắng bóng những giao dịch lớn hơn.

Giá vàng xuống dưới 1.200 USD một ounce

Kim loại quý này đang hướng tới phiên giảm giá thứ 9 liên tiếp.

gia-vang-xuong-duoi-1200-usd-mot-ounce

Mỗi ounce vàng đang hướng tới phiên giảm thứ 9 liên tiếp. Ảnh: Bloomberg.

Trong phiên đầu tuần, có lúc giá vàng giảm 1% xuống 1.199,6 USD mỗi ounce - mức thấp nhất kể từ 17/2. Như vậy, đây là lần đầu kể từ giữa tháng 2, giá vàng xuống vùng dưới 1.200 USD.

Chốt phiên hôm qua, mỗi ounce vàng mất 0,6% ở 1.205,2 USD. Vàng giao tương lai của Mỹ cũng giảm 0,8% xuống 1.207,4 USD. Sang đầu phiên Á sáng nay, giá vàng có dấu hiệu nhích nhẹ. Trong khi đó, thị trường trong nước đóng cửa hôm qua ở 33,15 -33,25 triệu đồng mỗi lượng.

Vàng đã tăng 16% kể từ đầu năm. Tuy nhiên, kim loại quý này đang hướng tới 9 phiên giảm liên tiếp, đây là đợt mất điểm kéo dài nhất từ tháng 3/2015.

Giá đi xuống phần lớn vẫn do những phát biểu của bà Janet Yellen - Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về những khả năng lãi suất sẽ tăng sớm. Fed được cho sẽ tăng lãi suất trong các tháng tới nếu nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Việc này được giới chuyên môn dự báo vào khoảng tháng 6, tháng 7.

Chủ tịch Cục Dự trữ bang Louis James Bullard hôm qua cũng cho rằng thị trường dường như đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho một đợt tăng lãi suất vào mùa hè này. Lãi suất USD tăng sẽ đẩy chi phí nắm giữ vàng lên cao. Điều này cũng đẩy giá đôla tăng. 

Trong những ngày gần đây, các giao dịch mua bán tại Anh và Mỹ cũng giảm. Hiện các nhà đầu tư vẫn ngóng chờ báo cáo bảng lương khu vực phi nông nghiệp của Mỹ tháng 5 dự kiến công bố vào cuối tuần này. Nếu kết quả tích cực, những dự báo về khả năng tăng lãi suất trong tháng 6 sẽ càng trở nên rõ ràng hơn.

Quan hệ thân hữu khiến môi trường kinh doanh méo mó

Thể chế chậm đổi mới, tình trạng thương mại hoá thiết chế công, ưu tiên nguồn lực cho một số doanh nghiệp thân hữu là những rào cản phát triển với Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra.

Cải cách thể chế, đổi mới, sáng tạo là những thông điệp chính được đưa ra trong hội thảo Khát vọng Việt Nam 2035: Vai trò của doanh nghiệp và yêu cầu hiện đại hóa thể chế được tổ chức ngày 30/5.

Trước đó, Báo cáo Việt Nam 2035 được Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Ngân hàng Thế giới thực hiện đã chỉ ra những tồn tại lớn về thể chế, tạo ra rào cản cho hoạt động tự chủ của khu vực tư nhân như năng lực yếu và trách nhiệm giải trình thấp.

quan-he-than-huu-khien-moi-truong-kinh-doanh-meo-mo

Bất cập thể chế làm cho kinh tế Việt Nam chậm phát triển. Ảnh AP

Tại hội thảo, Phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) – Nguyễn Văn Vịnh cho biết, ở thế kỷ 19, Việt Nam có kinh tế ngang bằng và thậm chí vượt xa so với một số nước trong khu vực nhưng nay lại tụt hậu và bị chính những nước khu vực bỏ lại rất xa. Ông Vịnh cho rằng nguyên nhân chính nằm ở những bất cập của thể chế. Do vậy, cần phải cải cách ngay trước khi bị bỏ lại xa hơn.

"Có rất nhiều nước có nền kinh tế tương đồng khi ấy như Hàn Quốc đã phát triển rất mạnh. Với quá trình cải cách như hiện nay, Việt Nam bị bỏ lại rất xa so với nhiều nước trên thế giới", ông Vịnh nói và nhấn mạnh thông điệp quan trọng nhất của báo cáo là đổi mới liên tục và mạnh mẽ mới có thể phát triển.

Ông Vịnh cho rằng có 3 vấn đề chính trong đổi mới thể chế. Thứ nhất, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, ở độ chín nhưng nếu không khai thác được thế mạnh thì cơ hội sẽ trôi đi. Thứ hai, động lực của Đổi mới 30 năm trước với những giải pháp thời kỳ đó giờ đã hết tác dụng nên cần đưa ra những chính sách mới mạnh mẽ hơn, phù hợp xu thế thời đại. Thứ ba, từ những năm 90 đến nay, quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng và ký kết nhiều hiệp định thương mại, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.  

"Ta đang rơi vào tình trạng trì trệ và cần phải có sự thay đổi. Những nhân tố tăng trưởng đang có xu hướng giảm, năng suất bình quân lao động gia tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Năng suất lao động giảm thì sức cạnh tranh yếu đi, làm cho kinh tế trì trệ không phát triển được", ông Vịnh nói.

Bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng thư ký VCCI nhận định nếu quyết tâm nỗ lực thì trong 20 năm nữa, Việt Nam có thể đạt mức phát triển của Hàn Quốc năm 2000. Còn nếu ngược lại, nền kinh tế sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Theo bà Hằng, mục tiêu của Báo cáo 2035 rất rõ ràng nhưng thực hiện như thế nào thì phụ thuộc vào Việt Nam. Nếu như cứ tăng trưởng 5% như hiện nay thì đến 2035 cũng chỉ đạt được mức phát triển kinh tế Brazil năm 2000.

Báo cáo Việt Nam 2035 đã chỉ rõ sự bất cập của thể chế kinh tế Việt Nam. "Nhà nước kém hiệu lực lại là một nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ năng suất và môi trường kém thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Những thiết chế công đã bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún và thiếu sự giám sát", báo cáo cho hay.

Tình trạng thương mại hóa thiết chế công tạo dư địa để một số quan chức lạm dụng thẩm quyền điều tiết thị trường, thực thi pháp luật và phân bổ quyền tài sản nhằm thu lợi cho mình và thân hữu.

Hiệu quả của Nhà nước cũng bị xói mòn bởi tình trạng thiên vị cho các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có mối quan hệ thân hữu, dẫn đến những quyết sách không minh bạch.

Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã lạm dụng quyền lực của mình trong thu hồi và kiểm soát giá đất. Tranh chấp đất đai là lý do chính của rất nhiều khiếu kiện với chính quyền và phần lớn trong số đó là do bất đồng về mức bồi thường trong thu hồi đất.

Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) – Nguyễn Đình Cung cho rằng các mối quan hệ thân hữu tràn lan đã làm môi trường kinh doanh méo mó, sai lệch và thiếu minh bạch.  

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc WB tại Việt Nam lại nhìn nhận việc nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Đứng trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, số phận các doanh nghiệp này rất mong manh. Vì vậy, bà đề nghị Việt Nam thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ, lắng nghe những đóng góp về thể chế của phía doanh nghiệp.  

"Chính phủ phải tạo điều kiện cho khu vực tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường, xác định chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân, hiện đại hóa thể chế, tạo ra mô hình Nhà nước mới, đảm bảo trách nhiệm minh bạch và giải trình", bà Victoria nói. Báo cáo 2035 đặt ra mục tiêu GDP theo đầu người sẽ đạt xấp xỉ 22.000 USD, tương đương với mức thu nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của Malaysia năm 2013.

Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc khẳng định Báo cáo Việt Nam 2035 đã định hướng tầm nhìn dài hạn trong 20 năm tới, tạo ra sự phấn khích, niềm tin ở cộng đồng doanh nghiệp. Ông Lộc nhấn mạnh, muốn doanh nghiệp, doanh nhân phát triển thì thể chế rất quan trọng. "Thể chế nào doanh nghiệp đó. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Tuy nhiên, doanh nghiệp và doanh nhân không chỉ là kết quả của thể chế mà còn tác động ngược lại, là cơ sở để thay đổi thể chế ngày càng hoàn thiện, hiện đại hơn", Chủ tịch VCCI nhận định.

Để đạt được những khát vọng, mục tiêu mà Báo cáo Việt Nam 2035 đề ra, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần cải cách theo hướng áp dụng nguyên tắc thị trường trong hoạch định chính sách kinh tế.

Các cơ quan Nhà nước tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quy định kinh tế sẽ không được tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào nhằm tránh xung đột lợi ích. Nhà nước sẽ chuyển đổi vai trò từ thiên về sản xuất kinh doanh sang xây dựng khung khổ pháp lý và kiến tạo sân chơi bình đẳng. 

"Nhà nước không những phải giảm số lượng và đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước mà phải tăng cường quản trị những doanh nghiệp Nhà nước còn lại, chấm dứt ưu đãi cho họ cũng như các doanh nghiệp tư nhân thân hữu", báo cáo nhấn mạnh. Các chuyên gia cũng cho rằng phải thiết lập ranh giới rõ ràng giữa khu vực tư nhân và quan chức Nhà nước để tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, sử dụng hiệu quả về vốn.

Lỗ hổng pháp lý dẫn đến chung cư Harmona bị siết nợ

Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, Trần Khánh Quang nhận xét, về mặt lý thuyết, hệ thống luật có đầy đủ các điều khoản quy định nhằm giám sát việc bán nhà hình thành trong tương lai cũng như bảo vệ quyền của người mua nhà.

Theo đó, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đều có những yêu cầu khá cụ thể về nghĩa vụ của chủ đầu tư như: trước khi bán nhà phải xây xong móng và có vốn đối ứng, công trình phải gắn liền với quyền sử dụng đất, khi thế chấp tài sản phải tuân thủ các hướng dẫn về giải chấp, phải tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân... Các ngân hàng cũng có những quy định rất chặt về quy trình thẩm định cho vay và kiểm tra thông tin khách vay, tài sản thế chấp trên hệ thống. Luật cũng bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho người mua nhà.

Tuy nhiên, sở dĩ có thể xảy ra tình trạng chung cư bị thế chấp 2 lần hoặc bị bán trùng căn hộ như chung cư The Harmona là do những lỗ hổng quản lý. Ông Quang chỉ ra 5 điểm mấu chốt cần lưu ý trong vụ siết nợ chung cư gây hoang mang và tranh cãi trong một tuần qua.

Thứ nhất, ngân hàng đã công chứng thế chấp đầu tiên đối với quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất nên ngân hàng không sai khi đòi tài sản đảm bảo nếu nợ quá hạn. Các phản ứng chỉ là cách thức đòi nợ chưa phù hợp.

Thứ hai, chủ đầu tư khi bán cho khách hàng từng căn thì phải có sự đồng ý của ngân hàng thông qua việc giải chấp theo quy định. Chỉ sau khi tiến hành giải chấp, chủ căn hộ mới có thể mang chính tài sản này đi thế chấp ngân hàng để vay tiền.

Thứ ba, khách hàng khi mua phải biết rõ căn hộ dự án đã thế chấp chưa, nhưng thường khách hàng không làm điều này hoặc không biết phải kiểm tra ra sao.

Thứ tư, nếu khách hàng mua căn hộ và thế chấp vay ở một ngân hàng khác thì phải có sự đồng ý và giải chấp của ngân hàng BIDV.

Thứ năm, để xảy ra sự vụ thế chấp tài sản chồng chéo 2 lần là lỗi nghiệp vụ của ngân hàng do không kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý hoặc năm.

lo-hong-phap-ly-dan-den-chung-cu-harmona-bi-siet-no

Các chuyên gia tài chính, bất động sản đánh giá, sự cố chung cư Harmona bị siết nợ xuất phát từ lỗ hổng quản lý quá trình kinh doanh, cho vay mua nhà hình thành trong tương lai. Ảnh: Vũ Lê

Với 5 cơ sở trên, có thể thấy dù quy định khá chặt chẽ, nhưng các lỗ hổng nằm ở khâu giám sát quá trình bán hàng và cho vay. Bán trùng căn hộ là vi phạm pháp luật và thế chấp 2 lần nhưng không tiến hành giải chấp là trái với quy định. Để tránh rắc rối khi mua căn hộ hình thành trong tương lai, khách hàng có thể tham khảo các nguồn sau: Sở Xây dựng (để biết dự án có đủ điều kiện được bán hay không) và ngân hàng (để biết tài sản này có bị mang đi thế chấp bởi một cá nhân hay tổ chức nào trước đó hay không).

Lỗ hổng còn lại là làm cách nào biết được chủ đầu tư có bán trùng căn hộ (một căn hộ bán cho nhiều người). Với trường hợp của Harmona, các trường hợp bị bán trùng thường xảy ra ở nhóm khách hàng mua nhà bằng tiền mặt và không vay ngân hàng. "Đây lại là vấn đề thuộc về uy tín và đạo đức kinh doanh vì hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc hoặc chế tài doanh nghiệp phải báo cáo những sản phẩm nào đã bán hoặc còn tồn kho", ông Quang nói.

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phân tích, đối với câu chuyện Harmona, việc BIDV để tài sản thế chấp của mình bị bán cho người dân và chủ đầu tư thu gần hết số tiền bán nhà thì trước hết là lỗi nghiệp vụ của chính nhà băng này. "Cán bộ ngân hàng phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên tình trạng dự án. Khi đó, mọi động thái, sự thay đổi nào tại dự án thì ngân hàng đều biết. Vậy thì làm sao xảy ra được việc chủ đầu tư tự ý mang căn hộ đã thế chấp bán cho cư dân được", ông Hiển phân tích.

Hiện nay, để bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà, ông Đinh Thế Hiển cho biết, bản thân người dân phải tự tìm hiểu dự án thật kỹ càng trước khi quyết định xem dự án đó đủ điều kiện mua bán không (có thể tham khảo thông tin ở Sở xây dựng), và xem dự án có được ngân hàng bảo lãnh không.

Bởi theo quy định hiện hành, từ 1/7/2015, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 chính thức có hiệu lực, đồng nghĩa với quy định doanh nghiệp bất động sản phải được ngân hàng bảo lãnh khi bán, cho thuê nhà hình thành trong tương lai. Quy định này ban hành nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, giao nhà cho khách hàng theo đúng cam kết. Thứ hai, khách hàng đã ứng tiền trước cho chủ đầu tư thì khách hàng có thể yên tâm, nếu chủ đầu tư không hoàn thành dự án như cam kết thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn tiền lại cho khách mua nhà.

Để hướng dẫn thực thi các quy định này, ngày 26/5 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 07 quy định về bảo lãnh ngân hàng - có hiệu lực từ ngày 9/8. Hôm giữa tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã công bố danh sách 33 ngân hàng đầu tiên có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Với danh sách này, người mua nhà có thể tham khảo tìm hiểu tại các dự án của mình để đảm bảo quyền lợi. 

Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM cho biết, nếu chiếu theo Luật Nhà ở năm 2014 và Thông tư 26 của Ngân hàng Nhà nước ngày 9/12/2015 hướng dẫn trình tự thủ tục giải chấp thế chấp tài sản dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai thì có quy định là các chủ đầu tư được quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất để vay vốn.

Và Thông tư này cũng nêu rõ là tài sản hình thành này không phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại... Nếu theo thông tin ban đầu, doanh nghiệp vay BIDV là lúc tài sản xây chưa xong và chưa bán cho người dân thì coi như là tài sản thế chấp hợp lệ.

Tuy nhiên, vấn đề lỗ hổng pháp lý là Thông tư 26 này không có hướng dẫn cụ thể việc sau khi cho vay thì ngân hàng phải làm như thế nào để có thể giám sát được tài sản này. Bởi khi chủ đầu tư đã mang tài sản đi thế chấp cho ngân hàng thì không được quyền bán cho người dân nữa, trừ trường hợp là có sự đồng ý của phía ngân hàng nhận bo lãnh và dòng tiền thu về từ việc bán đó phải chảy vào ngân hàng để thu hồi nợ. Ngoài ra, các quy định luật hiện nay cũng chưa quy định rõ các biện pháp chế tài về việc nếu chủ dự án làm sai sẽ xử lý như thế nào.

Nhưng lẽ ra, trong khi chưa có quy định cụ thể, thì bản thân các ngân hàng phải có quy trình, nghiệp vụ để có thể tránh rủi ro cho mình. Còn trong trường hợp dự án Harmona này, BIDV đã không làm tốt nghiệp vụ giám sát tài sản sau vay nên mới xảy ra sự việc như ngày hôm nay.

Lệ Chi - Vũ Lê